Sau Khi Thủ Tiết Ta Trọng Sinh

Chương 15

Xe ngựa càng đến gần chân núi, đường càng gồ ghề, xe càng xóc nảy dữ dội hơn.

Trần Kính Tông loay hoay mãi mới đeo lại được chiếc hoa tai bằng bạc đính trân châu vào tai phải cho Hoa Dương, vừa rồi hắn cảm thấy hoa tai quá vướng víu nên đã tháo ra.

Hắn ngồi thẳng người lên nhìn khuôn mặt đỏ bừng phụng phịu của Hoa Dương, dù có đang giận thì trông nàng cũng vẫn rất quyến rũ.

Công chúa để ý thể diện. Để tránh lộ sơ hở khi xuống xe, vừa rồi nàng thà rằng nhẫn nhịn phối hợp với hắn chứ quyết không giãy giụa mảy may để tránh trâm tóc trên đầu bị xộc xệch, tránh chiếc váy trắng giản dị trên người bị nhàu.

Giống như nàng tiên nữ đột nhiên bị làm phép không cử động được, lại bị mất hết phép thuật, mặc cho phàm phu tục tử tới gần giở trò với nàng, muốn làm gì thì làm.

Trần Kính Tông nhặt chiếc quạt tròn bị đánh rơi xuống ghế lên, vừa quạt gió chuộc lỗi với nàng vừa nghĩ thầm, đợi năm sau để tang xong, hắn nhất định phải thử ngay một lần trong xe.

Hoa Dương chẳng muốn nhìn hắn, vén nhẹ rèm cửa lên cho gió thổi vào, xua đi không khí mập mờ trong xe.

Đằng sau xe ngựa có tiếng vó ngựa lộc cộc của bốn thớt ngựa khỏe do bốn tên hộ vệ cưỡi. Hoa Dương hồi tưởng lại một lượt, cực kỳ chắc chắn mình không hề phát ra bất kỳ âm thanh nào.

Nhịp tim của nàng từ từ đều đặn trở lại, hơi nóng trên mặt cũng nguội dần.

Phu xe kêu “họ” một tiếng, xe ngựa dừng lại.

“Công chúa, phò mã, đằng trước là núi rồi.”

Hoa Dương nhìn chiếc tủ nhỏ được kê bên chỗ Trần Kính Tông, chiếc mũ có mạng che của nàng được để trên nóc tủ.

Lần này, họ không mang nha hoàn theo nên đương nhiên những chuyện đáng lẽ ra là nha hoàn làm đều rơi vào tay Trần Kính Tông.

Trần Kính Tông cầm chiếc mũ có mạng che lên, đội cẩn thận cho Hoa Dương.

Tấm mạng bằng lụa trắng nhẹ nhàng rủ xuống che mờ khuôn mặt của Công chúa, chỉ còn sắc hồng của đôi môi thấp thoáng ẩn hiện đầy quyến rũ phía sau lớp lụa mỏng.

Trần Kính Tông nhìn môi nàng một lần cuối, sau đó xuống khỏi xe ngựa, quay lại dìu nàng.

Ra khỏi thùng xe, làn gió buổi sớm nhẹ nhàng khoan khoái lập tức vờn quanh người Hoa Dương, nàng hít sâu mấy lần, tận hưởng làn không khí trong lành, phóng tầm mắt nhìn về phía trước, trước mặt nàng là một ngọn núi thấp xanh tốt cỏ cây, trên núi có con đường lát đá uốn lượn quanh co và lấp ló đâu đó những góc bia mộ nhuốm màu thời gian.

Trần Kính Tông dặn phu xe và hộ vệ ở lại đây, một tay hắn xách chiếc giỏ trúc đựng đầy vàng hương và đồ cúng, tay còn lại dìu tay Hoa Dương, hai phu thê sóng vai nhau tiến về phía trước.

Hoa Dương phát hiện ra đường đá ở đây rất sạch sẽ bèn hỏi: “Núi nào ở chỗ bọn chàng cũng đều có đường đá thế này à?”

Trần Kính Tông: “Sao có thể như vậy được, mấy ngọn núi kia chỉ là núi hoang thôi, ngọn núi này được dành riêng để an táng người thân, phải thường xuyên tới viếng nên mới làm thêm mấy con đường đá.”

Hoa Dương đang định nói gì đó thì một con bọ màu đen vỗ cánh bay o o tới gần, nàng sợ quá, vội ôm chặt cánh tay của Trần Kính Tông, trốn ra sau người hắn.

Trần Kính Tông vung tay lên, đánh bay con bọ vào trong bụi cỏ ven đường.

Cuối cùng, Hoa Dương không còn tâm trạng thư thái để thưởng thức phong cảnh nữa, nàng chỉ mong nhanh nhanh lên đó viếng lão thái thái rồi đi xuống.

Gió núi thỉnh thoảng thổi tốc tấm mạng che mặt của nàng lên, Trần Kính Tông thấy nàng cau mày, mặt tái nhợt, đây là vẻ mặt khi nàng khó chịu mà hắn đã hết sức quen thuộc.

Hắn trêu đùa bảo: “Ta đã nói là lão thái thái sẽ không để ý chúng ta làm những gì đâu rồi mà, nàng cứ khăng khăng phải theo quy tắc, giờ lại phải leo núi chịu khổ.”

Hoa Dương có suy nghĩ riêng của mình.

Trần gia là phú hộ của trấn Thạch Kiều, Trần Đình Giám đỗ Trạng Nguyên, sau đó không ngừng thăng quan tiến chức, người ở quê bèn tu sửa lại khu mộ của tổ trạch để nó nằm ở một ngọn núi riêng, trước các ngôi mộ đều có lát đá chỉnh tề, thuận tiện cho việc quét dọn.

Từ chân núi lên tới mộ tổ của Trần gia, hai phu thê đi đường núi chỉ mất khoảng một khắc*, dẫu vậy, Hoa Dương vẫn mệt thở không ra hơi.

*Một khắc bằng mười lăm phút.

Trần Kính Tông gỡ chiếc mũ có mạng che của nàng ra: “Ở nơi này chỉ có tổ tiên của nhà ta thôi, ngoài ra không còn ai có thể trông thấy nàng nữa đâu.”

Hoa Dương nhìn lại đoạn đường núi mình vừa leo, không cố chấp phải đeo bằng được nữa.

Trần Kính Tông bảo nàng ngồi nghỉ, còn hắn thì cầm chổi quét dọn qua một lượt các bia mộ, bày vàng hương, đồ cúng trước ngôi mộ mới đắp của lão thái thái.

Sau khi chuẩn bị xong xuôi đâu đấy, hắn mới quay qua gọi Hoa Dương: “Đến đây đi.”

Hoa Dương đi lại chỗ hắn, nhìn phiến đá cứng dưới chân, nhíu mày.

Từ nhỏ đến lớn, trừ dịp tế tổ Hoàng gia ra, còn lại chẳng mấy khi nàng phải quỳ, ngay cả ở trước mặt phụ hoàng, mẫu hậu, hầu như nàng cũng chỉ cần hành lễ thỉnh an là được.

Hơn nữa, quỳ lên loại đá tảng này rất khó chịu.

Trần Kính Tông liếc một cái là biết ngay nàng đang nghĩ gì, hắn “xùy” một tiếng rồi cởϊ áσ ngoài ra, gấp lại, để xuống mặt đất.

Hoa Dương cười, người này tục tằn thì cũng tục tằn thật nhưng nhiều lúc rất chu đáo.

Nàng quỳ xuống, Trần Kính Tông nói với bia mộ của lão thái thái: “Tổ mẫu, ngài thật có phúc, được cháu dâu là Công chúa tới quỳ lạy ngài, trên đời này có biết bao nhiêu là lão thái thái nhưng chỉ có mình ngài được hưởng đãi ngộ ngang hàng với các quý nhân ở Hoàng lăng như thế này thôi đấy.”

Lời trêu chọc này thật quá trắng trợn, Hoa Dương đưa tay lên véo eo hắn, không ngờ Trần Kính Tông lại siết chặt eo lại, vòng eo của hắn rắn chắc tới độ hại nàng không tìm ra được chỗ thịt mềm nào để véo.

“Chúng ta đang ở trước mặt tổ mẫu, nàng đừng động tay động chân với ta.” Trần Kính Tông quở trách nàng y như thật.

Hoa Dương: ...

Trần Kính Tông thắp ba nén hương đưa cho nàng.

Chuyện chính này quan trọng hơn, Hoa Dương nhận hương, nhìn bia mộ của lão thái thái, nhắm mắt lại, lẩm nhẩm đọc: “Lão thái thái, cháu dâu thành tâm đến đây chịu tang ngài, chưa từng nghĩ tới chuyện làm trái với khuôn phép, tất cả là do phò mã vô lại, ép buộc cháu.”

Trần Kính Tông: ...

Có một số việc đúng là hắn ép nàng thật nhưng riêng số thịt rừng đó thì hắn đâu ép nàng ăn?

“Mặc dù phò mã nhiều lần phá giới nhưng ta biết hắn thật lòng hiếu kính ngài.”

Trần Kính Tông ngẩn ra nhìn khuôn mặt trắng ngần của nàng, hàng mi dài và dày cụp xuống, thành kính như thể đang dâng hương trước mặt Phật tổ.

“Hôm nay, cháu dâu tới đây, một là để xin lỗi ngài, hai là xin lão thái thái trên trời có linh thiêng, phù hộ phò mã kiếp này bình an, không cầu được phong hầu phong tướng, chỉ mong gặp dữ hóa lành, sống lâu trăm tuổi.”

Nói đến đây, Hoa Dương mở mắt ra, mắt nàng long lanh ánh nước.

Nàng không nhìn sang Trần Kính Tông đứng cứng người ở bên cạnh, trịnh trọng lạy lão thái thái ba lạy, sau đó bước tới, cắm hương vào bát hương.

Trần Kính Tông: “Nàng…”

Hoa Dương đội mũ lên, thản nhiên nói: “Chúng ta về thôi.”

Vì sự khác thường của nàng, trên đường về Trần trạch, Trần Kính Tông không còn làm xằng bậy nữa, chỉ nhìn nàng mấy lần đầy nghiền ngẫm.

...

Sau khi đi thắp hương cho lão thái thái về, Hoa Dương lại quay về cuộc sống bình thường, ban ngày đọc sách hoặc luyện chữ, buổi tối thỉnh thoảng gọi Trần Kính Tông hầu hạ một phen.

Mặc dù chuyện ấy rất vui vẻ nhưng đêm nào cũng làm thì thực sự không thể chịu nổi nên Hoa Dương không thể thường xuyên chiều theo ý Trần Kính Tông.

Chớp mắt đã cuối tháng sáu.

Đêm nay, Trần Kính Tông đang ngủ say, chợt nghe thấy tiếng la hoảng hốt của Hoa Dương, nàng sợ hãi dán chặt cả cơ thể vào người hắn.

Trần Kính Tông trở người bế Hoa Dương lên, nhanh chân rời khỏi giường rồi mới để nàng xuống, nhanh tay kiểm tra tóc và lưng của nàng: “Côn trùng bò lên người nàng à?”

Sau khi kiểm tra không thấy côn trùng trên người nàng, hắn lại qua bên giường kiểm tra, nhất định phải đánh chết mới được.

Hoa Dương lắc đầu, nhào lại vào trong ngực hắn: “Không phải côn trung, ta mơ thấy ác mộng.”

Trần Kính Tông nghe vậy, bình tĩnh lại, vỗ vai nàng, bế bổng nàng trở về giường.

“Ác mộng gì vậy? Nàng kể ta nghe xem nào.”

Hiếm khi hắn mới thấy nàng yếu đuối như vậy nên giọng nói cũng dịu dàng hơn bình thường đôi chút.

Hoa Dương gối lên vai hắn, đan ngón tay vào tay hắn, trong lòng vẫn chưa hết sợ hãi: “Ta mơ thấy trời mưa to, mưa tới ngày thứ hai thì còn sông đầu trấn nước tràn bờ, nước lũ đυ.c ngầu chảy về phía thôn.”

Trần Kính Tông khẽ nhíu mày, hắn từng trải qua chuyện như vậy hai lần nhưng nước không ngập sâu, mưa tạnh là rút, dân chúng về quét dọn nhà cửa, cuộc sống vẫn tiếp tục như bình thường.

Nhưng hắn không dám nói chuyện này cho nàng, sợ Công chúa ở kinh thành chưa từng gặp chuyện này bao giờ sẽ lo lắng, hãi hùng cả mùa hè.

“Nằm mơ thôi mà, đừng tin là thật.” Trần Kính Tông tiếp tục dỗ dành.

Hoa Dương nắm chặt áσ ɭóŧ của hắn: “Ta biết là mơ nhưng những chuyện trong mơ chân thực như xảy ra thật vậy, nước càng ngày càng dâng cao, phụ thân bảo chúng ta lên núi tránh mưa, chàng sợ ta không đi được nên cõng ta suốt cả quãng đường…”

Động tác Trần Kính Tông vỗ vai nàng chậm lại một chút, mơ thấy lũ là chuyện bình thường nhưng nàng còn mơ thấy cả nhà đi lên núi?

Không chờ hắn suy nghĩ kỹ, cơ thể hắn đã phát sinh phản ứng vì Hoa Dương dán vào quá sát.

Vừa mới rồi, Công chúa còn vô cùng ỷ lại vào hắn, vậy mà bỗng nhiên, nàng lại đấm ngực hắn một cái rồi tức giận bỏ chạy.

Trần Kính Tông: ...

Hắn đuổi theo, giữ nàng lại nói: “Thân mật một chút, hôn mấy cái là hết sợ ngay thôi.”

Có người đẹp yêu kiều trong vòng tay, Trần Kính Tông hầu hạ Công chúa xong, hắn cũng thoả mãn phần nào, ngủ thϊếp đi, tới khi trời sáng, thấy Hoa Dương không để tâm tới giấc mơ kia nữa, hắn cũng quên bẵng luôn chuyện này.

Không ngờ ngày hôm sau, bầu trời của trấn Thạch Kiều cứ như thể bị chọc thủng một lỗ, trút cơn mưa xối xả xuống mặt đất.

Trần Kính Tông khoác áo tơi chạy ra vườn hoa nhỏ đằng sau, đắp mấy tấm ván gỗ lên che mưa cho khóm hoa mẫu đơn kẻo mẫu đơn mới trồng được một tháng đã bị cơn mưa này vùi dập chết mất.

Dù sao hắn cũng đã vất vả trồng chúng, nàng cũng thích chúng, Trần Kính Tông không nỡ để mọi thứ thành công dã tràng.

Lo xong cho mấy khóm mẫu đơn, Trần Kính Tông vội vàng trở về Tứ Nghi Đường. Vào tới sân, hắn trông thấy gian buồng của nhà chính mở toang một khung cửa sổ chạm trổ, Hoa Dương đứng ngẩn người bên cửa sổ, cơn mưa lạnh khiến khuôn mặt xinh đẹp của nàng trông càng trắng hơn, mang theo đôi nét âu lo.

Hai người bốn mắt nhìn nhau, Hoa Dương vẫy tay gọi hắn.

Trần Kính Tông giẫm nước mưa, chạy tới cửa nhà chính, đứng dưới mái hiên cởi chiếc áo tơi dính đầy nước ra, ống quần và giày của hắn đã ướt đẫm.

Hắn đưa áo tơi cho Triều Vân giữ rồi đi vào trong buồng.

Hoa Dương vẫn đang đứng bên cửa sổ, nghiêng người nhìn về phía hắn, thấy ống quần của hắn ướt sũng nước, nàng thắc mắc hỏi: “Chỉ là mấy khóm mẫu đơn thôi mà, chết thì trồng cây mới, sao chàng phải đội mưa đi lo cho chúng làm gì?”

Trần Kính Tông: “Mất mấy đồng mới mua được một cây mẫu đơn, sao phải lãng phí. Trái lại, nàng đó, đứng đây không sợ bị cảm lạnh hay sao?”

Ở trong mắt Trần Kính Tông, Hoa Dương là một đóa mẫu đơn xinh đẹp nhưng lại không chịu nổi gió táp mưa sa, mảnh mai đến tận xương tủy.

Hắn đi tới chỗ Hoa Dương, định bế nàng về giường.

Hoa Dương giữ chặt cánh tay của hắn, chỉ lên bầu trời nặng trĩu mây đen, nói: “Chúng giống hệt như trong giấc mơ của ta, mưa lớn, không có gió.”

Cuối cùng Trần Kính Tông cũng hiểu vì sao nàng cảm thấy lo lắng.

“Nàng sợ giấc mộng ấy trở thành sự thực à?”

Hoa Dương gật đầu: “Thật trùng hợp, ta vừa mới mơ như vậy thì lập tức trời đổ mưa y hệt luôn, chàng nghĩ liệu có phải là lão thái thái nghe thấy lời ta cầu nguyện nên cố ý báo mộng nhắc nhở chúng ta không?”

Sau khi sống lại, có rất nhiều chuyện Hoa Dương muốn thay đổi, chỉ một mình nàng làm thôi thì không đủ, nàng cần sự trợ giúp của Trần Kính Tông.

Thế nhưng, nàng không thể nói cho hắn biết chuyện mình sống lại được.

Nàng sợ Trần Kính Tông hoảng hốt vì chuyện kiếp trước hắn chết trên chiến trường, sợ Trần Kính Tông oán giận vì đệ đệ nàng giáng tội cho Trần gia.

Chung quy, nàng vẫn là con gái của hoàng thất, nàng vừa muốn mọi người của Trần gia có một kết thúc có hậu nhưng cũng muốn cha chồng và mọi người tiếp tục trung thành tuyệt đối, tận tụy cống hiến cho triều đình.

Nàng hi vọng đời này, đệ đệ và cha chồng có thể vua tôi một lòng tin tưởng lẫn nhau, cùng nhau kiến tạo nên một thời đại hòa bình, thịnh vượng!

Nàng có hùng tâm tráng chí nhưng trên đỉnh đầu lại vang lên tiếng Trần Kính Tông chế nhạo: “Nếu lão thái thái có muốn nhắc nhở thì cũng phải nhắc cháu trai ruột của bà chứ, sao bà lại không báo mộng cho ta?”

Hoa Dương lườm hắn: “Người muốn đi dâng hương là ta, người ăn năn là ta, người xin lão thái thái phù hộ cũng là ta, chuyện này có liên quan gì tới chàng đâu?”

Trần Kính Tông vẫn định phản bác nhưng Hoa Dương nói: “Hơn nữa, nếu lão thái thái muốn tiết lộ thiên cơ thì người bình thường sao có thể nghe được, có lẽ lão thái thái không nói được với chàng nên mới báo mộng cho ta vì ta là Công chúa.”

Mặc dù nàng toàn nói hươu nói vượn nhưng cũng khá có lý, nếu như là một người tin quỷ thần thì chưa biết chừng đã bị Hoa Dương hoàn toàn thuyết phục rồi.

Thế nhưng, Trần Kính Tông không tin quỷ thần, hắn lại càng không đời nào chịu thừa nhận chuyện thân thể của Hoa Dương thực sự cao quý hơn hắn.

Con rồng, cháu rồng gì chứ, Hoàng đế khai quốc của triều đại nào mà ban đầu chẳng là dân đen hay quan viên bình thường, tất cả là nhờ sau này nỗ lực nên mới khoác được tấm long bào lên mình.

Chẳng qua Hoa Dương chỉ tốt số, đầu thai vào bụng Hoàng hậu nên được mọi người yêu thương, chiều chuộng, ai nấy đều ra sức nịnh hót, bợ đỡ nàng.

Đối với Trần Kính Tông, nhan sắc và cơ thể của nàng có tác dụng hơn thân phận Công chúa của nàng nhiều. Nếu như dáng dấp của nàng không vừa ý hắn thì hắn còn lâu mới chịu hầu hạ nàng.

Hắn kéo Công chúa buồn lo vô cớ kéo vào trong vòng tay, nhìn ra ngoài cửa sổ nói: “Báo mộng như vậy quá huyễn hoặc, có khi chỉ là trùng hợp thôi, mai là tạnh mưa ấy mà.”

Hoa Dương không trông đợi có thể thuyết phục được Trần Kính Tông ngay từ hôm nay nên chỉ đáp hùa theo: “Mong là vậy.”

Buổi trưa, Hoa Dương chợp mắt trong tiếng mưa rơi, Trần Kính Tông lặng lẽ đi ra khỏi nhà một lần.

Hắn khoác áo tơi, đội mũ tơi, trời lại mưa như trút nước, dù hàng xóm có gặp cũng không ai có thể nhận ra hắn.

Trần Kính Tông đi thẳng tới khúc sông ở phía nam của thôn trấn.

Mưa to làm mực nước sông lên cao hơn, nước sông đυ.c ngầu chảy vội vã, dòng nước xiết cuồn cuộn trôi.

Cho dù không vì giấc mơ của nàng thì trời mưa lớn như vậy, kiểu gì ở trấn cũng sẽ đề phòng.

Khi Trần Kính Tông đang định đi nhắc ông cụ một tiếng thì sau lưng bỗng vang lên tiếng lý chính của trấn: “Các lão cẩn thận, chỗ này có vũng bùn.”

Trần Kính Tông quay người lại.

Hắn nhìn xuyên qua màn mưa dày đặc, trông thấy mấy bóng người di chuyển vội vã, người đi đầu mặc áo tơi, bước vội giẫm phải một hố nước đọng giữa đường, khuôn mặt cứng cỏi và đầy nghị lực đi thẳng về phía bờ sông.

Trần Kính Tông thôi không nhìn bọn họ nữa, cố ý đi xa ra vài bước.

Bên người Trần Đình Giám, ngoại trừ lý chính còn có cả Trần Bá Tông và Trần Hiếu Tông.

Trần Đình Giám quan sát mực nước sông xong, vuốt chòm râu dài ướt đẫm nước mưa, dặn dò lý chính: “Bắt đầu từ bây giờ phải cắt cử hai người thường xuyên giám sát mực nước sông, một khi thấy lũ về thì một người phải đi báo ngay cho ngươi và ta, một người đi báo tin cho dân chúng sống ở ven sông di tản tránh lũ.”

“Trong trấn có nhà nào mẹ góa con côi, người già sức yếu hay người ốm đau bệnh tật sống một mình không? Lập tức sai người lập danh sách, một khi lũ về phải cử người tới giúp họ di tản.”

“Bảo phu gõ mõ đi gõ mõ nhắc nhở mọi người gác lương thực lên trên cao để tránh bị ẩm.”

“Bố trí mấy người đi báo tin cho các thôn trấn khác nằm sát ven sông để mọi người để ý cảnh giác.”

Trời đổ mưa to như trút nhưng giọng nói ấy vang lên đầy đành thép, rắn rỏi.

Lý chính luôn miệng vâng dạ.

Trần Đình Giám tiếp tục đứng lặng người bên bờ sông, thoáng liếc mắt nhìn bóng người cao ráo khoác áo tơi đứng cách xa mấy trượng*, chỉ nhìn lướt qua rồi thôi.

*1 trượng khoảng 3,33 mét.