Mùa đông kéo dài. Vì thiếu chất đốt nên trong ngôi nhà lớn, nhiệt kế chỉ dưới mười độ. Cả nhà ăn dưới bếp để được sưởi ấm bằng cái lò bếp cũ kỹ trên đó Exten và bà Ruýt soạn sửa bữa ăn. Mọi người đều đói tuy thỉnh thoảng Phrăngxoadơ có mang thực phẩm từ Lănggông về.
Trong vùng trồng nho, hầu như ai ai cũng đều chịu đói và rét trong mùa đông khắc nghiệt năm 40 - 41. Giận sôi lên trong lòng, công nhân đường sắt nhìn đoàn tàu đầy ắp thịt, bột, rau và củi chạy về hướng nước Đức.
Tuy vậy, ở Môngtiac mọi người chịu thiếu thốn để gửi từng kiện hàng cho Lôrăng. Đến tháng hai, một tấm bưu thϊếp báo tin anh đã bị chuyển tới pháo đài Cônđidơ.
Tháng ba, Anbectin và Lida ngỏ ý muốn trở về Pari. Quen với cuộc sống thành thị, hai bà già độc thân không thể chịu nổi nông thôn nữa. Người ta tìm cách giữ họ lại. Chỉ có Idaben Đenmax, giá còn sống, mới có thể thuyết phục họ...
Mùa xuân mang tới chút ít sức sống cho trang trại. Rau xanh đã được cấy hay trồng trong một bộ phận đồng cỏ do Ruýt và Lêa cày bừa. Lêa say sưa theo dõi sự phát triển của từng chồi non. Thành công trong khu vườn rau, đối với nàng, có một tầm quan trọng cơ bản mà nàng phải trả giá bằng những cơn đau lưng, bằng hai bàn tay bị nứt nẻ và cảnh đói khát mà nàng tự thề nguyền với mình là không bao giờ để cho tái diễn nữa. Cây nho trước kia là mối quan tâm thường xuyên của nàng thì nay nàng ít chú ý hơn. Bỗng Phaya, nay là quản lý cả cơ ngơi này, nhận được tin con trai ông ta bị bắt làm tù binh ở Đức, nhưng nay mai sẽ trở về vì được Thống chế bão lãnh.
Lòng biết ơn và quý mến của Phaya đối với thống chế Pêtanh không còn giới hạn nào nữa. Đứng là một thủ lĩnh biết quan tâm tới số phận những người tù binh tội nghiệp! Nước Pháp đang nằm trong những bàn tay nhân hậu! Cần lao, Gia đình, Tổ quốc, tương lai là ở đó. Người cựu binh trong chiến tranh 14 lại làm việc hết sức say sưa. Niềm vui của ông chỉ lởn vởn một chút mây đen: ông khó làm quen được với sự có mặt của quân Đức ở Môngtiac. Mỗi khi thấy một bộ quân phục là ông ngạc nhiên một cách khó chịu.
Tháng năm, Machiax được trả tự do. Gặp anh, Lêa mừng hết chỗ nói. Nụ cười mà nàng không còn biết tới từ sau khi bà mẹ qua đời, nay lại nở trên môi. Trong lòng chàng trai, nàng rùng mình, cơ thể bấy lâu im lìm bỗng bừng dậy. Không để ý tới ánh mắt phản đối của bà Ruýt, và ánh mắt vui vẻ của Cami, Lêa đứng yên trong vòng tay Machiax; còn chàng trai thì nhìn nàng với một niềm hoan hỉ không ngờ, thấy nàng đã đổi thay, có vẻ đàn bà hơn và đẹp một vẻ dữ dội hơn, ánh mắt sắc sảo hơn.
- Anh gầy và bẩn đến chết khϊếp. Đi, để em đi soạn sửa cho anh tắm.
- Nhưng cô Lêa này. - Lão Phaya vừa nói vừa nhay nhay râu mép - Nó có thể về tắm ở nhà.
- Ông Phaya, ông cứ mặc, mọi việc con gái tôi làm đều tốt cả. Đúng sáng nay, mẹ nó bảo tôi...
- Thôi, ba...
Không để cho ông bà Phaya kịp phản ứng, Lêa kéo anh đi lên thang gác, rồi vào phòng trẻ nhỏ ngày trước. Hai người ôm nhau lăn lóc trên chăn đệm.
- Anh còn sống, anh còn sống. - Lêa nhắc đi nhắc lại.
- Anh không thể chết vì anh nghĩ tới em.
Họ sờ da thịt nhau, hơi thở quyện vào nhau như để người này tin chắc là người kia còn sống. Lêa vùi mặt vào cổ chàng trai và khẽ cắn anh.
- Bỏ anh ra, anh bẩn đến chết khϊếp được, và có lẽ có rận nữa đấy.
Nghe nói tới rận, Lêa đẩy chàng trai ra. Machiax biết rõ mục đích của mình khi nói tới những con vật ký sinh ấy. Từ những ngày cùng nhau chơi đùa trong những buổi ấu thơ, không bao giờ Lêa chịu đựng được ý nghĩ có rận. Chỉ nghe nói tới là nàng đã kinh tởm không sao chịu nổi. Anh cười trước vẻ mặt rầu rĩ của cô gái.
- Anh nói đúng. Anh ở đây chờ em. Để em đi lo nước tắm.
Buồng tắm bên cạnh phòng trẻ con là buồng tắm rộng nhất và xưa nhất trong nhà. Nó ít được dùng vì bồn tắm quá rộng. Với hai bàn rửa mặt có thể nâng cao, hạ thấp, với bàn trang điểm phủ vải bông trắng có hoa, màu đã phai, với chiếc ghế dài bằng mây, với ô cửa sổ cao mở về hướng Nam, trước cửa sổ có diềm vải bông màu trắng, căn buồng này đối với Lêa là nơi ấp ủ những kỷ niệm thời thơ ấu. Chính trong cái bồn tắm mênh mông ấy, mỗi buổi chiều Idaben tắm rửa cho mấy cô gái giữa tiếng cười, tiếng kêu, tiếng té nước. Thỉnh thởng, nghe tiếng ồn ào dữ dội, ông bố chạy lên, giả đò mắng mỏ. Thế là mấy cô bé vui nhộn hẳn lên, giành nhau để được bố lau mình cho. Lôrơ, cô bé út, thường được hưởng quyền ưu tiên ấy trong lúc Lêa rất giận dỗi. Cô gái muốn một mình mình được ấp ủ trong tấm áo tắm rộng thênh thang và bế lên tận phòng mình.
Lêa rót vào bồn tắm những giọt nước oải hương cuối cùng của mẹ nàng. Làn hơi nước ấm áp, thơm tho bốc lên từ bồn tắm làm nàng xáo động tới mức oà lên nức nở. Nàng quỳ xuống và đầu tựa lên mép bồn, nước mắt vẫn lã chã.
- Lêa!
Cami quỳ bên cạnh, vuốt ve mái tóc nàng.
- Chị thân yêu, chị làm sao vậy?
- Má...
Trước nỗi buồn đau trẻ thơ và sâu lắng ấy, Cami đến lượt mình cũng oà lên khóc. Bà Ruýt thấy vậy bèn lên tiếng.
- Gì thế? Một tai nạn chăng?
- Không... không... Bà Ruýt, bà đừng băn khoăn, chỉ một chút phiền muộn thôi. - Cami vừa đáp vừa đứng dậy.
Với những cử chỉ trìu mến như của một người mẹ, nàng thoa nước lã mát lạnh lên mặt Lêa.
- Bà Cami, trung uý Crame đang ở dưới nhà. Ông ấy muốn nói chuyện với bà.
- Ban ngày ông ta làm gì ở đây? Và vì sao muốn gặp tôi?
- Tôi không rõ, nhưng ông ấy có vẻ rầu rĩ.
- Lạy Chúa! Miễn đừng có việc gì xảy ra đối với Lôrăng.
- Làm sao cô lại nghĩ có gì có thể xảy ra cho Lôrăng! Anh ấy là tù binh, chẳng có nguy cơ gì cả. - Lêa vừa nói vừa lau mặt.
- Chị đi với tôi, tôi không đủ can đảm xuống một mình.
- Chúng ta hãy chải lại tóc đã, cô nhìn đầu tóc chúng ta mà xem. Nếu biết chúng ta khóc, hắn có thể băn khoăn.
- Chị nói đúng.
Hai người thiếu phụ cố xoá mọi dấu vết sầu muộn.
- Bà Ruýt, nhờ bà báo cho Machiax là nước tắm của anh ấy đã chuẩn bị xong. - Lêa vừa nói vừa kéo váy xuống - Anh ấy ở trong phòng tôi.
Trung uý Crame đứng chờ trong phòng khách. Thấy hai người vào, hắn nghiêng mình chào.
- Thưa ông, ông muốn gặp tôi?
- Vâng, thưa bà, tôi phải báo cho bà một tin rất đáng tiếc: chồng bà đã bỏ trốn.
Cami vẫn hoàn toàn bình thản.
- Dĩ nhiên. - Viên sĩ quan nói tiếp - Bà không được biết phải không?
Cami lắc đầu.
- Việc xảy ra từ bao giờ?
- Từ hôm lễ Phục sinh.
- Thế mà bây giờ ông mới biết?
- Không, chúng tôi được biết cách đây ba tuần.
- Thế sao bây giờ ông mới nói cho chúng tôi biết?
- Chúng tôi cho theo dõi khu nhà ở Rôsơ-Blăngsơ, đề phòng ông ta có ý định về gặp gia đình.
- Và lúc đó ông sẽ bắt?
- Thưa bà, tôi sẽ phải làm bổn phận của mình. Tôi sẽ lấy làm tiếc, nhưng tôi sẽ phải làm. Vì là khách của nhà ta và vì thông cảm và quý trọng bà, tôi muốn đích thân báo cho bà biết.
- Tình hình gì sẽ xảy ra nếu anh ấy bị bắt?
- Đây là lần thứ hai ông ấy tìm cách trốn. Có thể từ nay, ông ấy sẽ bị đối xử nghiêm ngặt hơn nhiều nếu bị bắt lần nữa.
- Nhưng khi là tù binh thì việc tìm cách trốn thoát không phải là chuyện bình thường hay sao? - Lêa giận dữ hỏi.
- Thưa cô, tôi đồng ý với cô: giá là tù binh thì tôi tìm cách trốn với bất cứ giá nào. Nhưng tôi không phải là tù binh, chúng tôi đã chiến thắng và...
- Lúc này mà thôi. - Lêa cắt ngang.
- Vâng, vinh quang đâu phải là cố định, nhưng hiện nay không một nước nào có đủ sức đánh bại Đại Đức quốc xã.
- Kể cả người Mỹ?
- Kể cả họ nữa. Bà đờ Acgila, tôi xin phép có một lời khuyên. Nếu như vì một phép lạ, ông ấy đánh lừa được sự theo dõi của chúng tôi thì bà nên khuyên ông đầu thú.
- Không bao giờ tôi làm một việc như thế.
- Thưa bà, tôi nói như vậy là vì quyền lợi của ông ấy và của bà nữa. Bà nên nghĩ tới con trai bà.
- Thưa ông, chính vì nghĩ tới con trai tôi mà không bao giờ tôi khuyên chồng tôi như vậy.
Trung uý Crame âu yếm nhìn người thiếu phụ mảnh dẻ đứng trước mặt.
- A! Thưa bà, giá mọi người Pháp đều nghĩ như bà.
- Tôi tin chắc là trong thâm tâm, họ đều nghĩ như tôi.
- Nếu thế thì tình yêu đối với danh dự ấy đã bị chôn vùi thật sâu.
Dập gót giày, viên trung uý chào và bước ra.
Cami và Lêa đứng im lặng một lúc lâu.
"Miễn sao anh ấy đừng về đây". - Cả hai người đều thầm nghĩ.
- Phải báo cho bác Ađriêng biết. - Lêa lên tiếng.
- Làm thế nào được? Từ dạo đầu tháng hai đến nay, chúng ta không có tin tức gì về bác ấy cả.
- Trước khi đi, bác ấy bảo tôi là trong trường hợp cấp bách, chúng ta có thể gửi thư cho Risa Sapông, ông ta sẽ chuyển cho bác. Tôi sẽ đi Boócđô.
- Tôi cùng đi với chị.
- Không. Nếu cả hai chúng ta cùng đi thì viên trung uý sẽ nghi ngờ và có thể cho theo dõi. Tôi có ý kiến thế này. Mai, ba tôi và bà Ruýt đi thăm Lôrơ ở ký túc xá. Tôi sẽ nói là tôi muốn đi thăm con bé.
Lêa bước ra và đến cổng thì đυ.ng phải một chàng trai cao lớn sực mùi oải hương. Anh ta ôm choàng lấy nàng.
- Dừng lại... Ô! Anh đấy à... em quên mất anh.
- Đã quên rồi cơ à! Anh vừa đến mà đã ra khỏi đời em rồi, không đáng yêu đâu nhé!
- Không, Machiax, không phải thế. Ấy là... em xin lỗi, em không thể nói được. Hẹn một giờ sau, gặp anh ở chỗ Cây thánh giá.
Khi Lêa đến gặp Machiax, trời bắt đầu mưa. Hai người vào trú trong ngôi nhà thờ nhỏ ở con đường Thánh giá và nép vào nhau cho ấm, kể cho nhau nghe tình hình từ sau ngày họ chia tay ở Ooclêăng.
Lêa kể hết, kể cả việc bắn chết gã đàn ông định ăn cướp, nhưng không nói gì về quan hệ với Phrăngxoa Tavecniê.
Còn Machiax, sau khi tham gia việc cứu trợ những người bị thương ở Ooclêăng, thì lang thang giữa phố xá đổ nát và dòng người tị nạn nhưng không tìm được Lêa. Anh lại nhập vào một tiểu đội lính do một thiếu uý trẻ chỉ huy và chiến đấu ở gần nhà thờ lớn. Đồng đội anh bị gϊếŧ chết hết, trừ một viên hạ sĩ cùng bị bắt làm tù binh với anh. Họ bị nhốt trong một trại tập trung tạm thời rào dây thép gai ở gần nhà thờ Xanh-Ovectơ, rồi ở Môtơ-Xăngganh. Hôm sau, anh tham gia dập tắt vụ cháy đã tàn phá Ooclêăng trong suốt năm ngày, thu dọn vật chướng ngại, chở người bị thương, chôn cất người chết. Cùng với một đoàn người khốn khổ, anh đi bộ đến trại tập trung Pitiviê, nơi giam giữ mười tám nghìn tù binh. Họ ngủ ngay trên nền đất, trong bùn lầy, đói khát, bẩn thỉu, người đầy chấy rận, thậm chí không còn ngửi thấy mùi nồng nặc khủng khϊếp xông lên từ những con người ấy, trong đó có người hằng tháng không thay sơ mi và tất. Người ta đánh nhau chỉ vì một mẩu bánh mỳ mốc, một muôi cháo đại mạch lõng bõng trong một chiếc cà mèn cũ kỹ, một cái bắt sứt mẻ hay một cái vỏ đồ hộp.
Machiax, đầu cúi thấp buồn bã kể hết... Ba mươi gram thịt ngựa mà thỉnh thoảng họ được ăn, niềm vui khi Hội phụ nữ Pháp mang đến cho mấy chiếc mền, những miếng bánh mỳ nhân gan ngỗng do American Legion (Một tổ chức cứu trợ của Mỹ) phân phát, bánh xà phòng thơm mùi cẩm chướng của một cô gái cho, niềm hy vọng một ngày giải thoát mãi vẫn không thấy tới, lòng tin tưởng của mọi người ở ngài Thống chế, bao thuốc hút một phrăng bán một trăm phrăng, tâm trạng chán nản môic ngày một tăng, những buổi lễ cầu kinh ngày càng có thêm nhiều tù binh tham gia: một trăm trên mười tám nghìn người đầu tháng sáu, hai nghìn trên hai nghìn năm trăm còn lại vào đầu tháng tám. Anh bảo anh nằm trong số hai nghìn người ấy, anh cầu nguyệnn được gặp lại nàng. Anh kể lại, giọng phẫn nộ, về sự hèn nhát của tất cả mọi người không dám bỏ trốn mặc dù rất dễ dàng, về nỗi thất vọng của họ khi đọc những điều khoản đình chiến, nhất là điều 20 quy định "tất cả tù binh Pháp ở lại trong các trại tập trung ở Đức cho tới khi ký kết hiệp ước hoà bình", những giờ phút dằng dặc ngồi nhớ lại quá khứ, nghĩ tới những món ăn ngon lành trong lúc bụng đói meo, mơ màng đàn bà. May sao cho anh, mùa gặt đã tới. Anh nằm trong số những nông dân trẻ được phái đi khắp nước Pháp để thay thế những người vắng mặt.
"Không bao giờ còn cảm thấy thích thú như thế khi cởi trần dưới ánh nắng chói chang, được nâng những bó lúa mỳ. Cuối cùng, chúng con được ăn no nê".
Machiax viết như vậy trong thư gửi cho cha, từ một trại ấp ở Bôxô. Cả hai bức thư anh gửi đều không đến tay cha. Không nhận được thư trả lời, anh bỏ trốn sau khi "mượn" quần áo của chủ trại. Bị bắt sau khi đi được ba chục cây số, anh bị giải về Đức trên một toa tàu chở súc vật. Anh chỉ ở trong trại tập trung gần Phrăngpho mười lăm ngày, và từ đó, anh được đưa tới một lâm trường và ở đấy cho tới khi được tha. Anh không hiểu vì sao được tha: anh không có gánh nặng gia đình. Sự giải thích duy nhất có thể có lý là công việc kết thúc, người chủ lâm trường không cần nhân công và các trại tập trung trong vùng đã quá đông. Cũng là lúc chính phủ Viên làm tất cả mọi việc để giải phóng tù binh. Anh gặp may. Anh càng may hơn khi gặp Lêa an toàn, mạnh khoẻ.
- Bây giờ anh sẽ làm gì? - Lêa hỏi.
- Anh sẽ làm việc. Bố anh rất cần anh.
- Dĩ nhiên như thế, nhưng còn chiến tranh?
- Sao lại chiến tranh?
- Vẫn có những người tiếp tục chiến đấu.
- Em muốn nói tới Bắc Phi?
- Đúng thế, hay nói tới tướng đờ Gôn.
- Em biết không, cách đây vài hôm, trên tàu hoả người ta đã nói chuyện với anh về đờ Gôn. Nhiều người cho rằng ông ta không đứng đắn và chúng ta cần tin tưởng ngài Thống chế.
- Thế còn anh, anh nghĩ thế nào?
- Em biết đáy, lúc này, anh chỉ nghĩ tới một điều: anh đã về nhà và đang ôm trong vòng tay mình người đàn bà anh yêu mến. Vậy thì đờ Gôn, ông ấy có thể chờ đấy đã. - Machiax đáp và tới tấp hôn cô gái.
Lêa khó chịu đẩy anh ra.
- Em không muốn anh nói như thế.
- Thôi nào, em thân yêu, em không bảo anh là em quan tâm tới chính trị, là em theo đờ Gôn chứ?
- Anh không hiểu, không phải là một chuyện chính trị giản đơn mà là vẫn đề tự do.
Chàng trai bật cười.
- Thì ra thế đấy, anh có thể trông chờ mọi cái, nhưng trừ cái này là: cô bé Lêa Đenmax xinh đẹp và hay làm duyên làm dáng diễn thuyết về tự do "ve vãn" tướng đờ Gôn chứ không còn tìm caác mê hoặc các chàng trai nữa. Do đâu mà em thay đổi đến như vậy?
Lêa giận dữ đứng vụt lên.
- Do đâu à? Do tôi đã nhìn thấy đàn bà và trẻ em chết một cách tàn khốc..., do tôi đã gϊếŧ một gã đàn ông..., do mẹ tôi đẫ chết vì bom đạn ở Boócđô trong lúc tôi đinh ninh bà sống yên ổn ở đây..., do Lôrăng không biết hiện nay ở đâu..., do chúng tôi không còn tiền bạc nữa, hầu như không còn gì ăn nữa..., do bọn Đức chiếm mất nhà và cha tôi..., cha tôi bị điên.
Lêa đấm mạnh vào những bức tường phủ đầy diêm tiêu.
- Em tha lỗi cho anh, anh thật vụng về. Giờ đây anh ở lại để giúp đỡ em.
Anh hôn cô gái vào mặt, vào đầu, hít thở trong mái tóc nàng mùi cỏ khô còn vương vấn sau những buổi họ đùa nghịch trong kho thóc, tìm kiếm trên cổ nàng mùi thơm thoang thoảng của thịt da. Ngón tay chàng trai còn lúng túng trên hàng khuy áσ ɭóŧ cô gái thì hàm răng anh đã cắn chặt đôi môi nàng.
Lêa không động đậy, thịt da bỗng như bừng tỉnh với kỷ niệm những vuốt ve dữ dội của Machiax. Nàng nghĩ bụng là không nên..., là người nàng yêu là Lôrăng, là nàng thật điên rồ và dại dột, nhưng mọi sự phản kháng đều bị dập tắt từ đầu vì thịt da nàng rạo rực, thèm khát được ấp ủ. Nàng như rêи ɾỉ, như thầm thì những lời không đầu không đuôi: nhanh lên, nhanh lên... nhưng anh ấy còn chờ đợi gì nữa? Bực dọc, nàng giật phắt mảnh vải cuối cùng còn lại trên người và hiến mình, loã lồ, lộng lẫy.
- Anh đến đây!
Trong chốc lát, đôi mắt cô gái hé mở và ngước nhìn khuôn mặt Giêsu đau khổ dưới sức nặng cây thánh giá. Nàng cảm thấy pho tượng như sống động, cảm thấy Chúa như nhìn nàng với ánh mắt đồng lõa. Nàng tận hưởng những cái hôn của chàng trai trong tiếng kêu hoan lạc.
Nàng gỡ đầu anh ra khỏi bụng mình, điên cuồng hôn hít cái miệng vừa làm mình rạo rức, đê mê.
- Chiếm đoạt em đi! - Nàng nói hổn hển.
Một lần nữa nàng lại rêи ɾỉ trong hoan lạc.
Ngoài trời, mưa nặng hạt, âm u như giữa mùa đông giá lạnh. Trong giáo đường ngoảnh ra hàng cây dưới thánh giá, một đôi trai gái nửa kín nửa hở nằm ngủ dưới một nhóm tượng đá, những khuôn mặt nhợt nhạt của tượng như thể muốn che chở cho họ.
Sau khi Machiax về một hôm, Lêa đi Boócđô theo ông bố, bà cô Becnađet và bà già Ruýt, lấy cớ đi thăm Lôrơ và mua hạt rau giống. Trong bữa ăn trưa nặng nề ở nhà ông bác Luych, mọi người chỉ nói tới chuyện nước Pháp may mắn có được một vị anh hùng như Thống chế Pêtanh. Ăn xong, nàng xin phép đi phố mua sắm.
- Em đi với chị. - Lôrơ nói và đứng dậy.
- Không, không cần, chị đi một thoáng thôi. - Lêa khó chịu từ chối.
- Tôi có đi với cô được không? - Cô chị họ Côrin hỏi.
Lêa nhìn bà Ruýt với một ánh mắt cầu cứu.
Ruýt vốn luôn luôn nghi ngờ điều mà bà gọi là "những ý nghĩ điên rồ của con bé". Mặc dù bà vẫn thường xuyên bênh vực cô gái, cho rằng nàng có thể thoát khỏi mọi khó khăn và cần được tự do hành động.
"Lêa tiềm tàng một sức sống, một bản năng sinh tồn có thể đè bẹp mọi thứ". Bà nói với Ađriêng Đenmax trong buổi gặp ông lần trước. "Sẽ là tai hại cho những ai muốn cản trở nó".
Tuy trong lòng ngờ vực, bà vẫn cứu Lêa.
- Lôrơ, cháu không phải đến hiệu sách Môla hay sao? Chúng ta có thể cùng đi với Côrin trong lúc Lêa đi mua hạt giống. Trên đường về, nó sẽ đến gặp chúng ta ở đấy.
Bà Ruýt vừa nói hết câu thì Lêa đã nhảy bổ ra khỏi nhà ông bác. May sao nhà riêng Đenmax không thật xa trụ sở toà báoDòng sông Girông ở đường Sơvơruyx. Còn hiệu sách Môla thì ở phố Vitan-Caclơ, sát cạnh toà báo.
Trước đây, Ađriêng Đenmax dặn Lêa khi cần gặp ông, nàng vẫn có thể nhờ Risa Sapông làm trung gian. Làn này, cũng vẫn người nhân viên lần trước tiếp nàng và bảo ông chủ nhiệm báo đi vắng, không biết lúc nào về.
- Nhưng tôi có việc quan trọng. - Lêa khẩn khoản.
- Thưa cô, ông ấy đi vắng, có lẽ chính vì ông lo quá nhiều việc quan trọng.
Trước vẻ mặt thất vọng của Lêa, hắn nói thêm:
- Cô đến gặp bạn ông ấy là ông mục sư ở Xanh-Ơlali, có lẽ ông này giúp được cô chăng.
Xanh-Ơlali? Ở sát cạnh tu viện dòng Đôminic, nơi Raphaen Man chia tay nàng lần trước. Nàng quyết định tới đó.
- Cảm ơn ông.
Trời âm u và lạnh. Lêa dựng cổ chiếc áo mưa đã cũ của mẹ và sửa lại chiếc mũ phớt trên đầu trước khi chạy đi, cái túi có quai đeo ép chặt vào người.
Hổn hển, nàng dừng lại trước bậc tam cấp nhà thờ. Lúc nàng đẩy cửa thì cũng là lúc trời bắt đầu mưa.
Mấy người cầu kinh trước bàn thờ thắp một ngọn đèn nhỏ. Để có vẻ bình tĩnh, nàng quỳ xuống cạnh phong thánh lễ, suy nghĩ xem sẽ làm gì và nói gì.
- Lêa, cháu làm gì ở đây?
Nàng giật nảy mình và suýt kêu lên khi có một bàn tay đặt lên vai. Một người đàn ông mặc com lê màu hạt dể, mũ cầm tay, một hàng ria mép dày trên môi, đứng nhìn nàng.
- Bác Ađriêng!
- Suỵt! Đi theo bác.
Ông bước ra cửa.
Bên ngoài, trời mưa. Ađriêng Đenmax đội mũ vào và khoác tay Lêa, kéo nàng đi nhanh.
- Sao bác ăn bận như vậy?
Tấm áo thầy tu dòng Đôminic có phần không thích hợp cho một số buổi dạo chơi. Bác cảm ơn Chúa đã cho bác gặp cháu. Nhà thờ bị bọn Giextapô (Cơ quan mật thám của Đức quốc xã) theo dõi đã mấy hôm nay. Giá bác không thấy cháu vào thì chỉ có trời mới biết rồi tình hình sẽ ra sao.
- Cháu đi tìm bác.
- Bác biết rồi, nhưng từ nay cháu đừng bao giờ tới đây nữa. Có việc gì vậy?
- Lôrăng đã bỏ trốn khỏi nước Đức.
- Sao cháu biết?
- Trung uý Crame nói với Cami.
- Trốn đã lâu chưa?
- Vào dịp Phục sinh.
Mưa thêm nặng hạt. Hai bác cháu đứng lại dưới cổng trước mặt nhà thờ.
- Cami không nhận được tin trực tiếp phải không?
- Không.
- Vậy thì cháu muốn bác làm gì?
- Cháu... Cami sợ Lôrăng về gặp cô ấy. Nhà thì bị theo dõi. Nếu anh ấy về thì nên làm thế nào?
Hai người lính Đức đứng tránh mưa và cười bên cạnh họ.
- Ở Pháp thời tiết xấu thật. - Một tên ní và bĩu môi bực bội.
- Đúng, nhưng vang thì ngon. - Tên thứ hai nói tiếp.
Bất giác, hai bác cháu Lêa rời khỏi chỗ trú ẩn, im lặng cất bước một lúc.
- Tuần sau, bác phải đi Lănggông thăm một ông bạn đồng nghiệp nằm viện. Bác sẽ nhân đấy đến Môngtiac. Bác cần có những sự tiếp xúc trong vùng.
Vừa đi, Ađriêng vừa ôm cháu vào lòng.
- Không, cháu thân yêu của bác, nguy hiểm lắm! Cháu đã biết là sự an toàn của bác và cả của cháu đang bị đe doạ chứ?
- Cháu muốn giúp Lôrăng.
- Bác biết thế. Nhưng cách tốt nhất để giúp anh ấy là cháu phải ngồi yên.
Giọng nói Ađriêng Đenmax có vẻ khó chịu.
- Sức khỏe cha cháu ra sao?
Lêa thở dài.
- Cháu lo lắm. Cha cháu thay đổi rất nhiều: ông không còn thiết tha đến gì nữa hết. Từ ngày ông đờ Acgila mất thì lại càng tồi tệ. Cha cháu luôn luôn nói về mẹ cháu như thể bà vẫn còn sống. Ông ngồi nói một mình trong buồng giấy hay ngoài hiên nhà. Hễ ai muốn đến với cha cháu là có ngay cảm giác là đang quấy rầy ông. "Để mặc bố, con thấy rõ là bố đang bàn cãi với mẹ con đấy chứ!". Bác Ađriêng, thật khủng khϊếp, cháu lo cho cha cháu lắm.
- Bác biết, cháu ơi, bác biết. Thế Blăngsa có nói gì không?
- Ông ấy không muốn nói gì cả. Ông ấy kê đơn thuốc và bà Ruýt cho cha cháu uống đều đặn.
- Một phần con người cha cháu đã chết, thuốc men không sao làm nó hồi sinh được đâu. Phải cầu Chúa...
- Chúa! Bác vẫn tin Chúa?
- Im đi, Lêa, cháu chớ báng bổ.
- Bác ơi, cháu không tin Chúa nữa và cháu tin chắc ở Môngtiac cũng không ai tin Chúa nữa, có chăng chỉ là Cami tội nghiệp.
- Cháu đừng nói thế, đối với bác, đó là một điều khủng khϊếp.
Hai bác cháu đi trước những đống đổ nát của một ngôi nhà bị ném bom ở phố Rămpa. Hình ảnh này gợi lại một cách đau đớn cho Lêa kỷ niệm về mẹ nàng.
- Vì sao bác không đến dự lễ tang mẹ cháu?
- Bác không làm sao đến được, lúc đó bác không ở Boócđô. Bây giờ cháu đi đâu?
- Cháu phải đến gặp bà Ruýt và Lôrơ ở hiệu sách Môla.
- Hiệu sách ở cạnh đây thôi. Bác chia tay cháu: bác không muốn họ trông thấy bác ăn mặc thế này. Cháu nhớ nghe theo lời bác: chớ tìm cách gặp bác nữa cả ở tu viện lẫn ở toà báo Dòng sông Girông. Tờ báo bị theo dõi đấy. Chính bác sẽ cho cháu biết tin. Bất kỳ thế nào, đầu tuần sau, bác cũng sẽ tới Môngtiac. Từ nay tới đấy, cháu phải thận trọng. Nếu chẳng may Lôrăng đến trước khi bác đi, thì cháu bảo nó tới nhà cậu con đỡ đầu của mẹ cháu ở Xanh-Make. Cậu ấy biết phải làm thế nào. Chỉ cần Lôrăng nói: "Những con bài Đôminô đã bị lật ngửa", là cậu ấy hiểu.
- "Những con bài Đôminô đã bị lật ngửa" hả bác?
- Ừ.
Hai bác cháu chia tay ở cửa ô Đigiô. Trời vừa tạnh mưa.
Ở hiệu sách, một người bán hàng bảo Lêa là các "bà" Đenmax vừa mới ra về. May sao hiệu bán hạt giống trong chợ vẫn còn mở cửa và còn mấy gói hạt, thậm chí có cả cây giống cà chua và rau diếp.
Ở nhà bác Luych, Lôrơ đón nàng một cách lạnh nhạt và chuẩn bị vào trường.
- Em có điều quan trọng muốn nói với chị. - Cô em gái nói nhỏ - Nhưng để lần sau.
- Thôi, đừng làm vẻ ngốc nghếch ấy nữa, nói với chị đi.
- Không, không, kệ chị.
- Để chị tiễn em đi.
- Khỏi cần.Chị hỏi chị Phrăngxoadơ xem chị ấy có vui đùa ra trò trong buổi hoà nhạc tối hôm trước không. Tạm biệt.