Nhà nàng từng có một con trâu nhưng đã chết già, bây giờ muốn mua con khác, ấy vậy mà đúng vào thời điểm chiến tranh, giá trâu tăng cao không nói, lại còn bị tịch thu gần hết để chở lương thảo. Mấy năm nay nàng dành dụm cũng được kha khá, nhưng cứ hễ gần mua được một con nghé con thì lại bị người khác giành mất. Bởi thế lúc Lư Hủ hạ táng cha không đủ tiền, hắn vay tiền nhiều nhất là nhà tam thúc.
Nghe tin giá lương thực tăng cao, nàng là người vui nhất. Gần đến cây trồng vụ hè, nếu biết tiết kiệm một chút và hái rau dại hay đậu gì đó cũng có thể gắng gượng được đến mùa thu.
"Sáng mai ta kêu Tiểu Huy kéo xe đến nhà tứ thúc rồi gọi Tiểu Hiên."
"Được."
Nhà tam thúc có một chiếc xe cũ đẩy tay có thể vận chuyển lương thực.
Lư Hủ rời nhà tam thẩm, em họ Lư Huy của y làm ngoài đồng vẫn chưa về, Lư Hủ âm thầm lắc đầu, y vẫn nên bán món ốc xào của mình cho tốt thôi.
Về đến nhà, Nguyên Mạn Nương đã hái sẵn một rổ rau dại treo trên dây phơi.
Lư Duệ nằm nhoài bên cạnh rổ, bốc một nắm rau dại nhét vào miệng.
“Có ăn được không mà ăn?” Lư Hủ kéo Lư Duệ qua một bên, lau đất dính trên miệng bé rồi lấy đi nắm rau dại trong tay bé. Lư Duệ bị lấy mất nắm rau thì không vui chút nào, miệng liên tục kêu a a.
Viên Mạn Nương nghe thấy tiếng động thì thấy y đã trở lại, nàng phủi đất trên người, chuẩn bị nấu cơm, "Hủ Nhi, cá hết tươi rồi, chúng ta hấp hay luộc?"
Lư Hủ: "Không, để con làm cho."
Nguyên Mạn Nương hỏi: "Con muốn bán à?"
Lư Hủ lắc đầu, "Không bán, chúng ta ăn thôi."
Nguyên Mạn Nương gật đầu, "Ừ."
Thấy Lư Hủ vào bếp, nàng đi theo hai bước, lại dừng lại, gãi đầu, nhưng vẫn chưa tìm cơ hội hỏi Lư Hủ bán ốc có suôn sẻ hay không.
Nàng rối rắm xoa bóp ngón tay rồi lại treo rau dại lên. Cuối cùng thấy Lư Hủ mải bận rộn trong bếp, nàng bèn bưng rổ kéo Lư Duệ ra bờ sông rửa sọt, tắm rửa cho bé con.
Sắp đến giờ cơm tối, các bà nội trợ đang vo gạo rửa rau bên suối, thấy Nguyên Mạn Nương bế con tới thì lần lượt hỏi: “Mạn Nương, hôm qua nhà ngươi làm món gì vậy, mùi cay thơm thật thơm luôn?”
Nguyên Mạn Nương hòa nhã nói: "Hủ Nhi nhà ta nấu ốc đồng."
Tô a tẩu hỏi: “Nấu ốc đồng à?”.
"Ngươi không biết à, Hủ oa tử muốn bán ốc đồng, hôm qua y còn mang một đám trẻ con đi bắt ốc, nhị oa nhà chúng ta cũng thấy, không biết đã nấu được cái dạng gì rồi.” Nhị Oa nương vừa rửa rau dại vừa đanh đá xen vào.
Tam nãi nãi nhà bên cạnh hỏi: “Sáng nay ta thấy Hủ oa tử vác sọt đi ra ngoài, ấy là đi bán ốc à?”
Nguyên Mạn Nương rõ là tự hào, nhưng nàng đã quen với việc tỏ ra khiêm tốn nên chỉ dè dặt nói: "Vâng, sáng sớm đã ra họp chợ để bán."
Nhị Oa nương tỏ ra khá khinh thường, ốc của bọn họ ở đây chỉ cho vịt ăn chứ ai mà trả tiền để mua? "Vậy có bán được không?"
Nguyên Mạn Nương có chút không vui, "Sao lại không bán được? Ta nếm qua rồi, rất ngon, còn ngon hơn cả thịt."
Mấy bà thím liền cười phá lên.
“Ngươi xem, chưa gì đã bực dọc rồi kìa!” Nhị Oa nương cười lớn, “Ngon hơn thịt hay không thì chúng ta không biết, nhưng Hủ oa tử là một đứa con có hiếu, sau này tha hồ mà ăn thịt, tương lai Mạn Nương phúc khí phải biết."
Vẻ mặt mọi người nháy mắt trở nên có chút vi diệu.
Hàng xóm với nhau nhiều năm rồi, có chuyện nhà nào mà ai không biết chứ? Lư Hủ đúng có hiếu nhưng chỉ hiếu thuận đối với cha mẹ ruột của y, còn Nguyên Mạn Nương là mẹ kế thì khác, ai chẳng biết Lư Hủ có bao giờ gọi nàng là nương đâu.
Nếu là trước kia thì chắc chắn Nguyên Mạn Nương sẽ tức giận, nhưng hai ngày nay Lư Hủ tỏ vẻ thân thiết với nàng, bởi thế Nhị Oa nương cố ý đâm chọt nàng, nàng cũng không nhận ra. Tuy rằng lời nói có chút chua ngoa nhưng nghĩ lại thì cũng hợp lý, "Có thịt ăn gì chứ, chỉ cần con cái không tai ương bệnh tật, sau này đều có thể thuận lợi kết hôn lập gia đình, ta cũng sẽ không cảm thấy hổ thẹn với cha của chúng."
Khóe miệng Nhị Oa nương giật giật, nàng đứng dậy giũ nước từ lá rau, thầm nghĩ Lư cha đã mất rồi, Nguyên Mạn Nương còn diễn cho ai xem? Cái nhà nghèo rớt mồng tơi, cơm còn không có ăn huống gì là thịt...
Nhị Oa nương khịt khịt mũi, đột nhiên ngửi thấy một mùi thơm, "Cái gì thơm vậy?"
Tam nãi nãi hỏi: "Mạn Nương, Hủ oa tử nhà ngươi lại nấu ốc sao?"
Nguyên Mạn Nương lắc đầu: “Không, Hủ Nhi ở nhà nấu cá.”
Nhị Oa nương: "..."