Đông A Quân

Chương 4: Mai Thủy I (2)

“Con qua đây.”

Thủy như chỉ chực chờ câu nói đó, cô bé tiến lại phía thầy, gối đầu lên đùi thầy. Tay thầy búng “tách” một tiếng, ngọn lửa trong cái bếp xụp xệ bùng lên, sáng rực giữa đêm âm u. Tiếng tí tách hòa cùng tiếng mưa bên ngoài, nhưng nó lại ấm áp và dễ chịu chứ không lạnh lẽo như lúc nãy.

“Tối nay con muốn nghe chuyện gì?”

“Con không biết, thầy muốn kể cho con cái gì cũng được.”

Thầy đặt ánh nhìn của mình vào bếp lửa, khóe môi thầy nhếch lên một chút, chầm chậm nói.

“Thầy thừa biết con muốn nghe cái gì.”

Mai Thủy cười lớn mấy tiếng, lười biếng rướn người cầm lấy chén gỗ uống trà, rót lưng chén rồi đưa cho thầy, vẻ mặt lấy lòng.

Tay thầy vuốt ve chén gỗ uống trà rồi chậm rãi nhấp một ngụm.

“Mộc Lĩnh, tự là Tùng Nguyệt là hỏa tâm sư duy nhất được sinh ra trong vòng trăm năm ở Nam Việt. Tên của hắn vẫn còn được thếp vàng khắc tại ải Dương Trực. Họ Lâm của hắn chính là họ Lâm đang ngự ở Kình Ngư đô, hắn là con của Lâm Thái Tông với cung nữ Yên thị, sinh vào năm Kiến Hưng thứ nhất, sinh ra trước cả Lâm Nhân Tông. Trước năm mười tám tuổi không ai ngó ngàng đoái hoài gì đến hắn. Sau năm mười tám tuổi hắn nổi danh trong một đêm.”

Mai Thủy nhấc tay đẩy củi vào lò, khóe môi cười toét không ngưng lại được, cảm giác máu nóng chạy qua huyết mạch của mình, một sự tự hào cùng kiêu ngạo khó kiềm chế.

“Năm Hội Phong thứ mười bảy, Đỗ Thái Tông tuyên một đạo thánh chỉ làm cả triều đình chao đảo. Thái Tông phế truất đương kim thái tử là Đỗ Trực, chọn tiểu hoàng tử Đỗ Đức Chương của nguyên phi Lan Uyển lúc ấy mới ba tuổi làm trữ vương, lấy lý do Đỗ Trực câu kết bè đảng, bất tuân với quân vương, phản quốc.

Buồn cười thay cho một vị đế vương vừa cắt hết ba châu Tam Hội cho Yên Triều hòng được yên thân lại chỉ trích người khác bất tuân phản quốc.

Thái Tông hạ ra ba đạo lệnh, lệnh thứ nhất yêu cầu Đỗ Trực trao trả toàn bộ binh quyền, lệnh thứ hai muốn Trực lập tức rút hết tất cả hai mươi nghìn quân đang trấn ở ải Dương Trực, đạo lệnh cuối cùng hạ xuống bắt giữ và giam lỏng thê thϊếp và con cái của Trực.”

“Tại sao Thái Tông lại phải phế truất thái tử?”

Thầy múa tay lên không trung. Những hình thù mờ ảo có màu xanh nhảy múa hình thành từ khói, cứ như múa rối nước, leo lét lại rõ ràng hiện ra trước mặt Mai Thủy.

Nam Việt là có vùng châu thổ dồi dào, phía Đông có biển, phía Bắc là đồi núi giáp với Yên, phía Nam giáp với Cận Tuyên, phía Tây giáp với nước Liễu. Vì đặc thù địa lý mà việc ngoại giao được đặt lên hàng đầu, cố gắng tránh động đến binh đao, hoặc là dùng cống phẩm hoặc dùng việc hòa hôn để bồi đắp mối quan hệ. Nhất là với một nước Yên cực kì hùng hậu binh lực, luôn muốn đánh tới Nam Việt để mở đường xâm lấn các nước khác.

Thái Tông là đích trưởng tử của Cao Tông, chưa từng biết đến an bình là gì, thuở nhỏ ông bị đưa ra khỏi cung vì được phán là mệnh khắc cha, phải bôn ba bên ngoài đến tận năm mười bảy tuổi thì được triệu về vì Cao Tông không vừa ý người con thứ hai là Long Đình. Chẳng được tròn năm thì Thái Tông lại phải trốn chạy vì .Một khi binh đao xảy ra sẽ là một chuỗi đổ máu không ngưng nghỉ, đối với một tiểu quốc như Nam Việt, tài lực và nhân lực lép vế hơn mà nói lại càng mệt mỏi. Thế nên có thể hiểu được tại sao Thái Tông chọn nhượng bộ. Ba châu Tam Hội ở phía Tây Bắc là nơi màu mỡ nhưng không phải là căn cứ quân sự trọng điểm, phía Tây lại có gọng kìm của Liễu quốc.

“Nhưng nhượng bộ lần một sẽ có lần hai lần ba. Con không muốn nhìn thấy quốc gia đổ máu, nhưng lại càng không muốn đất đai của Nam Việt bị gặm nhấm bởi lũ sâu mọt tham lam. Bọn chúng sẽ không dừng lại cho đến khi chiếm đóng toàn bộ đất đai phía Nam đâu.”

Trong màn sương khói mờ hiện ra bóng của một chàng thiếu niên đang tháo mũ mão của mình, tay nâng mão chữ “đinh”, khom người quỳ gối, khấu đầu sát đất.

“Vua nước Chân Trị giờ chẳng thể bước một chân ra khỏi giường, vương thất nhánh chính không người nối dõi, nội loạn là không thể tránh được chứ đừng nói đến kiềm chế thế lực ở phía Bắc, nếu ta để cho nước Yên có cơ hội dùng Chân Trị làm bàn đạp thì chẳng phải tự mình đưa mình vào thế gọng kìm hay sao?”

“Chiến trận. bạo lực không phải là đạo. Con cho rằng ta là một kẻ nhu nhược sao?”

#playerDailymotion {width: 520px; float: right; padding-left: 10px; margin-right: -10px;}

“Trước là đạo quân thần, sau mới là đạo phụ tử. Đỗ Trực trước nay nào dám nghi ngờ hay nghị luận về phán đoán của bệ hạ.” Dưới thái dương của Trực lộ ra ba đường gân xanh, răng và hàm của y nghiến chặt thành tiếng, ánh mắt chán ghét ngán ngẩm.

Tả Tướng Quốc Viên Minh Hiển cùng Thái Úy Đông Thục Đạo đều tập trung sự chú ý về phía đương kim Thái Tử đang dập đầu dưới thềm cửu cấp.

“Đỗ Trực!”

Đỗ Trực nghe thấy tiếng gọi như rít từ kẻ răng của Lĩnh. Hắn đứng ở một vị trí khó nhìn thấy, cau mài nhìn Trực lắc đầu, khẩu hình miệng của hắn rõ ràng một chữ “Đừng!”.

“Ý của ngươi là gì?”. Thái Tông hỏi.

Đỗ Trực thở ra một hơi, ngẩng đầu nhìn vào Thái Tông đang ngự trên ngai, sau đó lại khấu thêm một khấu.

“Nhi thần vì xúc động mà lỡ lời, kính mong bệ hạ rộng lượng không trách cứ.”

Thái Tông phất tay ra hiệu cho hắn lui xuống.

“Trong tay của Trực có ba đạo binh phù. Một đạo cấm quân bao gồm năm nghìn quân, tương đương một phần sáu so với hai vạn tổng cấm quân lúc bấy giờ. Một đạo sương quân ở đất phong của hắn - Phi Hùng và Tả Thủ cận kề Tam Hội Châu, có thể điều nhanh tới Sơn Dương bất cứ lúc nào cần thiết, gồm hai nghìn thiết kỵ là chính binh, năm nghìn bộ binh trong đó có một nửa là phiên binh, một nghìn cung thủ. Một đạo tử sĩ có thể hành quân thần tốc ngày đêm được bí mật nuôi gồm một nghìn quân ở quê mẹ Bạch Hậu giáp Liễu Quốc.

Mẹ của Thái tử Trực - Bùi Vân San là ái nữ của Bùi đại tướng quân Bùi Phát, bốn đời họ Bùi làm tướng, vô số nhân khẩu nhà họ Bùi sống không qua nổi tuổi hai mươi, đều da ngựa bọc thây, chôn thân nơi xứ người, tư binh đối với một dòng dõi như vậy mà nói thì không tính là điều cấm kỵ.”

Thầy xoa xoa những ngón tay, huơ trước lửa đỏ để làm ấm, rồi nói tiếp:

“Thế nhưng một ngoại thích có lai lịch như thế, lại có tư binh, đối với Bệ hạ chính là điều đại kị.”

Phong cảnh bỗng chuyển đổi, Mai Thủy được đưa vào nội trạch của một phủ đệ khá rộng lớn. Thầy đứng bên cạnh cô bé, nắm tay cô, lời nói phát ra từ cổ họng thầy khàn khàn, yếu và nhỏ:

“Thầy không định cho con nhìn thấy những chuyện này sớm như vậy, nhưng thầy không còn nhiều thời gian nữa. Chỉ có thể tranh thủ cho con biết nhiều hơn.”

“Thế nào là không còn nhiều thời gian-”

Trước khi Thủy kịp nói xong đã phải nín bặt.

Một dáng hình ôn hòa gầy gò quỳ vái chỉnh tề trước cửa thư phòng của Đỗ Trực. Khuôn mặt của người nọ căng cứng, thái dương nổi bật những đường gân xanh, mắt chỉ nhìn chằm chằm vào lỗ nước đọng ở dưới hiên nhà. Nước mưa từ hiên nhà, theo các rãnh gạch mà chảy xuống, vì phân bố không đều nên tạo ra những vết lõm rõ ràng trên mặt đất. Cứ như hắn đang nín thở chịu đựng, lại cứ như hắn đang ở trạng thái thường trực bình phàm nhất của chính mình. Cửa thư phòng mở, hắn chậm rãi quỳ xuống càng thấp, đầu của hắn chạm đất, giữ yên tư thế đó trong rất lâu.

“Đạo Trung, đứng dậy”. Trực ngẩng nhìn bầu trời đêm, mở miệng tùy tiện nói.

“Đạo Trung bất nhân bất nghĩa, không dám ngẩng đầu nhìn Thái Tử.”

Một luồn khí được thở ra tư miệng Trực, thái tử lạnh nhạt bất kham bảo rằng:

“Thái Úy hà tất làm như thế này.”

“Công danh, tiếng tăm hay dòng dõi của Đạo Trung đều không quan trọng, chỉ mong Thái Tử thuận lợi đăng cơ, đời đời chưởng quản bá nghiệp thiên thu. Đạo Trung chẳng cầu một đời thanh bạch, chỉ mong giang sơn Nam Việt có thể thịnh thế phồn vinh. Chỉ cần một lời của Thái Tử, ngài sẽ chẳng cần nhìn đến bất cứ thứ gì cả, chính tay ta sẽ làm theo ý của ngài. Đôi tay này của ta nguyện nhuộm máu vì đức ngài, chẳng từ cam điều gì.”

“Đông Thục Đạo, chú đang ép tôi.”

“Tôi chưa bao giờ ép đức ngài làm điều gì cả, tôi chỉ muốn thực hiện điều mà đức ngài muốn làm nhưng không thể xuống tay.”

“Tôi sẽ chẳng thể nhắm mắt ngủ ngon được, tôi đây cả đời này hô hào nhân nghĩa, Đạo Trung, chú có hiểu không? Nếu như làm như thế, tôi ngoài việc phản bội lại thủ túc đồng sinh cộng tử, còn phản bội tín ngưỡng của chính mình. Tôi làm sao có thể sống với ý niệm đó?”

“Tín ngưỡng? Ngài đang nói về tín ngưỡng với tôi ư? Thế thì ai có thể nói thay cho tín ngưỡng của trăm nghìn vạn bá tánh của Nam Việt? Ngài chính là tín ngưỡng của họ, và chỉ vì một loại tín ngưỡng mà sĩ phu dùng huyễn hoặc bản thân mình mà ngài sẽ bán đứng bá tánh, thả hổ về rừng để rồi một ngày họa may lại có đổ máu? Đức ngài hãy mở mắt nhìn cho kĩ. Lỡ như Mộc Lĩnh tạo phản-”

“Tôi, chú và Tùng Nguyệt cùng nhau lớn lên, Tùng Nguyệt là người như thế nào, bổn Thái Tử không cần chú giảng cho hay.”

“Thần chưa bao giờ nghi ngờ con người của Tùng Nguyệt, nhưng ngài phải nhìn rõ thế đạo này. Tùng Nguyệt có hỏa chân tâm, dưới chân hắn có hơn ba nghìn sương quân, phiên binh Sơn Dương, Ngự Phu và Trường Xà chỉ nghe lệnh mỗi hắn. Hắn có tạo phản, hoặc người tự tay dâng cả giang sơn này cho hắn hoặc người và hắn cắt đất.”

Thái Úy nhìn thấy Thái Tử có phần lung lay thì lại bồi thêm một câu:

“Phụ thân của tôi sắp gả Nguyên Bình cho hắn, tôi chẳng thể nào thuyết phục ông ấy. Tùng Bách, ngài hãy mở mắt ra mà nhìn, không thể mềm lòng được nữa.”

"Ngay cả kẻ trung thành nhất cũng có ngày bội phản, chuyện Đức Ngài làm ở Hoàng Hoa chẳng lẽ bây giờ ngài lại quên hết rồi sao? Chuyện hắn phát hiện ra chỉ là sớm hay muộn thôi."

Mặt Thái Tử đanh lại, nếp nhăn giữa hai đầu mài hiện ra càng rõ ràng hơn

“Tùy ngươi muốn làm gì thì làm.”

Cảnh sắc mờ đi, Thái Tử phất tay một cái, thiết lệnh màu đồng có chữ “Bùi” rơi xuống đất, nhắm mắt quay người đi vào nhà.

Một cái phẩy tay của thầy làm cho các bụi khói tản đi, biểu thị rằng câu chuyện đã kết thúc.

“Con từng nghe qua mẹ nhắc về cái tên này rất nhiều lần”. Mai Thủy ngước lên nhìn thầy.

“Có một hôm con nhìn thấy ném một cây lược gỗ vào lửa, mẹ khóc không thành tiếng những nước mắt mẹ chảy ra không ngưng. “Đạo Trung, Đạo Trung, Đạo Trung”. Con muốn hỏi mẹ người đó là ai, nhưng lại không dám.”

“Đạo Trung, là anh trai của mẹ con. Đạo Trung, đạo trong tâm, trung chính cẩn mực.” Thầy nhếch môi. “Chính là Đông Thục Đạo, đương kim Tể Tướng của Nam Việt.”

“Vậy còn Mộc Lĩnh?”

“Đêm đã khuya rồi, con ngủ đi. Ngày mai ta dọn đồ xuống núi, chúng ta không thể ở lại nơi này lâu hơn được nữa.”

Mai Thủy biết rằng mình không thể cãi lời thầy, nếu thầy không muốn thì một chữ cũng chẳng thốt ra. Cô bé vùi tay vào áo, lấy ra nửa mảnh ngọc âm dương màu xanh, vuốt ve khẽ khàng. Ánh sáng của mặt trăng tròn vành vạnh len lỏi vào căn phòng, chiếu thẳng vào mảnh ngọc xanh, thắp lên những ánh xanh lục lạnh lẽo. Mai Thủy ngước mặt lên nhìn ra cửa sổ, hớp một hớp không khí lớn, đặt tay lên lực trái và tự nhủ, tại sao l*иg ngực của mình lại cảm thấy nặng nề đến vậy.