Tôi Xuyên Vào Truyện Nữ Giả Nam, Nhưng Lại Để Tag Đam Mỹ

Chương 64: Ai diễn hay như cha Lâm đây

Lâm Bất Phàm liền chạy về nói với người nhà, nhưng trải qua sau bao nhiêu sóng gió bọn họ bắt đầu suy nghĩ nhiều hơn không còn điều kiện chơi lớn như xưa. Hiện tại trong nhà ngoài Lâm Bất Phàm đi làm shipper ra còn có bác gái Lâm đi rửa chén ở quán ăn kiếm tiền.

Bác cả Lâm còn di chứng nghiện mua vé số và chơi đánh bài lần trước, mua vé số là gần đây mới dính do quá muốn đổi đời ông ta lén mua mỗi ngày cả chục tờ. Gần đây mới bị phát hiện nên đã bị tịch thu hết số tiền ông ta đang giữ.

Và bị nhốt ở một căn phòng riêng chỉ đưa thức ăn vào, tới chừng nào hết nghĩ tới mấy cái xa vời này mới thôi. Bây giờ đi quậy được chỉ còn mỗi bà nội, vì bà chỉ ở nhà nấu cơm dọn dẹp nhà cửa chứ bác cả Lâm không đi được trong chuyến này.

Nhưng già cả rồi đi cũng khó nhưng bà nội nhất quyết phải đi, bèng lựa một ngày tốt tốt một chút leo lên xe Lâm Giai Minh đi ra ngoài tiệm. Rồi Lâm Giai Minh đi giao đồ tiếp không thể bỏ công việc được.

Bà nội hùng hổ bước vào tiệm, bà ta không la lối nữa mà chơi chiêu yếu đuối. Cha Lâm thấy bà nội bước vào tưởng chừng như bà ta sẽ khóc lóc la lối ầm ĩ nhưng lần này thì không, bà ta nhìn cha Lâm rồi khóc òa lên nhào ôm lấy cha Lâm. Làm cha Lâm không kịp suy nghĩ điều gì tiếp theo.

Trong quán chưa có khách lắm vì hiện tại còn quá sớm, chỉ mới đang chuẩn bị bày đồ ra bán mà thôi. Thế là bọn họ lựa bàn ngồi xuống bà nội ngồi một bên cha mẹ Lâm ngồi một bên hai bên nhìn nhau.

Bà nội uất ức nói: "Mẹ khổ lắm, ở nhà có nhiều chuyện xảy ra nợ nần rồi còn thất nghiệp. Anh của con nó bị đuổi việc Bất Phàm nó cũng bị người ta hãm hại nên trường đã đuổi học. Nhà anh con đành phải bán đi để trang trải cuộc sống, mẹ chịu không nổi nữa rồi."

Cha mẹ Lâm nhìn nhau nhìn thấy tia khó xử trong mắt nhau, nếu giúp đỡ thì mấy khổ sở trước coi như bị bỏ qua à? Mấy cái khổ này có phải do bọn họ đâu cơ chứ tự dưng khóc lóc là thế nào. Bạch Bạch đã nói là bọn họ đã phụng dưỡng theo pháp luật hai ngàn một tháng rồi, tức là bọn họ không có trách nhiệm phải xử lý hết mấy mây mơ rễ má của mấy người này để lại.

Lúc bọn họ khổ không giúp chút nào, giờ khổ sở lại quay sang khóc lóc với bọn họ. Bây giờ càng không được mềm lòng con trai con gái của bọn họ càng không nên chịu mấy người này bòn rút và kéo chân sau.

Cha Lâm nói: "Mẹ, mẹ nói quá rồi chúng con có gửi tiền phụng dưỡng về mà. Bao nhiêu đó không đủ sao? Với lại người nuôi mẹ là anh trai dù có nghèo khổ đi chăng nữa cũng phải tốt với mẹ nhất, nhà con cũng khổ này quán này là con thầu dùm cho một người con mới quen. Nhìn sung túc vậy thôi chứ con không phải ông chủ tiền cũng không phải của con, con nói thật với mẹ mong mẹ nghĩ cho con nữa."

Bà nội nhíu mày nhưng vẫn diễn cho tới cùng: "Vậy hiện giờ con ở đâu? sống có tốt không?"

Cha Lâm nói tiếp: "Con thuê một căn chung cư nhỏ ở khu nhà cũ ngày xưa, ở đó rất là rẻ chỉ là hạng người nào cũng có nên khá nguy hiểm nhưng có chỗ ngủ là tốt rồi. Người con quen này là một nhà từ thiện lâu lâu sẽ giúp người nghèo vất vưởng mẹ cũng biết mà lúc đó con với vợ con ở căn nhà kho cũ nát người đó đi ngang thấy tội quá nên giúp."

Cha Lâm nhớ gì đó cười cười nói tiếp: "Sống không thể nhờ vào tiền trợ cấp người khác mãi được nên bọn con xin làm gì đó cho ân nhân. Thế là có ngày hôm nay quán này của ân nhân mở mà chưa có người nhận bán, bọn con có kinh nghiệm bán mấy năm nên xin làm. Mỗi ngày sẽ đưa lại tiền để nhận tiền lương năm trăm đồng một ngày, coi như có tiền ăn uống kiêng khem một chút là có tiền trả tiền thuê mỗi tháng. Còn hai ngàn của mẹ là bọn con nhịn ăn tận gần nửa tháng đó."

Bà nội nghe tới nước này không thể không phục, nghèo gì mà nghèo dữ vậy không biết sống như vậy là chịu nổi sao? Căn chung cư đó bà ta có biết là căn được xây từ cái thời chiến giữ lại đến tận bây giờ, sập xệ lắm rồi chưa xập mà may chứ ở đó chết khi nào còn không biết.

Bà nội ra đòn nói: "Con nói thật không? Hay là kiếm cớ đuổi mẹ đi, nếu đuổi mẹ thì con cứ nói thật đi mẹ không buồn đâu. Mẹ biết là mẹ đối xử với con không tốt, là mẹ sai con không muốn nhận lại mẹ cũng đúng thôi."

Cha Lâm trả đòn nói lại: "Con nào dám nói dối gì hả mẹ, con khổ con không dám tìm tới mẹ và anh con sợ mọi người sẽ xa lánh con vì con nghèo. Con biết mẹ có nỗi khổ nên mới đối xử với con như thế, tất cả là muốn tốt cho con, con biết hết nên mẹ đừng tự trách mình nữa mà."

Xong còn tạo thêm hiệu ứng nước mắt tuôn rơi như thật, mẹ Lâm cầm khăn giấy chùi cho ông xã nhà mình còn hức hức mấy tiếng.

Bà nội nhìn thấy vẻ tang thương như thế nên về trước, cha Lâm thấy bà nội đi mất mới cười khà khà như được mùa.

Mẹ Lâm bỏ khăn giấy vào sọt rác rồi mới nói: "Ông diễn cứ như thật, suýt nữa thì tôi tin rồi."

Cha Lâm tự hào nói: "Nhà có hai đứa con làm diễn viên thân làm cha đương nhiên cũng phải có một chút nghề chứ đúng không? Bao nhiêu đó nhằm nhò gì còn nữa bà cũng phải học đi có khi lần sau lại tới nữa lỡ tôi không ra được thì bà phải diễn đó."

Mẹ Lâm gật đầu: "Ông dạy tôi đi, nói thì tôi nói được nhưng khóc không được."

Cha Lâm nói: "Được rồi, bà sẽ là học trò đầu tiên và cuối cùng luôn tôi. Dạy miễn phí cho bà xã của tôi luôn, được không?"

Mẹ Lâm giả bộ đánh cha Lâm nói: "Cái ông này, thật là."

Mẹ Lâm nhớ ra gì đó nói: "Quên mất, chuyện này cũng nói cho Bạch Bạch luôn đi. Chứ để tới khi có chuyện lớn mới nói thì không trở tay kịp, với lại giấu thằng bé tới khi lộ ra thằng bé giận mất."

Cha Lâm đứng lên nói: "Tối rồi nói, giờ chuẩn bị bán thôi."

"Ừ."

Bà nội nghe cha Lâm kể khổ mà rầu thườn thượt, tuy là không đáng tin lắm vì bà còn chưa tận mắt nhìn thấy nhưng nghĩ tới thằng con này không bao giờ nói dối bà nên tin cũng được năm mươi phần trăm.

Về tới nhà đợi buổi trưa Lâm Bất Phàm về ăn cơm trưa mới kể ra, Lâm Bất Phàm nhíu mày tỏ vẻ không tin vì không có thông tin gì về Lâm Giai Minh cả. Cha Lâm không hề kể gì về Lâm Giai Minh cả nên anh ta nhất quyết không tin là cha mẹ Lâm nghèo.