Không một ai ở dưới đài dám thở mạnh, trăm con mắt đổ dồn vào ba người vừa rơi xuống trụ và bao gạo với thịt.
Tỵ là người đầu tiên nhận thức được cái gì đang diễn ra, hắn ta nhanh nhẹn bật dậy kiểm tra Thị Mẹo, người mà lúc nãy ngã xuống như một con rối không kiểm soát và nằm nhoài ra đó từ nãy đến giờ. Đứa trẻ cao gầy nằm ngửa ra với đôi mắt mở trừng nhìn thẳng lên trời, hốc mắt to đầy nước và miệng mở rộng như cố gắng hớp lấy hớp để từng ngụm khí. Tay của nó cào chặt vào mặt đất, đưa mắt nhìn Tỵ van lơn. Ở cổ của nó có một vết thương hở, máu trào ra thành dòng không dứt, ám khí thậm chí còn không rơi ra, dính chặt vào cổ. Mặt của Mẹo bắt đầu tím tái vì không có dưỡng khí, tay chân thị không ngừng run rẩy, liên tục cào vào cổ và mặt đất. Miệng mấp máy nhưng nói không thành lời. Lúc này, hai quan giám quản và lính hầu đã đến, nhưng nhìn thấy tình hình của cậu ta thì lặng người đi, xua tay ra hiệu với y sư đang đeo hộp thuốc chuẩn bị đi ra. Ý kéo lấy tay thị, đỡ đầu thị lên đùi mình, vuốt tóc thị ta nhẹ nhàng, miệng thì thầm vào tai người nọ:
“Chờ một tí tôi gọi thầy u Mẹo lại, chờ tôi một lúc thôi”. Môi của Mẹo mấp máy điều gì đó vào tai Ý, cậu ta trỏ ngón tay về phía của đội thứ Hai.
Ý mất một lúc để nhớ lại ai là người thân của Thị Mẹo, cô bé run rẩy gọi to đến đám đông:
“Bác Thảo nhà làm muối ở đâu ạ?”
Tỵ và giám quản nghe thấy vậy cũng hướng đám đông mà gọi to hơn. Một người phụ nữ tròn trịa với khuôn mặt hớt hải dường như được thức tỉnh bởi tiếng gọi này, gấp rút chạy vào.
“Mẹo à, Mẹo ơi, u đây này con, u đây này con.”. Thị Mẹo khó khăn với tay nắm lấy tay của bác Thảo, cậu ta liên tục ọc ra máu từ miệng và mũi, nước mắt ầng ậng nơi khóe mắt không tài nào chảy xuống được. Bác Thảo áp tay vào má của Mẹo nhẹ nhàng vuốt ve, kéo thị vào lòng, miệng liên tục mấp máy đứt đoạn.
“Không có sao hết, này này u thương, con không cần nói gì cả, nằm yên một tí, đợi con khỏe rồi mình bán phần muối vừa phơi mua thịt trâu cho con với các em ăn, được không? Con ngoan này, u định mai đi sang trấn bên cạnh đổi áo mới cho con đấy, không phải mặc mấy cái áo của thầy nữa. Còn nữa, u có may hài mới cho con, sau này con không cần phải mang đôi hài cũ-”
Hơi thở gấp gáp chật vật của Mẹo ngưng hẳn, cả người của thị cũng thôi không vùng vẫy, chỉ còn lại đôi mắt mở trừng với mũi và miệng đầy máu tươi trên khuôn mặt tím tái há hốc vì ngạc nhiên và bất cam. Bác Thảo bất chợt gào lên một tiếng, lạ một nỗi miệng bác mở rất to nhưng chẳng hề có âm thanh nào thoát ra được, bác cứ ghì chặt người của Thị Mẹo không nói gì. Quan giám quản bước đến và gọi bác Thảo, gọi hết ba tiếng nhưng người thì không động tĩnh gì, người cứ ngồi cứng đơ ở đó, không la khóc, không gào thét. Sau một lúc, bác đứng dậy với vẻ bình tỉnh gắng gượng, nhìn vào quan giám quán quản mà hỏi:
“Là ai đã gϊếŧ chết con tôi? Quan thầy, con tôi rất oan ức, xin quan thầy chủ trì công đạo.”
“Càn quấy! Trước khi bước vào trường đấu từng người từng người một trong các ngươi đều đã ấn tay điểm chỉ, triều đình sẽ không chịu trách nhiệm nếu có án mạng xảy ra. Năm nào chẳng có người chết trên trường đấu? Đây không phải chỉ là việc của mỗi nhà ngươi thôi đâu.”. Bùi Năng chầm chậm cất tiếng.
“Đây còn chưa phải vòng đấu đơn mà đã có người chết, quan thầy suy xét, đây không phải là đao kiếm không có mắt, mà là có người cố ý.”
Đông tướng quân hít một hơi thật sâu vào, vẻ mặt đầy ngán ngẩm và chán ghét. Hắn ta bực bội đẩy quan giám quản lùi về sau, vung tay đẩy người phụ nữ trung niên lăn quay xuống đất, mắng lớn:
“Điêu dân to gan hỗn xược không biết phép tắc, càn quấy!”
Bác Thảo với một khuôn mặt bết đất cát và máu chảy từ mũi trừng mắt nhìn. Nhật Ý từng bước một bình tĩnh đi tới chỗ bác Thảo. Cô bé quỳ một chân đỡ người phụ nữ nhà quê nọ dây, thì thầm vào trong tay của bà ta cái gì đấy. Bà ta gật đầu nhẹ nhàng, dùng đôi bàn tay thô kệch quanh năm đãi muối quệt đi hết đất cát, máu và nước mắt trên mặt mình, lẳng lặng bước ra khỏi trường đấu.
Giám quản của trường đấu công bố kết quả của vòng đấu đội:
“Vòng thứ nhất, đội Hai dành chiến thắng.”
Tất cả mọi thí sinh đều đi ra khỏi trường đầu để tranh thủ nghỉ ngơi, người ta dựng lên một cái l*иg ở giữa trường đấu, ở bên ngoài trang bị đủ các loại vũ khí, từ đao, kiếm, thương, kích, đến cung, côn, đoản côn và chùy,...
Ý đi về chỗ của u và em, tay cô bé xiết thành nấm đấm. Chú Bá đứng sẵn ở đó, tay chú còn cầm một túi đựng nước, đưa ra trước mặt Nhật Ý.
“Ở bàn đó có cả nỏ và thương, nếu con không thể lấy nỏ, hãy lấy trường thương và khiên.”
“Con có sao không? Lúc nãy u thấy con ngã từ trên cao xuống, ngã có đau không?”
Nhật Ý bỏ ngoài tai câu hỏi của u.
“Thằng mặc áo lam của đội Hai là ai vậy u?”
U nhìn về hướng của đứng trẻ mặc áo màu lam, đội của chúng nó đang xách cả túi thịt đi diễu hành xung quanh để ăn mừng chiến thắng, mặt cho không khí có phần quỷ dị ở đấu trường lúc bấy giờ. U thở ra một tiếng, lắc đầu nhẹ.
“Đông Nhật Dư, con trai độc đinh của Phó đô tướng quân.”
“Bọn người đến từ phía Nam chẳng có ai tốt đẹp cả.” Cô bé hướng về phía của Nhật Duật cố ý nói to.
Chú Bá cười phá lên khi nghe đứa trẻ trước mặt mình nói như vậy.
#playerDailymotion {width: 520px; float: right; padding-left: 10px; margin-right: -10px;}
“Thầy của con lúc tại thế cũng từng nói câu này.”
“Con đừng thách đấu Đông Nhật Dư, thằng đó có nền tảng thể lực tốt.”
“Chú với u cứ để con tùy ý, có là ai thì mười cân muối đó con dư sức lấy.”
U thở dài nhìn qua chú Bá. Chú chỉ có thể lắc đầu cười trừ.
“Con phải cho lũ chúng nó biết, người phương Bắc trấn Sơn Dương không dễ hà hϊếp.”
Giữa trưa, hơn chục gian hàng con con được bài ven sân đấu, người ta bán những thức cây trái hấp dẫn, những món hàng để giải khát và cả những thức hàng dành cho những chiếc bụng đói dành cho những người đã đến đây từ sớm mà chưa kịp chuẩn bị đồ ăn cho bản thân mình. Nhật Ý dắt tay Dương qua một hàng bán thịt trâu. Thịt trâu là một thức đồ hiếm có, một năm may mắn thì Ý và em trai chắc chỉ được thưởng qua hai lần. Trên quầy có bày một cái đùi trâu nướng muối trong nồi đất khiến cho đôi mắt của cả hai đứa sáng lên. Than hồng nồi tỏa nhiệt, miếng thịt trâu thì ngả màu vàng nâu, mỡ tươm ra xì xèo. Lại còn những xâu thịt được nướng cháy xém viền, chốc chốc lại được phết lên trên tí mỡ. Tiếng gọi “u ơi” vòi ăn chưa ra ra khỏi miệng của Ý và Dương thì đoàn người từ phương Nam cưới nói đi lại gần:
“Tưởng của ngon vật lạ gì. Đâu, cho một xiên thịt ăn thử nào.” Đông Nhật Dư với tay đến lấy túi tiền rủng rĩnh đầy những hào của mình.
Xiên thịt vẫn còn nóng hổi, những bong bóng mỡ nổ trên bề mặt nghe vui tai. Đông Nhật Dư nhướn mắt nhìn nó một cái sau đó bỏ vào miệng cắn một miếng lớn. Hắn ta nhai vài cái rồi bỗng nhổ thẳng xuống đất:
“Cái thứ gì đây? Bọn mọi rợ các người ăn uống như thế này đây sao? Thứ tanh tưởi nhạt nhẽo này cũng ăn được?”
Đáp trả hắn là những ánh nhìn không mấy thiện cảm đến từ ông chủ hàng nướng cũng như các ông bà ở những hàng quán xung quanh. Ý dang tay ra cản lại Dương đang định nhảy bổ lên người của hắn ta, ngón trỏ áp chặt môi mình ra hiệu cho em trai đừng nói gì cả.
“Giữa ban ngày ban mặt, lại còn người qua lại nườm nượp, em Dương nhớ chục roi của mẹ?” Cô cả họ Trần thì thầm vào tai của em trai.
Ánh mắt của Nhật Dư lướt qua cả hai đứa trẻ kia, chợt hắn nhớ ra:
“Đây ắt hẳn là quý tử, quý nữ nhà Tiền Đô chỉ huy sứ. Nhật Dư chẳng có mấy dịp bái phỏng.”
“Đông công tử quá khách sáo rồi. Tôi chẳng làm phiền công tử thưởng mỹ thực ở trấn Sơn Dương.”
Nhật Ý nói vừa dứt lời thì nắm chặt cổ tay bé bỏng của Dương lôi đi ngay tắp lự. Cô bé biết rõ nếu mình đứng ở đó lâu hơn một lúc thì sẽ chẳng may mắn như Dương, sẽ chẳng ai có thể kìm lại được nắm đấm tay tay phải đang siết chặt của của chính bản thân mình. Thế những cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng, tiếng nói từ phía sau vang rõ giữa chợ:
“Giáp chân của quý tiểu thư sao lại ngắn một mảng vậy, giáp đồng cũng đã sờn rồi. Tôi vẫn còn dăm ba cặp giáp bạc, giáp sắt không cần dùng tới ở chỗ gia phụ, nếu-”
“Ồ, đa tạ ý tốt của công tử. Nhưng tôi ước chừng hôm nay công tử sẽ cần dùng những vật quý đấy hơn tôi. Cáo từ.” Nhật Ý đáp lại mà chẳng thèm quay đầu.
Tiếng cồng vang lên từ giữa trường đấu, nơi các loại vũ khí đã được xếp sẵn, nhưng vũ khí chỉ có một cái mỗi loại. Người ta thường tranh nhau những vũ khí tầm xa như cung hoặc nỏ, hoặc sẽ chọn cho mình vũ khí mà bản thân thuận tay, quen thuộc. Ý quan sát thấy có ít nhất hai người đều để mắt đến chỉ nỏ sắt ở cửa Nam, cô biết rõ khả năng của mình không đủ để vật lộn cho dù mình có nhanh hơn bọn họ. Ở cửa Bắc lại có một cây trường thương rất hợp ý của cô bé, cạnh đó là cửa Tây có ba chiếc khiên với hình thù khác nhau, một trường khiên nhìn có vẻ vừa to vừa nặng, một chiếc khiên vừa đủ và một chiếc khiên nhỏ rất cơ động. Cô bé chuyển hướng chậm rãi, đi từ cửa Nam sang cửa Bắc.
Ba tiếng tù lớn vọng lên báo hiệu bắt đầu, Ý nhanh nhẹn chạy thẳng vào cửa Bắc lấy một cây trường thương, lại nhón chân qua cửa Tây lấy cái khiên nhỏ nhất, mọi thứ đều thuận lợi. Không ngoài dự đoán, ở cửa Nam đang có một cuộc tranh đoạt quyết liệt giành cây nỏ duy nhất trong giàn vũ trang. Kết quả, thằng bé to con Huỳnh Văn Can lấy được nó, còn Trần Nhân đi ra khỏi đống lộn xộn đó với một cái đầu bê bết máu và một cánh tay bị khuyết một mảng thịt. Không sai, một vết lõm khuyết bầy nhầy máu và thịt. Thằng bé bình tĩnh đi đến xin được băng bó rồi quay trở lại lấy một cây kích duy nhất còn lại trên sàn, chật vật nhấc nó lên cầm trong tay, giữ chặt được kích là một chuyện khó khăn chứ đừng nói là dùng tới.
Vì đội Hai thắng trong vòng đấu đội nên bọn họ được quyền quyết định cặp đấu của mình là ai. Những cái bảng tên gỗ của tất cả võ sinh đều được treo trên bảng thiếc. Cái bảng tên của Trần Thị Mẹo được lấy xuống từ lúc nào không ai hay biết, để lại một lỗ hỏng trên bảng thiếc. À không, là hai, Lâm Chiêu Hinh của đội Hai xin rút ngay khi vòng đấu đội kết thúc.
Đông Nhật Duật huênh hoang đi ra giữa đài, hắn ta nhìn trái nhìn phải, rồi lẩm bẩm đọc thầm những cái tên trên bảng gỗ.
“Đông Nhật Dư, đấu thủ của ngươi là ai?” - Giám quan đứng trên bục cao hỏi.
“Thưa giám quan, con chọn Đinh-” Lời nói của hắn bị cắt ngang bởi một cây trường thương ghim thẳng vào bảng thiếc tạo ra một tiếng vang trầm, làm giật mình các quan giám và mọi người quanh đó.
Đông Nhật Duật nhìn theo mũi thương, nó để lại dấu va chạm cạnh cái tên Trần Nhật Ý. Hắn nhìn vào hướng mà trường thương ném tới, tay của chủ nhân cây thương vẫn còn trên không, chưa thu lại. Nàng ta còn gật đầu chào hắn một cái, khẩu hình miệng như thả ra một chữ “thỉnh” nhẹ bâng. Đông Nhật Duật thả ra một tiếng cười lớn, khom người lễ phép nói với giám quan.
“Bẩm giám quan, con chọn Trần Nhật Ý ạ.”
Nhật Ý bước lại bảng thiếc, đường hoàng nhặt trường thương của mình ra, sau đó ôm quyền vái chào Nhật Dư.
Vị quan mặc áo đen ở lầu trên ngồi ở ghế bên trái, ở giữa gian vẫn còn một cái ghế ở chính diện, gỗ mun thếp vàng nhưng để trống. Chốc chốc ông ta lại khoắc tay, bảo rằng ông ta chẳng quyền hành, công can gì đến đây thì đâu dám ngồi ghế chủ trì, bảo những viên quan khác cứ thoải mái. Ngay cả Bùi Năng nghe thấy vậy cũng chỉ gật đầu, sau đó ngồi bệch xuống chiếu trải ở dưới đất. Tể Tướng đương triều còn không ngồi thì làm gì có ai khác có ham muốn với cái ghế đó. Đạo Trung vừa nhón lấy một miếng mứt trong mâm vừa dợm hỏi:
“Cái dáng dấp này quen lắm, con nhà ai đây?”
“Bẩm Tể Tướng, đấy là con gái đầu lòng của tiền Đô chỉ huy sứ Trần Nhật Quang ạ.”
Quan thầy à một tiếng, gật đầu hai cái, khóe miệng của quan thầy cong lên.
“Cùng một khuôn đúc ra, chẳng sai một li một thước.”
Ngoài Đông Mai Hiển và Trần Kim của đội hai được phép chọn đối thủ, các cặp đấu còn lại được các giám quản và quan thầy bốc thăm để chọn ra, diễn ra theo thứ tự:
Giờ Tỵ: Trần Nhân - Huỳnh Văn Can
Giờ Ngọ: Liễu Hương - Dương Vượng
Giờ Mùi: Đông Mai Hiển - Định Tỵ
Giờ Thân: Trần Kim - Huỳnh Văn Nãi
Giờ Dậu: Đông Nhật Duật - Trần Nhật Ý
Trận giờ Tỵ diễn ra ra chóng vánh, Văn Can to gấp rưỡi đối thủ của mình về hình thể, còn chẳng cần dùng đến cái nỏ mà nó giành được, nó vắt cái nỏ lên lưng và vật ngã Trần Nhân, đối phương bất tỉnh nhân sự ngay lập tức, chẳng rõ vì mất máu hay chấn động mạnh.
Cặp đấu Liễu Hương - Dương Vượng giờ Ngọ diễn ra cực kì mãn nhãn, Hương và Vượng dùng cả hai vũ khí quen thuộc của bọn họ là trường kiếm, Hương có tiết tấu cực kì nhanh nhẹn nhưng Vượng cũng chẳn mất thời gian để theo kịp nhịp độ. Tất cả chỉ kết thúc khi Hương thấm mệt sau hơn một canh giờ ròng rã, còn Vượng vẫn còn đủ thể lực thì thừa cơ hội đó gác kiếm lên cổ của đối thủ.
Những diễn biến vị nhất của hội võ hôm đó còn ở phía sau. Vì quá giờ Mùi cặp đấu phiên trước mới kết thúc nên cặp đấu trong canh giờ sau bắt đầu trễ, nắng chẳng còn đứng bóng, mặt trời ngả thẳng về hướng Tây.
“Đứa bé đang cầm đoản kiếm dưới kia là con nhà ai vậy” Đạo Trung cất lời, phủi phủi miếng mứt vụn màu đỏ rơi xuống vạt áo đen của mình.
“Bẩm thầy, nó họ Đinh tên Tỵ, năm nay nó mười hai. Nghe đâu là nó báo danh ở ngay đây luôn, nhưng nó không phải người xứ này.”
Đạo Trung mắt vẫn dõi theo đứa trẻ ở dưới đài không rời:
“Bùi đại nhân cược vào đứa nào?”
Bùi Năng cười xòa, lập tức luồn tay vào tay áo lấy ra một nắm cơm gói trong lá sen vẫn còn bốc khói nghi ngút:
“Tất nhiên là tiểu công tử nhà họ Đông. Hôm nay Năng chỉ mang theo mỗi cơm nắm, quan thầy thấy sao?”
“Được, được, ăn được cơm nắm của Bùi đại nhân thì còn gì bằng. Văn Thành qua đây.”
Bộ tướng của Thục Đạo ngay tắp lự đi tới:
“Tể tướng có điều chi căn dặn?”
“Đi ra chợ mua ngay một con lợn sữa quay, nếu chẳng có thì cứ mua một con lợn sống về rồi xử lý.” Thục Đạo xoay qua Bùi Năng: “Bùi đại nhân thấy có được không?”
Bùi Năng cau mài:
“Lễ lớn, vô công bất thụ, Tể tướng hà cớ gì-”
“Ấy, thầy chớ có hiểu nhầm, Thục Đạo vẫn tính tới việc tối nay ghé qua nhà thầy ôn chuyện cũ, lễ không tới sao dám ghé thăm?”
“Nếu Tể tướng có lời thì Bùi mỗ xin nhận, nhưng ngoài ra thì tôi không nhận thêm gì khác, xin ngài đừng nhọc lòng.” Bùi Năng chầm chậm gật đầu, sau đó ông ta chỉnh lại y phục, ngồi thẳng lưng để quan sát trận ở dưới đài.