Lang Long Hổ Nhân Ký

Chương 7: Tai Ương

"Sao hôm nay Hoàng thượng lại triệu tập toàn bộ quan thần vậy? Ngươi có nghe ngóng được gì không?"

"Ta không biết, ta chỉ nghe nói sự việc lần này khá quan trọng"

Khoảng vài phút sau, một hình bóng cao ráo, uy quyền bước lên Long ỷ đúc toàn bộ bằng vàng và được điêu khắc theo hình dáng của rồng. Thân ảnh đó mặc bộ Long bào màu vàng cùng các bức hoạ hình rồng màu xanh biển đan xen trên nền vàng đó, đầu hắn đội một chiếc mũ vàng cao khoảng 10cm cùng những chuỗi hạt vàng rũ xuống trước và sau mũ. Hắn ngồi lên ghế, khuôn mặt toát lên vẻ thâm độc, tàn bạo đó còn có thể là ai, hắn chính là cha Long Tà - đương kiêm Hoàng thượng của Việt Nam bấy giờ. Hắn hừm một tiếng, nhìn lướt qua đám đông lúc nhúc xếp thành hàng bên dưới, rồi hắn cất to giọng:

"Hôm nay ta triệu tập mọi người đến đây là để bàn về việc giảng hoà đồng thời liên minh cùng Chiến Hoa"

Lời hắn vừa thốt ra khiến quần thần xôn xao bàn tán, không khí bỗng ồn ào trở lại. Những hành vi của binh lính của Chiến Hoa thời gian gần đây đã thể hiện rõ ràng tham vọng, ý đồ thâu tóm Việt Nam, điều đó khiến ai ai cũng lấy làm phẫn nộ, một ngày Chiến Hoa còn đặt chân lên mảnh đất của dân tộc thì ngày đó không ai có thể ngủ ngon giấc. Các quần thần ở đây cũng có ý nghĩ tương tự nên khi Hoàng thượng thốt ra điều đó khiến ai nấy đều không đồng tình, tuy vậy, lại không ai dám lên tiếng trước vị vua tàn ác như vậy và những việc xảy ra tiếp theo khiến mọi người càng không dám lên tiếng chống đối. Sau lời đó, một vị quan trẻ tuổi bước ra giữa điện, chỉ thấy ông cao ráo, mặt mũi sáng láng, ánh mắt đen láy, tinh anh, da trắng như tuyết, môi hồng tự nhiên, mũi cao thẳng tắp, phía chóp mũi cũng bo tròn một cách hoàn hảo; mái tóc đen nhánh suôn mượt cột cao lên và được cố định bằng một cây trâm bạc. Không ngoa khi nói, nếu ở thời nay, khuôn mặt ông đúng chuẩn một nam thần cùng khí chất hào hiệp, rộng lượng khiến người ta có thiện cảm mạnh ngay lần đầu gặp mặt; tuy nhiên, ở thời đại loạn lạc này, nhan sắc khó mà có đất dụng võ.

Ông quỳ xuống, hai tay chắp lại nói:

"Thần không đồng tình với việc này, sự hung tàn và dã tâm của Chiến Hoa cả thiên hạ này ai mà không biết. Thứ cho thần nói thẳng, thần nguyện ý bước vào Quỷ Môn Quan để đánh đuổi giặc Hoa, chứ không bao giờ nhún nhường"

Tên Hoàng thượng ngồi trên ngai nhìn thẳng vào người đang quỳ, vị kia nói xong cũng dùng ánh mắt như xé toạc tâm can nhìn thẳng vào tên Hoàng thượng khiến tên hôn quân có chút chột dạ. Sau đó, hắn cũng lấy lại bình tĩnh nói:

"Lý tướng quân! Ngươi phải nghĩ rộng ra, với lực lượng đông đảo như Chiến Hoa, muốn phòng thủ đã khó, đừng nói đến việc đuổi chúng khỏi đất tổ. Nhưng ngươi có thể trụ được bao lâu? Một năm, mười năm hay hai mươi năm? Rồi khi đã bại thì dân tộc ta còn ai sống sót, rồi cuối cùng được cái gì? Chi bằng kết thành đồng …"

Chưa để hắn nói hết, Lý tướng quân ngắt ngang:

"Đúng như Hoàng thượng nói, chúng ta sẽ chẳng thể trụ được lâu, nhưng đó là với lực lượng ở hiện tại, ở tương lai thì chưa biết được. Về việc nếu chúng ta bại thì còn ai sống sót, đúng vậy, chúng ta sẽ đấu đến khi không còn thứ gì, dù có bại, nhưng bọn chúng cũng chẳng thể có được Việt Nam. Chỉ hận không thể giữ được mảnh đất mà ông cha ta đã gây dựng nên"

"Ngươi cũng mạnh miệng quá đó, ngươi nghĩ có bao nhiêu người dám đứng lên?" - tên Hoàng thượng lúc này có chút mất kiên nhẫn.

Tướng quân họ Lý cười to, giọng cười vang vọng khắp hoàng cung, giọng cười mang theo sự tự hào, sự quyết tâm, sự thôi thúc:

"Hahaha! Thần dám đảo bảo, con dân Việt Nam không ai tham sống sợ chết, nếu thần phát hiện ai, gϊếŧ không tha! Nhưng thần tin rằng, ai đã mang trong mình dòng máu Rồng thiêng sẽ không bao giờ trở thành con rùa rút đầu trước cường bạo!"

Lời này nói ra, tất cả mọi người nghe thấy liền cảm thấy trái tim mình đập nhanh hơn bao giờ hết, máu nóng chảy nhanh hơn, tinh thần được thôi thúc đến cực điểm, chỉ hận không thể ngay lập tức ra trận đánh đuổi được giặc Hoa một lần và mãi mãi. Thế nhưng, những lập luận chặt chẽ, lời lẽ sắc bén đó khiến Hoàng thượng mất bình tĩnh, không khí hào hùng trong cung trào dâng càng khiến hắn tức giận, hắn vỗ mạnh tay xuống ghế thét:

"Lý Thường Kiệt, lời ngươi nói quá đỗi ích kỷ, những người dân yếu đuối thì sẽ ra sao? Vả lại, ý trẫm đã quyết, không một ai có thể thay đổi, ta ở đây triệu kiến mọi người chỉ để thông báo, không phải hỏi ý kiến"

Nói rồi hắn hạ giọng đôi chút nói:

"Được rồi, các thần có thể lui"

Mặc cho ai nấy đều khó chịu và không muốn tuân theo, nhưng cũng chỉ im lặng lui ra, ai cũng biết, nếu chọc giận tên Hoàng thượng đó thì chẳng ai có kết cục tốt đẹp.

Đến khi mọi người đã lui ra gần hết, Triệu quân sư bước đến hỏi:

"Bẩm Hoàng thượng, chúng ta xử lý hắn như cũ sao?"

Tên Hoàng thượng gật đầu rồi hất tay ra hiệu hắn lui ra ngoài, họ Triệu nghe vậy cũng hiểu ý, cáo từ.

"Khốn kiếp, Lý Thường Kiệt, ngươi khá lắm, một lời của ngươi vậy mà làm lay chuyển quan thần trong cung. Tuy nhiên, ngươi đã dám chống đối trẫm thì cũng đừng mong được yên ổn! A a a"

Tên Hoàng thượng tức giận hét lớn, bùng phát hư long phá nát đồ đạc gần đó, rồi hắn mỉm cười gian ác cùng ánh mắt lạnh lẽo.



"Chưởng môn nói sao? Triều đình muốn tuyển người tài sao?" - bên trong gian phòng, Phong Các Tử vuốt cằm hỏi.

"Đúng như vậy, đây là một tín hiệu khả quan đến từ triều đình! Đã dây dưa với Chiến Hoa được bốn năm, chúng ta cũng nên bắt đầu chuẩn bị lực lượng đánh đuổi bọn chúng" - Chưởng môn cũng nói đến.

Các vị trưởng lão nghe vậy cũng đồng tình nói theo sau:

"Quả là một khởi đầu tốt, cuối cùng, chúng ta cũng có hy vọng giành lấy độc lập"

"Không sai, ta mong muốn đuổi giặc Hoa từ lâu lắm rồi"

"Hảo hảo chua cay, đây chính là điều mà ta mong muốn từ lâu"

Bàn luận khá sôi nổi thế nhưng chỉ có Phong Các Tử lại im lặng rơi vào trầm tư. Chưởng môn lúc này cũng quay sang gian phòng của Các Tử hỏi:

"Phong nhi, ngươi có suy nghĩ gì sao"

"Hừ, hắn chỉ đang ra vẻ thôi, Chưởng môn sao phải quan tâm" - Đại trưởng lão giọng mỉa mai nói với Chưởng môn.

Chưởng môn lúc này hơi mất kiên nhẫn nói:

"Ngươi bớt nói một chút, ra dáng đại trưởng lão một chút được không? Chả ra làm sao!"

Đại trưởng lão cũng hậm hực im im lặng. Phong Các Tử nghĩ một lúc cũng nói:

"Đệ tử nghĩ sự việc lần này không đơn giản như vậy, có hai câu hỏi lớn mà đệ tử thắc mắc. Thứ nhất, nếu muốn bắt đầu, thì từ lúc Chiến Hoa vừa tràn đến chẳng phải nên chuẩn bị rồi sao, sao phải đợi đến hôm nay mới truyền lệnh? Thứ hai đó là tại sao không phải ngay bây giờ mà phải là bốn năm nữa? Đệ thật sự khó nghĩ"

"Hmmm, đúng là để ý tiểu tiết nhất vẫn chỉ có đệ. Những thứ đệ thắc mắc cũng có cơ sở, tuy nhiên ta nghĩ là đệ suy nghĩ nhiều rồi. Câu hỏi thứ nhất, ta nghĩ là triều đình muốn quan sát lực lượng, khả năng của địch và ta để có chiến lược tác chiến đúng đắn. Vấn đề thứ hai, ta nghĩ là triều đình muốn chúng ta dồn tài nguyên nuôi dưỡng những mầm non mới, tăng cường lực lượng" - Chưởng môn cũng giải đáp thắc mắc của Phong Các Tử.

Lời chưởng môn khá có lí nhưng cũng chỉ đúng được ý sau. Như hắn đã nói, trong thời gian bốn năm, các thế lực sẽ có thời gian đào tạo ra những chiến binh trẻ mạnh mẽ. Tuy nhiên, không ai có thể nghĩ đến việc, triều đình lại bắt tay cùng giặc mặc cho dã tâm của chúng đã rõ như ban ngày. Qua đó ta cũng thấy, chỉ cần thiếu sót một chi tiết nhỏ trong suy luận cũng khiến kết quả bị thay đổi hoàn toàn.

Phong Các Tử nghe xong cũng hiểu ra vấn đề, nhưng trong lòng hắn vẫn cảm thấy có gì đó không đúng.

Chưởng môn tiếp tục mở lời:

"Thôi được rồi, ta báo để mọi các trưởng dốc sức đào tạo nhân tài, góp một ít tài hèn sức mọn cho Việt Nam. Mọi người giải tán được rồi"

"Rõ!!" - bảy vị trưởng lão đồng thanh đáp.



Trong một căn phòng nhỏ đơn sơ của Thăng Long Thành là bóng dáng Lý Thường Kiệt Lý tướng quân đang thu xếp hành lý vào một túi nải, hắn có vẻ khá khẩn trương. Người tiểu nữ cũng là người hầu thân cận của ông đang phụ giúp thu dọn đồ đạc ở bên cạnh thắc mắc hỏi:

"Sao tướng quân vội vã như thế? Đợi sáng mai gửi lá thư từ quan này cho Hoàng thượng cũng không muộn mà?"

Lý Thường Kiệt vừa soạn đồ vừa giải đáp:

"Ngươi không biết bản chất của tên Long Bá đó sao? Nếu ta đã đắc tội với hắn thì ta chẳng thể yên ổn được, nếu đợi đến ngày mai có lẽ ta chỉ còn lại cái xác không hồn mà thôi!"

Ông dừng tay lại một chút:

"Có lẽ từ nay không còn ta chiếu cố ngươi, ngươi phải cố gắng sống thật tốt, chúng ta sau này nếu may mắn sẽ có cơ duyên gặp lại"

Tiểu nữ định nói gì đó, nhưng lại thôi, cả hai tiếp tục thu dọn hành lý. Một lúc sau, Lý Thường Kiệt một tay xách túi nải màu nâu trên vai, một tay xách theo một thanh kiếm đơn sơ màu đen tuyền, điều khác biệt ở thanh kiếm này có lẽ là ở việc cán nó dài gấp đôi thông thường, ông đi đến cửa rồi khựng lại nói với tiểu nữ kia:

"Ngươi bảo trọng, ta đi đây!"

Rồi ông vụt mất trong đêm tối. Khoảng một canh giờ sau, đúng như suy nghĩ của Lý tướng quân, quân lính kéo đến bao vây lấy phủ của ông.

"Người đâu, còn không mau ra đây chịu tội?" - một tên lính cầm đuốc dẫn đầu một đoàn quân triều đình nói.

Từ trong nhà, nữ hầu của Lý tướng quân bước ra nói:

"Các ngươi có lầm không, tìm tội nhân sao lại đến trước phủ Lý như vậy? Còn không mau đi?"

"Ả tiện nhân kia, quan binh Việt Nam làm việc sao có thể có sai sót được! Ngươi còn ở đó cứng miệng thì đừng trách ta không nể ngươi là nữ nhân" - tên lính kia đáp lại.

Nghe thấy bị mắng hai chữ "tiện nhân", nữ tử có chút ấm ức, tuy nhiên vẫn gân cổ lên nói:

"Con người Lý tướng quân như thế nào cả Thăng Long Thành ai cũng biết, mà dù cho ngài có vấn đề gì cũng không tới lượt tên lính quèn nhà ngươi có tư cách gặp ngài!"

Tên lính giận dữ định dùng vũ lực thì một giọng nói già nua, chát chúa vang lên từ đằng sau:

"Nếu có ta thì sao? Hay ngay cả ta cũng không có tư cách?"

"Tham kiến Triệu quân sư!" - cả đoàn cúi người.

"Ngài cứ ở trong phủ nghỉ ngơi, những vấn đề nhỏ này cứ để chúng tôi lo!" - tên dẫn đầu khép nép nói.

Tên Triệu quân sư cười nham hiểm rồi nhìn thẳng tiểu nữ kia, nói:

"Nếu ta mà không tới, chắc các ngươi lại bị con nhãi ranh này làm khó!"

"Được rồi, mau để chúng ta vào tra phủ Lý, nếu không chỉ với vài câu nói của ngươi mà khiến một tên phản tặc chạy thoát thì ta thật không đáng mặt quân sư!" - Triệu quân sư nói tiếp.

Nghe lời này, nữ tử cũng chỉ tránh một bên để đám người kia vào lục soát. Với suy nghĩ non nớt của một thiếu nữ suốt này chỉ có dọn dẹp nhà cửa là niềm vui, nàng chỉ biết mình không làm gì sai nên không phải lo sợ, nhưng chính sự ngây thơ đó đã khiến cho cả nàng và chủ công rơi vào âm mưu của bọn xấu.

Như đã tính toán, sau một hồi lục soát, bọn chúng phát hiện một lệnh bài của Cam Púc - một nước lân cận và giáp phía Tây của Việt Nam và đương nhiên cũng không mấy hoà hảo nhưng cũng chỉ rơi vào thế "nước sông không phạm nước giếng". Lúc này Triệu quân sư tỏ vẻ giận dữ quát:

"Khá khen cho con nhãi này, dám bao che phản tặc, tội đáng muôn chết. Người đâu! Mau giải ả tiện nhân này vào ngục, đồng thời phát lệnh truy nã phản tặc Lý Thường Kiệt!"

Sau tiếng quát, quân lính lao đến cưỡng chế áp giải nữ tử đi cùng với sự hoang mang cực độ. Nàng một phần không biết nên tin vào con người Lý tướng quân hay tin vào vật chứng trước mắt, một phần mâu thuẫn giữa mong muốn chủ công có thể an toàn rời xa chốn thị phi và mong muốn ngài có thể nhìn về tiểu nữ thấp hèn dù chỉ một lần.