Chú Thời Ngẫm nghĩ một lúc rồi chẹp miệng một cái, cái giọng khàn bởi men rượu làm rõ chất giọng đặc trưng của miền nơi chú ở.
- Chả biết nữa.
Cái lời đáp này hình như có gì không đúng lắm? Chú Đại ầm ừ một lúc rồi nhe hàm răng thưa ra mà nghiến vài miếng giá. Đôi má đỏ theo đầu chú mà lắc lư trái phải, vốn cứ nghĩ chỉ là chú Thời trả lời qua loa cho có lệ. Vài cọng giá bị cắn đầu theo chiều tay ném mà lăn lóc trên bàn gỗ, Chú Thời cúi gầm mặt xuống lắp bắp liếc nhẹ vào phòng thằng Điệp mà nhắc lại lần nữa.
- Thú thật với chú anh chả biết nữa.
Chú Đại nghe thấy tông giọng khàn lại mang chút hơi buồn khác hẳn thường ngày, là người anh em rong ruổi với nhau khắp cái dọc đất Bắc Nam chả lẽ lí nào lại không biết khi nào thì chú Thời nghiêm túc. Chẳng còn cái lời nói hí hửng trêu ghẹo, cũng chẳng còn lời dạy vớ dạy vẩn nào nữa.
- Thế cô Mơ gặp chuyện ở tây hả anh ?
Chú Thời phun cọng giá xuống nền đất rồi buông lời khó nghe một chút.
- Tây cái mẹ gì ?
Càng nói tình tiết càng có vẻ không đúng lắm, chú Đại khom lưng xuống dùng sức hai cánh tay cố chống cho mình ngồi thật thẳng.
- Anh chẳng bảo cô Mơ đi Tây còn gì?
Chú Thời cay nghiệt lần nữa buôn lời mắng nhiếc cái người vợ đi tây của mình.
- Ả đi theo trai, nghe đâu thằng đó buôn lậu thuốc lá trốn sang Lào rồi.
Vừa dứt lời chú nhướm mày nhìn người anh em của mình lần nữa rồi chỉnh lại câu đáp.
- Chúng nó trốn sang Lào rồi.
Nói tới đây chú Đại đột nhiên tỉnh rượu, người chú nghiên hẳn một bên rồi chật vật bò lại ngồi cạnh chú Thời mà nói nhỏ.
- Thật thế hả anh ?
- Lại còn chả thế ?
Bấy nhiêu phẫn uất cứ thế mà trôi tuột ra, cái tin động trời này làm chú Đại thấp thỏm không ngưng quay đầu ngó phòng thằng Điệp một cái.
- Cái này mình nói bé thôi, bọn nhỏ nghe thấy thì tội chúng.
Chai rượu trên bàn cũng không trụ nổi tin sốc này mà ngã ra sau chút tác động nhẹ của chú Thời. Cả cái làng này trước giờ đều tin là cô Mơ đi tây làm ăn, đi đó kiếm được nhiều tiền lắm. Cái làng như cái ổ chết bằm này có mấy người có tivi chứ đừng nói là tivi màu. Cái hiệu mẹ đi tây nghe vậy mà kêu dữ chứ chẳng chơi, nào ngờ cô Mơ theo trai còn bỏ con bỏ chồng mà sang Lào. Giờ đây sống chết ra sao có mà trời biết, chú Đại ngẫm thấy thương nhưng lại sợ chú Thời bị người đời nói xấu nên đem lời đặt điều cho cô Mơ. Thấy vậy ba Phong cũng đem bụng mà hỏi lại.
- Thế bao thơ hàng năm mà cô Mơ gởi về nhà, với mấy đồng bạc kìa là sao hở anh?
Chú Thời xoa cái bụng căng còn tiện tay cất chai rượu rỗng xuống ngầm bàn.
- Thơ ngỗng gì? đấy là chữ cô giáo của làng ta chứ ai?
Nói xong chú Thời bấu chặt tay vào tay chú Đại mà dặn.
- Là chú nên anh mới kể, mong chú giữ kín việc này cho. Thật ra nói với chú anh cũng nhẹ bụng.
Rượu hết giá cũng chẳng còn nhiều, chú Đại sợ mình rượu say lại nói lời chẳng hay đành đứng dậy hẹn chú Thời ngày sau lại tới. Nhưng có vẻ men rượu đã vơi nên ba Điệp cũng nhắc nhẹ lần nữa với ba thằng Phong cho chắc cái bụng.
- Anh mong chú giữ kín cho chứ tụi nhỏ biết thì rõ là rách việc.
Chú Đại cũng nhanh chóng đáp lời để không phụ lại sự tin cậy của người Anh trong nghề.
- Dạ anh dặn thì em xin nghe. Phong ơi về cho anh Điệp còn nghỉ ngơi nào!
Trong phòng thằng Điệp có cái Lan đang thủ thỉ xem thơ của thằng Tú, còn Thằng Điệp thằng Phong thì lại bắt trước mấy nghệ sỹ trên tivi mà đàn hát. Mải chơi chúng chẳng nghe lời của chú Đại nữa phải đến khi chú đập cửa thét lớn.
Thằng Phong đâu rồi? cả ngày chỉ biết làm phiền anh Điệp.
Thấy ba nó đập ầm cả cửa mấy đứa mới vội tắt tivi mà ngồi ngay ngắn lại, cái Lan cũng nhanh nhẩu mở cửa.
- Tiễn khách.
Cái giọng dịu dàng có chút trong trẻo cứ như thể con nhà đài cát chính hiệu, thằng Phong vội vàng bật dậy rồi theo chân ba nó mà đi.
- Phong à mai mang cái bao lớn anh chỉ chỗ cho mày bứt xoài.
Thằng phong chân thì theo ba nó nhưng đầu thì ngoảnh về phía sau mà nói với.
- Tan học em đứa nhỏ Vân đi cùng rồi ta hái.
Nghe tới nhỏ Vân cái Lan cũng vói giọng nói theo.
- Cậu về bảo nó giúp mình vỗ lợn cho béo nha.
Ấy vậy mà cũng trôi tuột hết một ngày đêm ấy thằng Phong thấy ba nó trằn trọc một lúc, tiếng lục đυ.c trên nhà cứ mãi chẳng chịu dừng. Nó mon men đi ra xem một lát thì thấy ba nó đứng trước bàn thờ mà khấn rì rầm điều gì đó.
Bỗng nó thoáng nhìn lên ảnh mẹ nó trên bàn thờ rồi lại nhìn ba nó đứng sừng sững ở đó, có lẽ chú Đại chẳng phải vì nhớ vợ đâu mà chỉ vì hơi men nên mới làm mấy điều ngốc nghếch.
Nó cố thò đầu ra để nghe cho bằng được ba nó đang nói gì với mẹ nó. Ba thằng Phong cứ nói lằng nhằng mãi về cuộc sống rồi hết lòng khen thằng Phong đến mức nó phồng cả mũi, khi nó tin rằng chẳng gì đáng nghe nữa tại nó lại bắt được câu nói có chút kì lạ của chú Đại.
- Làm ba mẹ ai cũng khổ em nhỉ? em khổ, cô Thủy khổ, rồi cả cô Mơ cũng khổ.
Câu nói này trôi theo cùng tiếng khịt mũi của ba nó nên bản thân thằng Phong cũng chẳng dám chắc mình nghe đúng. Nó nóng lòng lắng tại nghe tiếp thì bà nó lại lôi thôi Lê từng bước chân vào phòng mà ngủ.