Trời chiều bóng đổ về tây, Trần Kính Tông xách con mồi đứng bên ngoài bức tường cao ngang đầu người của nhà mình, huýt sáo một tiếng, ném con mồi săn được qua bên kia tường rồi nhảy lên trên bờ tường.
Hắn vừa leo lên trên bờ tường, tiểu nha hoàn Châu Nhi đứng trong khoảnh sân nhỏ của gian nhà phía tây ngẩng mặt lên vội vàng báo tin với hắn: “Phò mã, Công chúa đang tiếp chuyện lão phu nhân, ngài khe khẽ thôi!”
Trần Kính Tông hiểu ra, hắn đưa con mồi cho Châu Nhi, nhẹ nhàng nhảy xuống, gần như không hề phát ra bất kỳ tiếng động nào.
Hắn loanh quanh trong núi cả ngày trời nên trên người dính không ít bụi đất, nếu giờ đi ra ngoài thì chắc chắn mẫu thân sẽ phát hiện ra.
Trần Kính Tông phủi bụi bám trên vạt áo, hỏi Châu Nhi: “Sao lão phu nhân lại tới đây vào lúc này?”
Châu Nhi lắc đầu: “Nô tì cũng không biết, lúc Triều Vân tỷ tỷ gọi nô tì lại chỗ mái hiên nghe dặn dò, nô tì loáng thoáng nghe thấy lão phu nhân khuyên Công chúa đừng nóng giận.”
Trần Kính Tông khựng người, nàng có khác gì bà cô tổ đâu, sao lại có ai dám chọc nàng?
Bên gian nhà chính cách đó không xa, sau khi xác định Công chúa không để bụng chuyện xích mích nhỏ trong hoa viên, Tôn thị thở phào nhẹ nhõm, chợt nhớ tới lão Tứ nhà mình, bèn thắc mắc hỏi: “Đã sắp tới giờ cơm tối rồi, sao ta vẫn không thấy lão Tứ đâu?”
Hoa Dương nửa cười nửa chê: “Con không biết, con cũng không thấy bóng chàng hơn nửa ngày nay rồi nhưng nương không cần phải lo, lát nữa khi cơm tối được dọn ra, chắc chắn chàng sẽ có mặt.”
Hoa Dương có thể nói dối là Trần Kính Tông đang ngủ nướng để lừa Uyển Nghi chỉ mới là một đứa trẻ nhưng người trước mặt là mẹ chồng, có khả năng bà ấy sẽ vào phòng gọi con trai dậy.
Tôn thị đoán ra lão Tứ lén chuồn ra ngoài nhưng không tiện nói ra, kẻo con dâu lại cười cho. Dẫu vậy, bà ấy vẫn không khỏi càm ràm mấy câu.
Tuy nhiên, lời phàn nàn của mẹ chồng không như lời coi thường của La Ngọc Yến, Hoa Dương có thể nhận ra mẹ chồng nàng yêu thương con trai mình.
Hoa Dương đột nhiên hỏi: “Nương, Đại ca, Tam ca đều ham đọc sách, tại sao phò mã lại thích tập võ nghệ vậy?”
Thực ra, nàng đã tò mò vấn đề này từ kiếp trước nhưng khi đó nàng rất giữ khoảng cách với người của Trần gia, nếu hỏi thẳng Trần Kính Tông thì chẳng khác gì nói xấu ngay trước mặt người ta còn nếu hỏi mẹ chồng thì có khi lại bị cho là nàng chê con trai nhà người ta con trai.
Kiếp này, nàng thân thiết với Tôn thị hơn nên cũng có vài chuyện mà người nhà có thể tâm sự được với nhau.
Tôn thị thấy ánh mắt con dâu chỉ đơn thuần tò mò, không hề có ý bóng gió gì khác bèn lắc đầu, thở dài: “Chuyện này không thể chỉ trách Kính Tông được.”
Sau khi bà ấy lấy Trần Đình Giám, tổng cộng sinh được bốn người con trai.
Lão Đại đỗ Trạng nguyên, lão Nhị ốm rồi mất, khi mất cũng đã đỗ cử nhân, còn lão Tam thì đỗ Thám hoa, thiên phú học hành của ba huynh đệ này tất nhiên không cần phải nói nhiều.
Còn lão Tứ, hồi nhỏ lão Tứ cũng giống các ca ca, dáng dấp môi hồng răng trắng, mày rậm mắt sáng, học thuộc thi ca từ phú rất nhanh, rất ra dáng một người học sách tiếp bước cha anh.
Thế nhưng, vấn đề là lão Tứ là người nhỏ tuổi nhất, cho dù hắn cũng rất có tài nhưng ba ca ca đều lớn hơn hắn nên ngay từ nhỏ lão Tứ đã nhiều lần nghe người ta nói: “Tứ lang phải cố gắng học hành để sau này lớn lên cũng giỏi giang như các ca ca!”
Hay như khi ở học đường, nếu như lão Tứ có tình cờ ham chơi, phạm lỗi, các tiên sinh sẽ nói: “Trò thật ngang bướng, thua xa đại ca của trò năm xưa!”
Lúc thì nói không bằng Đại ca, lúc lại nói không bằng Nhị ca, lúc lại không bằng Tam ca, tóm lại bất kể lão Tứ giỏi giang thế nào thì với cái bóng của ba ca ca, rất khó để tài năng của lão Tứ được công nhận.
Nếu như tiên sinh dạy học là người ngoài, người thân bạn bè nói gì cũng không cần phải để tâm thì vấn đề là người chê lão Tứ nhiều nhất lại là trượng phu Trần Đình Giám.
Các đồng liêu ở chốn quan trường luôn khen trượng phu của bà ấy là người ôn tồn, nho nhã, chín chắn nhưng đối với các con, ông ấy luôn là một người cha nghiêm khắc.
Nhất là hồi đó ông ấy vẫn còn trẻ nên không có đủ lòng kiên nhẫn với các con.
Lão Đại xử sự chín chắn, lão Nhị ốm yếu, lão Tam khéo ăn khéo nói nên ba người con này ít khi bị mắng.
Tính lão Tứ khá hoạt bát nên thành thử hắn là người bị mắng nhiều nhất, hơn nữa hắn lại rất cứng đầu, càng mắng hắn lại càng không muốn học, bỏ trốn sang nhà vị quan võ kế bên học võ với con nhà người ta.
Bất kể là do xu hướng trọng văn khinh võ trên triều hay là do bản thân Trần Đình Giám vốn là quan văn, tóm lại, dù thế nào đi nữa, ông ấy cũng mong lão Tứ học hành tử tế, thi đậu công danh. Để ép lão Tứ bỏ học võ, ông ấy từng bất chấp sự phản đối của thê tử, dùng đủ chiêu từ cấm túc cho tới gia pháp, cuối cùng bà ấy không chịu nổi phải dọa bỏ về quê nhà để uy hϊếp trượng phu, trượng phu mới buộc phải mời thầy dạy võ cho lão Tứ.
Hai cha con đều không ưa gì đối phương. Năm lão Tứ mười tuổi, hắn cố chấp mang thầy dạy võ cùng hắn về Lăng Châu.
Nhớ lại những năm tháng mẹ con xa cách nhau, Tôn thị thở dài.
Cuối cùng, Hoa Dương cũng hiểu vì sao nhà Các lão lại có một vị công tử học võ.
“Ôi, ta phải về đây, nếu lão Tứ về muộn quá thì để ngày mai ta bảo nó. Công chúa chớ nóng giận với nó làm gì.”
Trước khi đi, Tôn thị vẫn không quên nhọc lòng nghĩ cho đứa con trai đi đâu mất tăm mất tích.
Hoa Dương cười tiễn mẹ chồng ra ngoài cửa sân, quay người lại, thấy Trần Kính Tông đi ra từ mé phòng hướng tây.
Mặt trời chỉ còn dư lại những tia nắng cuối cùng của ngày, hắn mặc áo vải, vóc dáng cao ráo, hai bên tay áo xắn lên tới tận khuỷu tay, lộ ra cánh tay chắc khỏe.
Hai phu thê gần như quay lại nhà chính cùng một lúc.
“Sao mẫu thân lại tới đây?” Trần Kính Tông hỏi nàng.
Hoa Dương cười: “Chỉ là chút chuyện vặt vãnh thôi, không đáng nhắc lại.”
Nàng thực sự không để bụng chút suy nghĩ hẹp hòi của La Ngọc Yến, có những nữ nhân coi trượng phu là niềm vinh quang của mình nhưng nàng là Công chúa, đáng ra nam nhân nào lấy được nàng mới phải lấy đó làm niềm vinh dự mới phải.
“Chàng đi tắm đi, lát nữa còn phải ăn cơm.”
Hoa Dương bỏ nam nhân ám mùi mồ hôi đầy người lại, đi vào trong nhà ngồi nghỉ ngơi trước.
Trần Kính Tông: ...
Hắn không thấy nàng tức giận chút nào, trái lại còn thấy nàng có phần kiêu ngạo và tự đắc!
...
Đêm xuống, Trần Kính Tông súc miệng đi súc miệng lại khá nhiều lần mới đi về giường.
“Tắt đèn đi.” Hoa Dương nói với giọng điệu không cho phép phản đối.
Trần Kính Tông: “Nhìn một chút thôi cũng không được sao?”
Hoa Dương nhìn hắn chằm chằm.
Trần Kính Tông không muốn làm hỏng tâm trạng của nàng nên ngoan ngoãn đi dập tắt hết toàn bộ đèn.
Khi hắn leo lên tới giường, hơi thở của hắn đã nóng hổi như lửa.
Hoa Dương nằm uể oải, Trần Kính Tông ôm nàng, nàng không hề có chút phản ứng nào như thể đã ngủ rồi, tới tận khi Trần Kính Tông đặt nàng ngồi lên ngực hắn, Hoa Dương mới giật mình thốt lên một tiếng, định dịch người qua chỗ khác.
“Cứ thế này đi.” Trần Kính Tông giữ chặt nàng lại.
Nhưng hắn nóng như bàn ủi, sao Hoa Dương có thể ngồi vững được?
Nàng đang định gợi ý Trần Kính Tông để mình nằm xuống thì đột nhiên hắn kéo bộ đồ ngủ mỏng tang của nàng trượt khỏi bờ vai.
Hoa Dương lập tức ôm lấy đầu hắn.
Đời trước uổng công lấy hắn bốn năm vẫn chẳng được hưởng mùi vị này lần nào, đời này đã biết điểm tuyệt vời của chuyện này rồi, Hoa Dương thật không nỡ để hắn chết.
Bất kể ban ngày hắn có nhiều tật xấu thế nào nhưng ban đêm, hắn thực sự rất tốt, dù cho bên ngoài còn có rất nhiều quan võ có vóc dáng cường tráng, nàng cũng chẳng buồn hao tâm tổn trí đi tìm người thứ hai.
Lúc khó có thể chịu nổi, suýt nữa Hoa Dương đã xé rách mất chiếc đệm gấm Tứ Xuyên mà nàng yêu quý nhất.
Hai người cứ quấn quýt với nhau như vậy tới tận canh ba, động tĩnh trên giường mới lắng lại.
Hoa Dương mềm nhũn người nằm nhoài trên l*иg ngực rộng lớn của Trần Kính Tông, cơ thể trắng mịn lên xuống theo từng nhịp thở khỏe khoắn của hắn.
Trần Kính Tông ôm vai nàng, vẫn chưa cảm thấy thỏa mãn, hắn nói: “Như thế này mới là phu thê, mới là những ngày tháng tốt đẹp, đợi để tang xong, ta sẽ để nàng có những trải nghiệm tốt hơn nữa.”
Hắn cực kỳ nhấn mạnh vào chữ “trải nghiệm”.
Dù sao đêm nay hắn cũng chỉ mới bỏ công sức mà chưa thu được chút lợi lộc nào, trong lòng vẫn hừng hực lửa.
Hoa Dương không tiếp chuyện mấy câu bậy bạ của hắn, ngón tay bất giác chạm vào xương quai xanh của hắn, mệt nhoài nói: “Ta muốn đi dâng hương cho lão thái thái.”
Trần Kính Tông kinh ngạc nhìn về phía nàng: “Dạo này trời nóng, nàng thậm chí chẳng mấy khi bước chân ra khỏi cửa, vậy mà lại muốn đi dâng hương sao?”
Hoa Dương khẽ nói: “Trời càng nóng thì càng chứng tỏ ta thành tâm.”
Trần Kính Tông đoán được ý của nàng: “Nàng muốn đi thật à?”
Hoa Dương đã kiếm được cớ, nàng vừa bấm móng tay lên da thịt rắn chắc của hắn làm hằn lên những dấu móng tay hình vầng trăng khuyết vừa chột dạ nói: “Dù sao chúng ta cũng đang để tang, vậy mà lại làm nhiều chuyện không hợp lễ giáo như vậy, có lẽ chàng không thấy có vấn đề gì nhưng ta thấy áy náy nên muốn tới trước mộ của lão thái thái để ăn năn, xin bà tha thứ cho ta.”
Dâng hương thì không sao nhưng Trần Kính Tông thực sự không muốn nàng phải vất vả trong cái thời tiết nắng nóng khó chịu này nên dỗ dành bảo: “Lão thái thái là nông dân nên không khắt khe nhiều chuyện vậy đâu…”
Hoa Dương cấu hắn thật mạnh.
Trần Kính Tông hít sâu một hơi: “Được, đi thì đi, vậy sáng mai đi luôn nhé? Tranh thủ mát trời, chúng ta đi sớm về sớm.”
Hoa Dương hài lòng, buông tay ra nói: “Để bữa kia đi, e là sáng mai không thể dậy nổi.”
Mặc dù Trần Kính Tông không bật cười thành tiếng nhưng l*иg ngực của hắn vẫn rung rung, rõ ràng là hắn rất tự hào về chuyện này.
Hoa Dương nghỉ ngơi nguyên cả ngày hôm sau, đến chiều tối, nàng và Trần Kính Tông tới chủ trạch gặp Tôn thị, Trần Đình Giám nghe nói Công chúa tới bèn để sách xuống, đi ra khỏi phòng.
Sau khi chào hỏi xong, Trần Kính Tông mở lời: “Nương, tối qua Công chúa nằm mơ thấy có một bà cụ, ta nghe nàng miêu tả thì thấy rất giống tổ mẫu, Công chúa hơi sợ nên cả ngày hôm nay luôn thấy bất an trong lòng, ta muốn sáng mai dẫn nàng đi thắp hương cho tổ mẫu.”
Hoa Dương phối hợp ăn ý tỏ vẻ thấp thỏm.
Tôn thị rất kinh ngạc, Công chúa chưa từng gặp lão thái thái bao giờ, vậy mà lại mơ thấy bà?
Bất kể chuyện này là thật hay giả nhưng nếu làm Công chúa sợ thì đây là lỗi của Trần gia.
Trần Đình Giám lên tiếng: “Có lẽ là do Công chúa tự hạ thấp địa vị đến túc trực bên linh cữu lão thái thái, bà vui quá nên mới vô tình phạm lỗi với Công chúa. Thế này vậy, ngày mai cả nhà chúng thần sẽ đi thắp hương cùng với Công chúa, thần sẽ dặn dò lão thái thái, bảo bà đừng tới quấy rầy Công chúa nữa.”
Mơ thấy lão thái thái chỉ là cái cớ để Hoa Dương và Trần Kính Tông đi dâng hương. Phản ứng của Trần Đình Giám trịnh trọng như vậy khiến Hoa Dương cảm thấy xấu hổ vì mình lừa dối cha chồng. Trong khi đó, Trần Kính Tông lại âm thầm cảm thấy buồn cười, mang tiếng là Trạng nguyên, Các lão, vậy mà lại tin vào quỷ thần.
Hắn tỏ vẻ khinh thường, Hoa Dương lập tức liếc xéo hắn, sao cha chồng lại tin vào quỷ thần cơ chứ, ông ấy nói vậy chẳng qua là để vỗ về nàng mà thôi.
Phò mã ngoan ngoãn trở lại, Hoa Dương nói với Trần Đình Giám: “Chuyện này không dám làm phiền phụ thân, nương và chư vị ca ca, tẩu tử phải vất vả, chỉ cần có phò mã đi cùng ta là được, đông người đi lại phiền phức, tốn thời gian, nếu để dân chúng xung quanh trông thấy, khéo lại nghi ngờ phủ chúng ta xảy ra chuyện lớn.”
Trần Đình Giám rất do dự.
Trần Kính Tông “xùy” một tiếng, bảo: “Có ta bảo vệ Công chúa rồi, ngài còn lo gì nữa?”
Trần Đình Giám bất mãn nhìn hắn, ông ấy sợ con trai mình làm bậy, không chăm sóc chu đáo cho Công chúa.
Nếu không phải Công chúa đang ở đây thì ông ấy đã nói huỵch toẹt ra rồi.
Hai cha con chẳng thể sống hòa thuận với nhau nổi một ngày. Tôn thị mệt mỏi đứng ra làm chủ: “Công chúa suy nghĩ thật chu đáo, vậy mọi chuyện đều nghe theo Công chúa sắp xếp, ta sẽ sai người chuẩn bị hương nến, sáng mai hai con nhớ mang thêm bốn tên hộ vệ.”
Trần Kính Tông định nói là không cần hộ vệ nhưng Hoa Dương cấu nhẹ người hắn một cái, mục đích chính của nàng là đi dâng hương, không hề làm gì bí mật, có hộ vệ đi cùng sẽ tốt hơn, chứng tỏ rằng nàng không hề kiếm cớ để rủ Trần Kính Tông ra ngoài đi du sơn ngoạn thủy.
Kế hoạch cứ thế được ấn định.
Sau khi đôi phu thê trẻ đi khỏi, Tôn thị trách móc trượng phu: “Để lão Tứ đi riêng với Công chúa thì vợ chồng son còn có thể bồi dưỡng một chút tình cảm, chàng bảo cả nhà già trẻ gái trai đi theo để làm gì?”
Trần Đình Giám cười phá lên như thể nghe thấy chuyện gì đấy rất buồn cười: “Lão Tứ như thế mà cũng mong Công chúa có tình cảm với nó sao? Rõ ràng là hai người khác nhau một trời một vực!”
Nếu như không có Hoàng thượng, Hoàng hậu chủ động tác hợp cuộc hôn nhân này thì dù da mặt Trần Đình Giám có dày gấp trăm lần, ông ấy cũng không dám cầu hôn cho lão Tứ lấy Công chúa của Hoàng gia.
Duyên phận đưa đẩy nên một người thô kệch như lão Tứ mới cưới được Công chúa, lão Tứ thì được hời mọi nhẽ còn bao nhiêu ấm ức Công chúa đều phải chịu hết!
Tôn thị nói đầy ẩn ý: “Ngay cả Hoàng thượng cũng khen lão Tứ oai phong, sao chàng lại chê bai như vậy, trông chàng có vẻ giống thân phụ của Công chúa hơn đấy.”
“Nói bậy!” Trần Đình Giám tái mặt, chẳng mấy khi mới gắt thê tử một câu, sau đó ông ấy lập tức nhỏ giọng giải thích: “Nàng đừng nói những lời đại nghịch bất đạo như vậy, coi chừng họa từ miệng mà ra.”
Tôn thị bĩu môi: “Nếu không kể đến những chuyện đó thì ta cho rằng tình cảm vợ chồng hoàn toàn không mấy liên quan tới thân phận của đôi bên. Nếu như Công chúa ghét bỏ lão Tứ thì chúng ta cũng đành chịu nhưng nếu như Công chúa không chê nó mà ngày nào chàng cũng khó chịu với lão Tứ thì e là cuối cùng, Công chúa sẽ trách tội chàng không nể mặt phò mã đấy. Mới hôm rồi, thê tử của lão Tam còn mới nổi nóng, nói bóng gió chê lão Tứ không học giỏi, chỉ được mỗi cái khỏe, Công chúa lập tức nổi giận ngay…”
Trần Đình Giám nhíu mày: “Thê tử của lão Tam nổi nóng? Nổi nóng với Công chúa?”
Tôn thị: “Ý của ta là, Công chúa đã có dấu hiệu che chở cho lão Tứ nhà chúng ta rồi, chàng…”
Trần Đình Giám không tin, ngắt lời thê tử: “Nói chuyện thê tử của lão Tam trước đã, ta là cha chồng không tiện ra mặt, nàng là mẹ chồng nên khuyên con dâu không được bất kính với Công chúa nữa.”
Tôn thị: “Con dâu đang có bầu, ta biết nói thế nào?”
Trần Đình Giám sầm mặt lại: “Có bầu cũng không được quên tôn ti trật tự, nàng không nói được thì gọi lão Tam tới, bảo nó nói.”
Tôn thị đau đầu: “Được rồi, được rồi, thôi để ta nói vậy.”
Nếu làm to chuyện này lên, Tôn thị sợ thê tử của lão Tam sẽ sinh non mất!
...
Sáng hôm sau, Trần Kính Tông và Hoa Dương xuất phát khởi hành từ sớm.
Quanh trấn Thạch Kiều có rất nhiều núi, trong số này có một ngọn núi được dân địa phương dành riêng để an táng người đã khuất, mộ tổ của Trần gia cũng được đặt ở đó.
Xa phu đánh xe, Công chúa và phò mã ngồi trong xe.
Xe ngựa vốn khá nhỏ, cả người Trần Kính Tông lại tỏa nhiệt, Hoa Dương cảm thấy rất bức bối, khó chịu.
Trần Kính Tông định vén rèm xe lên.
Hoa Dương gõ cán quạt vào tay hắn: “Làm vậy còn ra thể thống gì nữa?”
Nàng là Công chúa, há có thể vén rèm lên để mặc người ta nhìn ngó?
Nàng trách Trần Kính Tông cẩu thả, Trần Kính Tông cũng không chịu nổi thói thanh cao của nàng bèn quay lưng đi, mở rèm cửa sổ bên phía mình.
Hoa Dương lập tức giơ quạt tròn lên che mặt.
Trần Kính Tông thò đầu ra ngoài xe.
“Ồ, lão Tứ đi ra ngoài đấy à?” Có hàng xóm nhìn thấy hắn bèn cười ha ha chào hỏi.
Trần Kính Tông sống ở quê nhà lâu nhất, đối đãi với hàng xóm cũng có thể xem là hòa nhã, hắn đáp: “Đúng vậy, ta mơ thấy lão thái thái nên đi thắp cho bà nén hương.”
Hàng xóm: “Lão Tứ đúng là có hiếu.”
Người hàng xóm này vừa nói chuyện vừa tò mò nhìn vào trong xe ngựa.
Thế nhưng Trần Kính Tông giữ chặt rèm cửa, chỉ thò mỗi đầu và vai của mình ra ngoài nên hàng xóm không thấy được gì cả.
Khi xe ngựa rời khỏi thôn trấn, thấy xung quanh chỉ toàn đồng ruộng, không có bóng người nào, Trần Kính Tông mới vén cao rèm lên.
Làn gió sớm trong lành nhẹ nhàng thổi vào trong xe ngựa, Hoa Dương liếc nhìn Trần Kính Tông, chậm rãi hạ thấp cây quạt xuống.
Trần Kính Tông ngồi dựa người vào góc xe, đường hoàng nhìn thẳng vào khuôn mặt nóng nực tới độ ửng hồng và đôi môi căng mọng của nàng, thỉnh thoảng xe ngựa xóc nảy một chút khiến vạt áo của nàng rung lên làm người ta không dời nổi mắt.
Hoa Dương nhận ra, ánh mắt của hắn chẳng khác nào một đôi tay đang sờ vào người nàng.
Hắn càng nhìn lâu thì nàng càng thẹn thùng, cuối cùng thẹn quá hoá giận, nàng lại cầm cán quạt đánh hắn.
Trần Kính Tông kéo rèm xuống, sau đó hai tay giữ chặt cổ tay của nàng, ghì người nàng lên thành xe.
Đang giữa thanh thiên bạch nhật, lại có phu xe ngồi đằng trước, hộ vệ đi theo đằng sau, Hoa Dương nổi nóng, cắn răng mắng hắn: “Làm càn!”
Trần Kính Tông: “Ban đêm ta còn làm càn hơn thế này, chẳng phải nàng vẫn thích đó sao?”
Còn chưa dứt lời hắn đã lao vào gặm.