[Tiêu đề] 频频被拆台的宋温暖: Tần tần bị sách thai đích Tống Ôn Noãn.
Editor: Mildrasas.
____________
Trêи đường đi, mỗi tuyển thủ lại tỏ một phản ứng khác nhau với hành trình này. Duy Phạn Già La nhắm mắt tĩnh tâm, không thốt một lời, im tới nỗi nhϊế͙p͙ ảnh gia suýt ngủ gục. Nhóm Nguyên Trung Châu thì ngồi thiền định, tận dụng thời gian rèn luyện tâm tưởng. Một số người khác - kém nổi trội hơn, vồ vập và liên miên chẳng dứt với nhân viên, đưa ra nhiều dự đoán về nội dung chương trình, trông rất hứng khởi.
Xe đến điểm dừng. Nhân viên đưa họ xuống, tới trước Kim Loan Điện, hội mặt với Tống Ôn Noãn và người của Cục Bảo vệ Di tích Văn hóa. Tuy vẫn mang bịt mắt, nhưng cảm nhận thấy sự kỳ quặc lởn vởn trong không khí, các tuyển thủ dáo dác "ngó" khắp xung quanh.
Ông Lương - Cục trưởng Cục Di sản Văn hóa trầm giọng hỏi:
“Họ thấy được chứ?”
“Không, nhưng họ có thể cảm ứng được.”
Môi Tống Ôn Noãn cong lên thành một nụ cười khá nhã nhặn, nhưng trong mắt lại lóe lên vẻ tự hào.
“Cậu kia thì sao? Có phải không cảm thấy gì không?”
Ông Lương chỉ về phía một chàng trai trẻ đang trầm mặc đứng ở rìa đám đông, như thể bị cô lập với toàn thế giới.
Nghe thế, Tống Ôn Noãn muốn thốt lên câu: “Too young too simple” (Ông còn non và xanh lắm), song kịp phanh mồm, cô cười nói:
“Anh ấy là người có thể đi khắp thế gian dù đôi mắt bị phủ kín, nên không cần phải cảm ứng gì hết.”
“Vậy à, thế đúng là thú vị thật.”
Ông Lương mỉm cười với thái độ rất kịch. Nhắm mắt đi khắp thế gian? Đang quay phim về những nỗi đau tuổi trẻ hả?
Ngược lại, ông Lục hỏi khá thận trọng nhưng mong mỏi:
“Phạn tiên sinh đó, phải chăng? Con gái tôi miêu tả về ngài ấy rằng: trong đám đông, bất cứ ai cũng sẽ thấy ngài Phạn đầu tiên. Tuyệt quá, cuối cùng cũng được nhìn tận mắt! Chờ khi xong việc, tôi có thể gặp riêng Phạn tiên sinh chứ? Tôi có một món quà muốn tặng.”
Ông Lục hơi xoa tay vào nhau, trêи gương mặt luống tuổi là vẻ hồi hộp và căng thẳng, như một người hâm mộ nhỏ.
Lòng tự tôn của Tống Ôn Noãn được vuốt lông, cô vui vẻ gật đầu:
“Được chứ, tất nhiên rồi. Thầy Phạn rất tốt bụng.”
Ông Lục nói với giọng cảm kϊƈɦ:
“Tôi biết, ngài ấy quả thực là một người rất tốt. Con gái tôi cứ đinh ninh, hôm nào gọi điện thoại cũng nhắc mãi thôi.”
Ông Lương không rõ sự tình, nhưng cũng không hỏi thăm thêm. Tuy thế, những lời khen ngợi quá mức ấy trong vô tình đã gieo cho ông một ấn tượng bất hảo về chàng trai trẻ nọ. Ông nghĩ, có lẽ trừ cái mã diện mạo và am hiểu giao tiếp, cậu ta không có năng lực gì. Nghe bảo là cậu chàng đầu tư cho chương trình này nhiều tiền nhất, nên mới được tất cả mọi người vây quanh ủng hộ.
Chắc chẳng mắc mớ gì tới việc thông linh, rồi xin quỷ thần giúp đỡ, xóa lời nguyền rủa. Mình đúng là "bị mát" mới nghe lời bùi tai của lão Lục mà làm việc ngớ ngẩn này.
Buổi ghi hình còn chưa bắt đầu, ông Lương đã thấy hối hận.
Nghe tiếng các tuyển thủ ồn ào phỏng đoán, những ông lão còn lại đành nở nụ cười xấu hổ nhưng chẳng kém phần lịch sự. Thôi quay thì cứ quay. Thiết nghĩ, những công nhân nhập viện chắc chắn là do hít phải khí độc. Gỗ mục nát bị nấm mốc, nấm mốc tạo ra bào tử có mùi khó chịu, ủ thêm ngàn năm nên thành thử rất độc hại. Đây mới là nguyên nhân đích xác của việc hôn mê sâu.
Trong lòng mỗi người đều có những suy đoán của riêng mình, nên chẳng ai còn ấp ủ hi vọng với các nhà ngoại cảm nữa.
Khi các tuyển thủ khác say mê với hào quang tím rực rỡ và luồng gió kinh hoàng tỏa ra từ cung điện cổ kính, thì mũi chân của Phạn Già La - một dấu hiệu rất nhỏ, chỉ về hướng của Kim Loan Điện. Song, chỉ có Tống Duệ chú ý tới ngôn ngữ cơ thể ấy, hắn chậm rãi tới gần anh.
Hôm nay, Tống Duệ mặc áo sơ mi đen cắt may sang trọng, phối với quần Âu cùng màu và thắt lưng vảy trăn. Tổng thể mang tới cảm giác tiết chế, bờ vai rộng và phần eo hẹp, chân dài thể hiện sự khỏe khoắn. Hắn xắn áo tới khuỷu tay, tóc rối tung theo gió, phóng khoáng khôn tả. Chiếc kính vàng mỏng, sáng bóng và nụ cười nhàn nhạt trêи bờ môi ướm nét dịu dàng nhưng tinh anh, một mâu thuẫn hấp dẫn lạ lùng.
Nước hoa Cologne tươi và thanh nhã thoang thoảng trêи cổ tay, hỗn hợp mùi hoa cam và oải hương. Hắn lẳng lặng tới gần anh, xua tay lên xuống trước đôi mắt đang bịt kín. Kế đó, hành động ấy buộc dừng vì bị một bàn tay lạnh lẽo giữ chặt. Nhiệt độ chênh lệch giao hòa gây ra cảm giác thích ý giữa mùa hè oi ả.
Một nụ cười rạng rỡ lan ra khắp mặt Phạn Già La, anh bảo:
“Tiến sĩ Tống, anh đừng nghịch vậy.”
“Đây là lần đầu có người bảo tôi nghịch ngợm đấy. Nghe ngây thơ quá không?”
Tuy nói thế, nhưng Tống Duệ chẳng chút phật lòng, ngược lại, ý cười trêи mặt hắn thêm rõ. Chẳng biết lẽ gì, khi cạnh bên người này, hắn luôn thấy nhẹ nhàng và thư thả, mang tâm lý như bao người bình thường khác.
“Vậy thì từ nay sẽ quen thôi, anh Tống.” Phạn Già La thả tay hắn ra, khẽ bảo:
“Người anh có mùi rất thơm.”
Tống Duệ lại toan cười, nhưng bằng tất cả ý chí, hắn kéo môi mình thẳng ra. Hắng giọng mấy cái, hắn nhìn về phía Kim Loan Điện hỏi:
“Cậu cảm nhận được đúng không?”
Ngoài lời nghiêm túc là thế, nhưng trong lòng Tống Duệ còn mải chộn rộn chuyện khác. Hắn mổ xẻ câu vừa rồi của Phạn Già La: Vậy thì từ nay sẽ quen thôi, tức là sau khi chương trình ghi hình xong, họ vẫn sẽ gặp lại nhau, và thành thói quen tức là... thường xuyên gặp gỡ...
Nhác nghĩ tới đó, tim Tống Duệ đã đập loạn nhịp. Nụ cười hồi nãy hắn cố ém xuống đảo chính thành công. Nhưng trước khi Tống Duệ tìm ra lý do cho phản ứng lạ lùng ấy, Phạn Già La đã cất tiếng đủ cho mọi người đều nghe được:
“Hà Tĩnh Liên có ở đây không?”
Tống Ôn Noãn ngay lập tức trả lời:
“Có.”
“Thầy Phạn, em ở chỗ này!”
Hà Tĩnh Liên - đang bị bịt mắt không nhìn thấy gì, giơ tay lên cao dõng dạc, rồi nóng lòng tìm tới hướng âm thanh phát ra. Nãy giờ cô luôn nghĩ thầy Phạn ở đâu, làm sao tìm được, không có anh, cô khá hoảng hốt.
Nhưng một giọng nói nhẹ nhàng vang bên tai cô:
“Cẩn thận, đi từ từ thôi.”
Rồi một bàn tay to, nóng ấm (nhiệt độ hơn mức bình thường một chút) nắm lấy cẳng tay Hà Tĩnh Liên.
Cô bé kêu lên:
“Á! Vâng... được rồi, tôi không đi, tôi đứng đây thôi...”
Nói xong câu đó, Hà Tĩnh Liên không dám ngọ nguậy dù tí xíu, cô rụt cổ vào giữa vai, im như thóc. Cô chắc chắn là anh-chàng-hắc-ám đó, một động sâu không đáy nuốt sạch mọi ánh sáng.
Song cô bé cũng nhận thấy sự kỳ lạ. Hôm nay có vẻ hắn rất vui, bởi nơi l*иg ngực có một chú chim nhỏ đang cư ngụ, nó hót véo von chẳng ngừng. Ồ, và có một hạt sáng trong tâm hắn nữa!
Hà Tĩnh Liên khá sợ, thở nông, nhưng cô nghe giọng hắn tán dương bảo:
“Thế thì tốt quá.”
Đây rõ là một lời khen, nhưng cô bé nắm vạt áo nhăn nhúm suýt khóc. Lẽ ra khi hắn ở đây, cô không nên đến gần thầy Phạn.
Phạn Già La chẳng hay về "Cuộc gặp gỡ kinh hoàng" ngắn ngủi của cô gái nhỏ, anh tiếp tục nói:
“Hà Tĩnh Liên, tôi đề nghị em không tham gia lần này.”
“Tại sao ạ?” Hà Tĩnh Liên thắc mắc đáp lời, đó đơn thuần câu hỏi, không mang sự bất mãn nào. Nhưng mẹ Hà theo cô tới đây, hiện đứng ngoài sân ghi hình, nghe vậy thì giận dữ xông thẳng vô đó.
Bà chỉ vào Phạn Già La, nói to:
“Cậu là Phạn Già La đúng không? Cậu bảo con gái tôi phải rút khỏi cuộc thi hả? Chà, bảo sao, mặt mũi thế này thì thảo nào khiến con bé mê muội, tới mức ngày nào cũng cãi lời mẹ mình. Con gái tôi nhỏ dại dễ bị lừa, nhưng tôi thì chẳng phải đồ ngu. Cậu đừng tưởng tôi không biết mưu đồ thối nát của cậu. Thấy con gái tôi giỏi, sợ nó chiến thắng nên cậu muốn đuổi nó đi để giảm đối thủ cạnh tranh chứ gì! Đến cả việc dụ dỗ trẻ vị thành niên cũng làm được, thứ xấu xa!”
Phạn Già La chưa tức giận, Tống Duệ đã siết lấy ngón trỏ bất lịch sự của bà ta, lạnh lùng nói:
“Thưa bà, vô cớ bôi nhọ người khác, tôi có quyền tố cáo bà phạm tội phỉ báng.”
Mẹ Hà thấy tay mình đau như sắp gãy, nhưng chưa kêu tiếng nào, Tống Ôn Noãn đã đệm lời thêm:
“Bác đang làm gì ở đây vậy? Chúng tôi đang ghi hình và bác lao tới, trêи hợp đồng viết rõ là bất cứ ai có ý hành vi quấy rối sẽ bị mất quyền tham gia và thậm chí phải bồi thường tiền. Như thế, chúng tôi có quyền loại con gái bác. Nếu bác muốn vậy thì cứ nói thẳng, chương trình sẽ...”
“Không, khoan đã! Tôi đi ra ngoài bây giờ đây, đừng loại con gái tôi!”
Bà Hà rất lo lắng, nhưng ngón tay vẫn đang bị Tống Duệ giữ chặt, bà đành la lên:
“Liên Liên, con chớ có nghe cái thằng Phạn Già La này nói nhé. Cứ tham gia đi, mẹ ở đây nên đừng sợ! Tiền học của em con chưa giải quyết, năm nay thằng bé lại đứng nhất, con hãy nghĩ cho em nó. Về sau con chắc chắn sẽ thành danh, nếu em không có người chị như con thì chỉ đành đi đường ba mấy đứa ngày xưa. Cả đời làm tên sai vặt, làm cu li, con có cam lòng không?”
Hà Tĩnh Liên có thể tưởng tượng được sự hỗn loạn trong sân, cô bé nghẹn ngào van nài:
“Mẹ, thầy Phạn coi con như vãn bối nên mới coi sóc khuyên nhủ, không phải như mẹ nghĩ đâu. Mẹ đừng nói nữa, con xin mẹ đấy, con sẽ tham gia thi mà.”
Mỗi lần ghi hình sẽ có tiền lấy, không tham gia thì bị cắt phần, bà Hà không chịu là phải. Huống chi, con trai tham gia trại hè quốc tế 2 tháng đã xài mất gần 300 triệu (chính xác là 286.621.808,64 VND. Cái này đổi qua tiền Việt Nam rồi nhe). Bà làm nội trợ không có thu nhập thì kiếm đâu ra nhiều tiền như vậy? Chẳng phải lỗi bà chèn ép con gái, do bà đâu còn cách nào khác nữa.
Hà Tĩnh Liên có thể cảm nhận được sự lo lắng và bất lực của mẹ mình, nhưng cô tự hỏi bao phần trong đó dành cho cô. Trong lòng ba mẹ, cô là một cái cây rụng tiền. Cây khô quắt, ngã xuống, ai mà chẳng âu sầu cho được? Cái cây có khổ đau hay hạnh phúc, mấy ai bận tâm chú ý?
Hà Tĩnh Liên bật khóc, nhưng nước mắt lặng lẽ thấm hết vào miếng vải dày.
Tống Duệ buông bà Hà ra, lấy khăn giấy diệt trùng lau tay cẩn thận, sự ôn hòa mất tăm, thế đó là nét chán ghét và sốt ruột, như vừa đυ.ng phải thứ bẩn thỉu. Mẹ Hà biết hắn là giám khảo, quyền lớn, nên nuốt giận bỏ ra khỏi sân ghi hình.
Tất cả mọi người ở buổi ghi hình đều đang xem trò hề này, tính cả những tuyển thủ bịt mắt. "Những tâm hồn buôn chuyện" dỏng tai nghe ngóng, và lấp đầy đầu óc suy tư của mình bằng "Chuyện phong lưu" của Phạn Già La với Hà Tĩnh Liên. Nhưng người trong cuộc - Phạn Già La, đang bị hiểu lầm, chỉ thầm thở dài trông về phía cô bé. Chốc lát, dường như đã có quyết định, anh nhìn Tống Ôn Noãn và hỏi:
“Nếu vậy thì lát nữa, thứ tự của tôi có thể xếp sau Hà Tĩnh Liên không?”
Chẳng nghĩ ngợi nhiều, Tống Ôn Noãn nói luôn:
“Đương nhiên là được rồi.”
Những tuyển thủ còn lại bực dọc phản đối:
“Cô Tống, lát nữa chúng ta phải rút thăm kia mà. Nếu buộc hai người họ thành đội, vậy chúng tôi thì sao?”
“Mỗi vòng kiểm tra luôn được tiến hành riêng biệt, khi kết thúc, chúng tôi bị ngăn cách và cấm giao lưu với nhau. Các vị nói là để tránh việc gian lận, nhưng ai biết phải dễ bề nhắc mánh cho Phạn Già La chăng? Mấy màn trình diễn trêи TV đó có thật hay giả? Tôi chẳng tin là các vị đã không lén giúp anh ta diễn tập!”
“Đúng vậy! Chúng tôi chẳng biết gì cả. Ngộ người trêи mạng mà hỏi, tôi sẽ nói sự thực ra đấy!”
Nhân cơ hội này, đám tuyển thủ trút hết ngờ vực với Phạn Già La - cũng là thắc mắc của cư dân mạng. Việc ghi hình kín quả thực rất thuận lợi nếu muốn làm giả. Chương trình muốn nâng đỡ ai, chỉ cần giúp người đó diễn tập trước kịch bản, và chuyện này cũng chẳng khác quay phim là bao.
Ông Lương với các ông khác đứng bên nhìn, biểu cảm có hơi ý nhị.
Họ đều là những người tiếng tăm trong ngành công tác văn hoá, ví như dương xuân bạch tuyết*, nhưng những tuyển thủ tới đây lại chẳng khác gì cây nhà lá vườn, một đám nhãi ranh làm trò hề.
(Chú thích của editor:
Dương Xuân Bạch Tuyết là một trong những thập đại danh khúc của Trung Hoa, dùng tiếng đàn miêu tả cảnh xuân sang, tuyết đang tan ra.
Hai nghìn năm trước đây, vào cuối thời kì Chiến Quốc, nước Sở có một nhà văn học tên là Tống Ngọc. Ông là một con người tài hoa nhưng lại bị những kẻ khác đố kị, nói xấu với vua nước Sở, vì thế Tống Ngọc đã soạn ra một thiên văn chương nhan đề là "Đối Sở" - hỏi vua nước Sở - để tự biện hộ cho bản thân mình.
Trong bài văn này Tống Ngọc kể câu chuyện: có một tay đi ca hát trong đô thành của nước Sở. Đầu tiên anh ta hát hai bài tên là Hạ Lí và Ba Nhân. Vì hai ca khúc này giản dị dễ hát cho nên vài ngàn người vây quanh nghe anh ta hát và cũng hát theo. Sau đó anh ta hát hai bài Dương A và Giới lộ, đến lúc này số người hát cùng với anh ta giảm xuống chỉ còn vài trăm. Cuối cùng anh ta hát hai ca khúc Dương Xuân và Bạch Tuyết. Và bấy giờ thì chỉ có vài chục người hát cùng với anh ta. Rồi cuối cùng đến khi anh ta hát một bài ca có kỹ xảo rất phức tạp, âm sắc biến hóa phong phú thì những người hát cùng với anh ta chỉ còn vài ba người.
Câu chuyện Tống Ngọc nói với vua nước Sở cho thấy rõ một điều là ca khúc càng cao nhã thì số người có khả năng dựa theo khúc điệu mà cùng hát sẽ càng ít đi. Với một đạo lí tương tự như vậy, lời nói và hành động của các bậc thánh hiền, con người bình thường không thể nào lí giải được. Việc Tống Ngọc bị những kẻ tiểu nhân gièm pha cũng chính là như thế.
Vua nước Sở cảm thấy lời Tống Ngọc nói rất có lí cho nên không còn trách ông nữa. Bởi vậy, người ta hay nói "Dương xuân bạch tuyết" để chỉ nghệ thuật cao nhã.)
Cảnh hài kịch này khiến Tống Ôn Noãn thấy tức giận như bị sỉ nhục. Cô đang muốn dùng biện pháp cứng rắn để xử lý tình huống, thì nghe Tống Duệ êm ái nói:
“Nếu mọi người đều nhất trí rằng chuyện này không thỏa đáng, thì nay sẽ ghi hình theo cách khác. Chương trình sẽ sắp xếp thứ tự tham gia của các bạn, không cần rút thăm, sau khi các bạn hoàn thành xong bài thi có thể bỏ bịt mắt xuống, và đứng ngay đây xem những người xếp sau đó. Biểu hiện của từng người ra sao, rồi sẽ rõ ràng cả.”
“Tôi đồng ý.” Nguyên Trung Châu nãy giờ im lặng là người đầu tiên tán thành.
Theo sau đó là Chu Hi Nhã: “Tôi cũng đồng ý.”
A Hỏa: “Không có ý kiến gì.”
Hà Tĩnh Liên nuốt nước bọt, lắp bắp:
“Tôi... tôi cũng đồng ý.”
Đinh Phổ Hàng cũng giơ tay bỏ phiếu, lời lẽ trào phúng bảo: “Một lũ ngốc!”
Còn 4 người, đa số thắng thiểu số, giờ có um xùm lên cũng chẳng được gì. Camera đang quay, dù sao cũng đạt được mục đích, giờ không thuận theo thì sẽ rất bẽ mặt. Họ vờ nghĩ ngợi một lúc rồi hào hứng gật đầu, lòng thầm mong thấy cảnh xấu mặt của Phạn Già La.
“Đợi chút! Dù có vậy, mấy người vẫn có thể giúp Phạn Già La gian lận. Nhỡ anh ta đã đến đây trước khi buổi ghi hình bắt đầu và biết trước quá trình ghi thì sao? Còn chúng tôi như mấy kẻ ngơ ngác chẳng hay gì.”
Một tuyển thủ ăn bận như Harry Potter xẵng giọng, không biết có thù gì với Phạn Già La mà hạch sách mãi.
Tống Duệ liếc ông Lương, khẽ cười nói:
“Chuyện này thì anh cứ an tâm. Nơi ghi hình hôm nay đặc biệt hơn mọi khi, chắc chắn tuyệt đối không ai tới gần được, chưa bàn tới chuyện đến sớm diễn tập. Khi bỏ bịt mắt ra, tự anh sẽ hiểu thôi.”
Ông Lục sốt ruột từ nãy vì lo cho Phạn tiên sinh nên vội chêm lời:
“Đúng như anh Tống đã nói, chỗ này vốn bị cấm trước kia, không một ai bén mảng tới gần được.”
Tống Duệ bổ sung:
“Người đang nói là người ủy thác của chương trình, ngoài ra chúng tôi sẽ không tiết lộ thêm thông tin gì nữa. Yêu cầu các tuyển thủ không hỏi lại, hoặc sẽ bị cho là gian lận và loại khỏi vòng thi.”
Cậu chàng “Harry Potter” đang muốn truy hỏi danh tính của ông Lục, nghe cảnh cáo thì vội xua tan suy nghĩ đó. Dù tiến sĩ Tống có vẻ dịu dàng nho nhã, nhưng thực tình không dễ dây vào. Người khác đồn hắn tính nết kỳ lạ, hành xử chẳng theo lẽ thường tình, nhưng chỉ những nhà ngoại cảm như họ mới lờ mờ thấy được sự thật — anh ta không có cảm xúc như bao người thường khác.
Trò hề mãi mới hạ màn, ông Lục thở phào nhẹ nhõm. Ông Lương thì chẳng nín được, ra dấu cho Tống Ôn Noãn tới một góc, sẽ giọng:
“Tiểu Tống à... ông hỏi cô chút, giờ mà muốn dừng ghi chương trình thì có được không? Mấy cô cậu kia, ông chỉ sợ còn chưa thông linh rồi quỷ thần gì đã sái quấy loạn lên, ngộ mà phá hỏng ở đây thì chết dở.”
Nhiều học giả chung quanh cũng phụ lời:
“Quả là hơi kém tin cậy...”
Sau khi sực tỉnh khỏi trạng thái nóng nảy, họ bắt đầu nhận ra việc mời chương trình đến là một chuyện ngớ ngẩn tới chừng nào. Chờ phát sóng, cả giới học thuật chắc sẽ cười vào mặt mấy ông mất.
Tống Ôn Noãn: !!!
Tức quá, đã vậy phải phá, phá banh chành mới thôi! Giận muốn đánh người luôn!
_________
Chúc mọi người đọc truyện vui vẻ! 😆