Phương thợ mộc xưa nay vốn trọng tình trọng nghĩa, mấy năm gần đây mặc dù giữa huynh đệ có xích mích nhưng vẫn còn một chút tình nghĩa.
Thế nhưng nhẫn nhịn nhiều năm như vậy, người khác lại chẳng hề cảm kích chút nào. Ngược lại ông ấy càng nhượng bộ lại càng cảm thấy bản thân uất ức, càng niệm tình xưa lại càng bị xem thường, càng bị người khác đè đầu cưỡi cổ coi khinh, bây giờ còn mắng chửi đến tận cửa nhà. Nghĩ đến dáng vẻ của vợ mình khi vừa trở về, nếu không nhờ mạng lớn thì thật sự có thể cứ như vậy mà ngã chết mất.
Bên ngoài Ngũ Thị vẫn còn đang gân cổ mắng chửi the thé, ông lão dằn lòng nín nhịn cả một ngày, cơn thịnh nộ càng lúc càng dồn nén giờ đây đã bốc lên.
Ông ấy lập tức đứng dậy, xách cây rìu đặt ở góc tường vội vàng lao ra cửa.
Bên ngoài Ngũ Thị đang văng nước miếng tứ tung, bất thình lình trông thấy ông hai xách cây rìu xông về phía mình. Khuôn mặt ngày thường hiền như khúc gỗ đột nhiên trở nên âm trầm, dáng vẻ kia nhìn như muốn gϊếŧ người. Lúc này bà ta lại chợt nhớ ra ông hai từng ra chiến trường, đã từng gϊếŧ người.
Bà ta lập tức chẳng buồn quan tâm có té ngã hay không, xoay người nhấc chân bỏ chạy.
Bà ta chạy rất nhanh, Phương Lý Thị đuổi theo đằng sau, hai người cùng chạy vừa vội vã vừa hoảng loạn. Tuyết đọng trên đường bị giày xéo qua lại nhão nhoét thành bùn lầy. Cứ chạy được một đoạn là lại té ngã. Chưa cần nói đến chuyện lúc chạy về nhà cả hai người đã ngã dúi dụi như điên, chỉ cần nhắc tới Phương thợ mộc là đã dọa được cả Phương Ngũ Thị lẫn Phương Lý Thị bỏ chạy tán loạn. Cây rìu rơi xuống đất lạch cạch một tiếng, ông hai vừa đặt mông ngồi lên mặt đất đã khóc lóc thảm thiết.
Khuôn mặt nhăn nheo nhíu cả lại, đôi mắt đυ.c ngầu đỏ lằn như máu, nước mắt già nua cứ thế tuôn ra.
Không biết đang khóc cái gì, có lẽ là khóc bao nhiêu năm nay nuôi ong tay áo (*), hoặc khóc bà Phương đi theo mình phải chịu tủi thân cả đời.
(*) Nguyên văn là “好心喂了狗”, nghĩa là làm điều tốt nhưng lại bị người khác lợi dụng.
An Lâm Lang ở một bên không biết an ủi như thế nào, chỉ có thể dìu ông ấy quay về phòng trước.
Trong phòng, lão đại phu đang bắt mạch cho bà Phương. Đúng như An Lâm Lang dự đoán, tuy rằng không có thương tổn nào ảnh hưởng đến xương cốt, nhưng quả thật trong cơ thể có chấn thương. Mà không chỉ mỗi nội thương, hai ông bà chịu khổ cả đời, trên người có không ít bệnh lớn bệnh nhỏ. Cũng chưa đến nỗi bệnh tật hiểm nghèo gì, nhưng đều phải tiêu tốn tiền bạc để chữa trị. Nói tóm lại, chỉ là bệnh của người nghèo mà thôi. Ăn không được ngon, mặc không đủ ấm, lại còn vất vả cực nhọc, phải chịu nhiều uất ức, tự nhiên dẫn đến thương tổn ở trong lòng.
"Khí huyết hao tổn, tỳ vị suy nhược, can khí ứ trệ (*)." Lão đại phu nhìn gia cảnh nghèo nàn của Phương gia rồi thở dài: "Phải dưỡng bệnh đấy. Trước tiên chưa nói đến thuốc bổ, thân thể bà thế này thì phải ăn uống bồi bổ nhiều vào."
(*) Các chứng bệnh trong y học cổ truyền.
"Ăn gì để bồi bổ đây?" Giọng nói của bà Phương thấp thoáng vang lên.
"Bà chẳng hề ăn một chút thịt nào nên đương nhiên chân tay sẽ không có sức lực." Lão đại phu cũng không nói những lời gây khó dễ, biết rằng cuộc sống của gia đình này chẳng hề khá giả, ông ấy chỉ có thể đề nghị: "Nếu trong nhà có nuôi gà vịt thì mỗi ngày không thể thiếu một quả trứng. Cách mười ngày nửa tháng phải bồi dưỡng thêm canh bổ. Ta sẽ không kê thuốc bổ, những món dược liệu này đều rất đắt đỏ, mà một khi đã dùng rồi lại không ngưng được..."