Triều Nguyệt nhìn ngọn lửa trong bếp lò, bảo Châu Nhi đứng trông lửa còn mình thì lau tay, đi ra khỏi bếp.
Cơn mưa nhỏ vẫn đang rơi tí ta tí tách, nặng hạt hơn so với lúc sáng sớm một chút.
Triều Nguyệt cầm chiếc dù để bên cạnh cửa lên, bung dù, chạy về phía nhà chính.
Triều Vân mới vừa lau dọn xong một lượt từ trong ra ngoài tất cả các phòng trừ phòng ngủ, khuôn mặt nhỏ nhắn ửng hồng, má đổ mồ hôi. Thấy tỷ muội xuất hiện ở cửa ra vào, Triều Vân ra hiệu giữ im lặng, sau đó bê chiếc chậu đồng ra ngoài, hai đại nha hoàn mỗi người ngồi xuống một chiếc ghế bên dưới mái hiên thì thầm to nhỏ với nhau.
Triều Nguyệt lo lắng nhìn về phía buồng trong: “Công chúa vẫn chưa dậy sao? Cháo hâm lâu quá, sắp đặc quánh lại rồi.”
Triều Vân cười, vớt chiếc khăn trong chiếc chậu đồng lên lau mặt.
Da Triều Vân rất trắng nhưng hôm nay nàng ấy lại có quầng thâm mắt.
Triều Nguyệt quan tâm hỏi: “Tối qua ngủ không ngon à?”
Triều Vân gật đầu.
Ban đầu, Công chúa có bốn đại nha hoàn theo hầu bên người. Hồi ở kinh thành, bốn người họ sẽ luân phiên trực đêm. Hiện tại, chỉ còn Triều Vân và Triều Nguyệt đi theo Công chúa tới Lăng Châu. Triều Nguyệt chịu trách nhiệm lo ba bữa mỗi ngày đã đủ mệt lắm rồi, công việc trực đêm được giao hẳn cho Triều Vân. Lâu lắm rồi Triều Nguyệt không trực đêm, hơn nữa, hồi ở kinh thành, Công chúa và phò mã cũng không cần hầu hạ chuyện tế nhị nên Triều Nguyệt không đoán ra được nguyên nhân.
Nghĩ đến chuyện nhà phò mã đang để tang, Triều Vân do dự một lát, cuối cùng quyết định giấu giếm chuyện này, ngay cả tỷ muội thân thiết cũng không kể cho biết.
Thế nhưng, khi nghĩ đến động tĩnh mình nghe được lúc đêm khuya, Triều Vân lại không khỏi đỏ mặt.
Bỗng nhiên, trong phòng vang lên tiếng chuông lanh lảnh.
Công chúa dậy rồi!
Hai nha hoàn nhìn nhau một cái, sau đó Triều Nguyệt về bếp chuẩn bị bữa sáng, gọi Châu Nhi mang nước vào phòng tắm, còn Triều Vân thì bưng một ấm trà xanh vào trong buồng.
Sau khi để ấm trà xuống, Triều Vân bước tới bên giường, thuần thục vén rèm lụa bên ngoài lên.
Hoa Dương nằm uể oải trên giường, toàn thân mệt mỏi, không còn chút sức lực nào.
Nàng nhìn Triều Vân rồi lại nhìn khung cửa sổ khắc hoa khép kín phía đằng xa.
Ánh sáng ngoài cửa sổ hơi tối, đầu óc Hoa Dương mơ màng: “Đã hoàng hôn rồi sao?”
Nàng loáng thoáng nhớ lúc sáng sớm, khi Trần Kính Tông rời giường, hắn còn đòi ôm nàng, nàng đuổi hắn đi rồi lại ngủ thϊếp đi, chẳng lẽ nàng đã ngủ nguyên cả ngày trời rồi sao?
Triều Vân cười nói: “Mới giờ Tỵ một khắc* thôi ạ nhưng do trời mưa nên trong phòng mới tối.”
*Giờ Tỵ một khắc tương đương chín giờ mười lăm phút sáng.
Hoa Dương hiểu ra, nàng lại hỏi: “Phò mã đâu rồi?”
Vẻ mặt Triều Vân hơi phức tạp: “Phò mã qua bên hoa viên rồi ạ, ngài ấy không ngại mưa, bảo rằng phải nhân hôm nay mát trời làm nốt cho xong.”
Làm gì có phò mã nào như vậy chứ, dù sao hắn cũng là Tứ gia của nhà Các lão, vậy mà hành vi cử chỉ chẳng khác gì một gã sai vặt chuyên làm những công việc nặng nhọc, chẳng câu nệ chút nào.
Đêm qua Công chúa kêu lên như vậy có phải là do phò mã cũng dùng những trò của đám thôn phu quê mùa tra tấn Công chúa không?
Nghĩ tới chuyện này, Triều Vân lo âu quan sát chủ tử nằm trên giường.
Mùa hè, trời nóng, Hoa Dương mặc loại áσ ɭóŧ mỏng nhất, chất gấm mỏng tang trong suốt như cánh ve, nhất là chỗ bả vai và cánh tay hoàn toàn không che nổi da thịt của nàng.
Triều Vân chỉ nhìn sơ qua thôi đã thấy có mấy vết bầm xanh đỏ.
Sắc mặt Triều Vân trắng bệch, khó lòng che giấu.
Hoa Dương nhìn theo hướng nàng ấy nhìn, trông thấy vai mình như vậy cũng chẳng lấy làm bất ngờ, đợi một lát cho đầu óc tỉnh táo lại, sau đó nàng thản nhiên nói: “Ta khát, đi rót cho ta chén trà.”
Triều Vân đành phải đi châm trà.
Hoa Dương chậm rãi ngồi dậy.
Lúc nàng uống trà, Triều Vân còn nhìn thấy nhiều vết tích hơn nên không nhịn nổi nữa, nức nở hỏi: “Công chúa, có phải phò mã ức hϊếp ngài không?”
Tính tình cẩu thả thì còn có thể chịu đựng được nhưng nếu như phò mã dám tra tấn Công chúa, nàng ấy có chết cũng phải về kinh tố cáo chuyện này cho Hoàng thượng và Hoàng hậu biết!
Hoa Dương thấy nàng ấy đau lòng cắn răng nghiến lợi, cười nhạt nói: “Hắn đâu dám.”
Đêm qua, lúc bảo Trần Kính Tông quay người lại là nàng đã chuẩn bị sẵn tinh thần hắn sẽ “được voi đòi tiên” nhưng chỉ cần nàng còn tỉnh táo thì nhất định sẽ không để Trần Kính Tông đắc thủ, khiến mình phải mạo hiểm uống liên tiếp hai viên thuốc tránh thai trong vòng ba tháng.
Trần Kính Tông cũng không khiến nàng thất vọng, dù hắn có thèm khát cỡ nào cũng không dám làm trái ý nàng, giở trò cưỡng ép.
Triều Vân dụi mắt, thấy Công chúa cười rất mực cao quý, ung dung, nàng ấy lập tức tin tưởng Công chúa thực sự không hề chịu khổ, sau đó lại nghĩ tới những âm thanh tối qua mình nghe thấy…
Triều Vân chưa từng trải nghiệm chuyện nam nữ hoan ái cuối cùng cũng hiểu rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì, có lẽ là giống như bị muỗi cắn một cái, lúc mình vỗ đét được nó thì vừa đau mà cũng vừa sướиɠ.
Hoa Dương ngâm mình trong nước ấm thư giãn toàn thân, ăn xong bữa “sáng”, nàng ngồi bên khung cửa sổ chạm trổ mở toang, vừa phe phẩy cây quạt tròn vừa ngắm mưa rơi.
Theo những gì nàng nhớ được thì đợt mưa nhỏ này sẽ không kéo dài lâu, tiếp theo, trời sẽ nóng nực hơn nửa tháng trời, ai ai cũng ngóng trông mưa một trận cho mát nhưng tới khi mưa tới thật thì lại mưa quá to, ròng rã suốt ba ngày ba đêm.
Đến buổi trưa ngày thứ hai kể từ khi trời bắt đầu đổ mưa to, trước sự theo dõi sát sao của người dân trong thôn trấn, mực nước sông ở khúc sông chảy qua mạn phía nam của trấn Thạch Kiều cuối cùng cũng dâng cao ngang bờ, chảy tràn vào nhà dân ở những nơi đất trũng, chủ nhà buộc phải mang người nhà vội vã bỏ chạy.
Vậy là lũ tới.
Khi nước lụt dâng ngập quá một nửa số hộ trong thôn trấn mà trời thì vẫn còn tiếp tục mưa to không hề giảm, cha chồng quyết định dẫn dân chúng cả trấn lên trên núi.
Theo lời mọi người kể thì cứ cách vài năm, nơi này lại bị lũ lụt một lần, chỉ cần chờ tạnh mưa là nước lũ cũng sẽ rút, ngọn núi sau làng này chưa từng bị sạt lở lần nào nên mỗi khi gặp lũ lụt, dân làng lại kéo nhau lên trên núi lánh nạn, chờ nước rút lại quay về.
Dân chúng đã quen với cảnh này nên không mấy ai cảm thấy sợ hãi. Thế nhưng, đây là lần đầu tiên trong đời Hoa Dương trải qua chuyện này, nàng có cảm tưởng như trời sắp sập đến nơi mất rồi! Lúc được Trần Kính Tông cõng lên trên núi, nàng nhìn thấy dòng nước lũ nhấn chìm hầu khắp mọi con đường trong trấn, trong đầu nàng lúc ấy nghĩ, sớm muộn gì rồi nước cũng sẽ cuốn tới chân nàng, nuốt chửng nàng.
Nàng vốn đã ghét Trần Kính Tông sẵn, giờ tại theo hắn tới Lăng Châu nên mới gặp phải chuyện nguy hiểm thế này nên khi Trần Kính Tông đưa nàng tới nơi an toàn, Hoa Dương nhìn hắn chẳng khác gì như nhìn thấy kẻ thù.
Tới khi nước rút, mặc dù Trần trạch không bị nạn nhưng sân nhà cũng ngập đầy bùn đất. Hoa Dương nhìn bọn nha hoàn bận rộn chạy tới chạy lui thu dọn, trong lòng càng thấy khó chịu hơn.
Trong hai năm ở Lăng Châu, Hoa Dương ngỡ như mình đã phải trải qua mọi nỗi khổ trên đời này, ăn không ngon ngủ không yên, côn trùng có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, lại còn gặp phải cả thiên tai chết người.
Đương nhiên nàng biết trên đời này còn có rất nhiều người dân nghèo khổ chịu đói chịu rét nhưng nàng chưa từng thấy nên không hiểu, cứ nghĩ những gì mình phải chịu đựng đã là khổ nhất trần đời rồi.
Tới khi Trần Kính Tông chết trận, trở thành người thân đầu tiên của nàng đột tử, tới khi tận mắt nhìn thấy mọi người của Trần gia đau đớn, Hoa Dương mới hiểu, khi tướng sĩ hy sinh, thân bằng quyến thuộc của họ sẽ phải chịu đựng những gì.
Đó là lần đầu tiên bản thân Hoa Dương hiểu được sự nặng nề ẩn sau hai chữ “thắng thua” đơn giản của chiến tranh.
Tới khi Trần Bá Tông chết oan trong ngục, tận mắt nhìn thấy những người khác của Trần gia mặc áo tù phong phanh đi tới phương xa giữa trời tuyết giá rét, Hoa Dương mới hiểu, những nỗi khổ mà nàng từng trải qua đều chẳng là gì cả.
Sống lại khi mình mười tám tuổi, Hoa Dương vẫn là Hoa Dương, một Hoa Dương sẽ không để mình phải chịu khổ nếu điều kiện cho phép nhưng nhờ những trải nghiệm ở kiếp trước nên Hoa Dương không còn thấy khó chịu vì Tứ Nghi Đường chật chội, không còn thấy Trần Kính Tông toàn những điểm xấu, cũng không sợ cơn lũ có vẻ như đáng sợ nhưng thực tế chẳng gây ra bất kỳ thương vong nào kia.
Trái lại, nàng muốn lợi dụng trận lũ này để sớm ngày vạch trần sự tham lam của Tề thị.
Đông viện tham ô một trăm hai mươi nghìn lượng, hầu hết khoản tiền này được hối lộ sau khi cha chồng nàng thăng chức lên làm Thủ phụ nhưng cũng có hơn hai mươi nghìn lượng đã được đút lót từ trước khi cha chồng nàng làm Thủ phụ.
Nói cách khác, hiện tại đã tồn tại quyển số đó. Khi lũ tới, mọi người của Trần gia phải di chuyển tài sản, chắc chắn Tề thị sẽ mang cả quyển sổ đó theo!
Thế nhưng, đáng lẽ ra Hoa Dương không thể biết chuyện sổ sách ở trong tay Tề thị, cho nên nàng cần một người giúp nàng có “đủ cả nhân chứng lẫn vật chứng”!
Trần Kính Tông chính là ứng cử viên số một.
...
Cuối cùng, sau một tháng lẻ năm ngày, Trần Kính Tông đã làm xong vườn hoa!
Mặt đất được rải đầy đá cuội, những khối đá xanh xếp ngang dọc thành lối đi, trúc xanh và cây phong được bấng từ trên núi xuống, mẫu đơn lấy từ một nhà vườn trong trấn, chỉ có bộ bàn ghế đá là phải sai người vào thành Lăng Châu mua.
Trận mưa nhỏ vừa rồi tới rất đúng lúc. Lá trúc, lá phong trong vườn mọc lên xanh mướt, hoa mẫu đơn đã tàn gần hết nhưng vẫn còn sót lại dăm đóa đọng nước mưa trên những đài hoa.
Chiều hoàng hôm hôm ấy, Hoa Dương ra hoa viên ngắm hoa, bắt gặp Tôn thị và hai tẩu tử.
La Ngọc Yến đã có thai được tám tháng, bụng to hơn trước, mặt mày yêu kiều, nàng ta thân mật khoác tay Tôn thị bình phẩm cảnh quan trong vườn, đại tẩu Du Tú không giỏi ăn nói đi tụt lại đằng sau hai bước.
“Công chúa tới rồi!”
Nhìn thấy Hoa Dương, Tôn thị cười càng hiền từ hơn.
La Ngọc Yến mím môi, thức thời buông tay ra.
Bất kể La Ngọc Yến có nói năng ngọt ngào thế nào, tỏ ra ngoan ngoãn trước mặt mẹ chồng ra sao thì ở trong mắt mẹ chồng, đừng nói là nàng ta hay Du Tú, e là ngay cả mấy người con trai ruột cũng không thể sánh bằng Hoa Dương.
“Nương cũng tới ngắm hoa sao?” Hoa Dương bước tới chỗ mẹ chồng, cười hỏi.
Tôn thị cười tủm tỉm: “Đúng vậy, bình thường trông lão Tứ tục tằn như thế, không ngờ lại xây được vườn hoa đẹp thế này, ta thấy sau này cũng không cần phải sửa lại nữa đâu, cứ để nguyên thế này đi.”
Hoa Dương nhìn xung quanh. Với điều kiện hiện tại của Trần trạch thì vườn hoa này đúng là đẹp thật.
La Ngọc Yến tự biết thân phận mình thua kém Hoa Dương nhưng nàng ta trộm nghĩ, mình hiếu kính mẹ chồng như vậy nhưng vì thân phận mà nàng ta phải chịu cúi đầu trước Hoa Dương, trong lòng cảm thấy không thoải mái. La Ngọc Yến xoa bụng, nở nụ cười, nói xen vào: “Ngày xưa, nương thường hay tiếc nuối vì Tứ đệ không chịu đọc sách, khăng khăng theo đường quan võ, giờ xem ra học võ cũng có cái hay của học võ, Tứ đệ thật giỏi giang, một mình làm nhiều như vậy vẫn không mệt, chẳng như Tam ca của đệ ấy, đi cày cuốc với phụ thân mấy hôm thôi đã rên đau lưng rồi.”
Bản triều coi trọng quan văn hơn quan võ. Lời này của La Ngọc Yến thoạt nghe thì có vẻ như là khâm phục Trần Kính Tông nhưng thực ra là đang khoe khoang trượng phu Trần Hiếu Tông học giỏi.
Trồng trọt chỉ là trò gϊếŧ thời gian lúc nhàn rỗi của mọi người trong Trần gia, có làm giỏi cỡ nào cũng chẳng có gì đáng khen, đâu thể nở mày nở mặt bằng việc thi đậu Thám hoa.
Trước đây, La Ngọc Yến đã từng nói vậy không ít lần.
Kiếp trước, Hoa Dương luôn xấu hổ vì Trần Kính Tông quá tục tằn, mỗi lần gặp phải tình huống này, dù không thích nghe nhưng nàng cũng biết đấy đúng là sự thật nên không muốn nói đỡ lời nào cho Trần Kính Tông.
Thế nhưng, giờ thì khác, nàng biết Trần Kính Tông sẽ là anh hùng trên trận mạc nên không muốn dung túng cho La Ngọc Yến hạ thấp hắn.
“Tam tẩu nói vậy phải chăng là có ý bóng gió quan võ chỉ được cái khỏe, không được tích sự gì khác phải không?”
Hoa Dương vẫn cười nhưng ánh mắt nhìn về phía La Ngọc Yến lại trở nên nghiêm khắc.
Nàng là Công chúa, nàng đối xử hiền hòa với mọi người là do nàng tốt tính. Nếu ai dám được đà lấn tới, Hoa Dương sẽ không nể nang chuyện đối phương có đang mang bầu hay không.
La Ngọc Yến tái mặt.
Nàng ta không ngờ rằng mình chỉ thuận miệng nói như vậy thôi mà cũng bị Hoa Dương phản bác lại, rõ ràng trước đây khi nàng ta nói như vậy, Hoa Dương luôn ngấm ngầm thừa nhận, còn quay qua chê bai Trần Kính Tông.
La Ngọc Yến bối rối nhìn mẹ chồng, bất giác chối bay chối biến: “Không phải vậy, Công chúa hiểu lầm rồi, ta thật lòng bội phục Tứ đệ nên mới nói vậy, hoa viên này thật đẹp biết bao, đúng không đại tẩu?”
Trong tình huống cấp bách, La Ngọc Yến quay lại kéo Du Tú vào cuộc, chỉ cần Du Tú khen vườn đẹp thì La Ngọc Yến sẽ thoát khỏi thế bí.
Trong bốn người mẹ chồng, nàng dâu, so với Hoa Dương và La Ngọc Yến thì xuất thân của mẹ chồng Tôn thị khá thấp nhưng tốt xấu gì thì lúc sinh thời, phụ thân của bà ấy cũng từng đỗ cử nhân, còn làm chức giáo dụ* ở quan học**, dù lớn dù nhỏ thì cũng là một chức quan.
*Giáo dụ là chức vụ quản lý kỷ luật và khuyên răn học trò ở quan học.
**Quan học là trường học do triều đình lập ra.
Xuất thân của Du Tú còn thấp hơn, phụ thân của nàng ấy chỉ là một tú tài.
Năm xưa, Du phụ và Trần Đình Giám cùng nhau tới thành Lăng Châu thi Hương, trên đường đi bị một chiếc xe ngựa lao tới va phải, trong lúc nguy cấp, Du phụ đã xô Trần Đình Giám ra. Trần Đình Giám bình an vô sự nhưng Du phụ bị xe ngựa tông trúng khiến chân bị thọt, từ đó không thể tham gia khoa cử được nữa*. Trần Đình Giám nhớ ơn cứu mạng của bạn hiền nên đề nghị, nếu như sau này Du phụ sinh được nữ nhi thì sẽ kết thông gia với trưởng tử của ông ấy.
*Theo thể chế phong kiến cũ, người muốn tham gia khoa cử thì ngoại hình phải đoan chính, không được có khuyết tật.
Nhờ có lời hứa hẹn thông gia từ bé này mà Du Tú mới lấy quan Trạng nguyên Trần Bá Tông.
Du Tú vốn tính dịu dàng, luôn sợ sệt vì xuất thân của mình nhưng nàng ấy không ngốc, nàng ấy vẫn biết hai em dâu cao quý đang cãi nhau.
Du Tú không dám thiên vị bất kỳ bên nào nên cúi đầu xuống theo thói quen.
La Ngọc Yến sốt ruột lay cánh tay của Du Tú.
Lúc này, Hoa Dương đột nhiên bật cười khe khẽ một tiếng cụt lủn ngập tràn trào phúng đối với La Ngọc Yến.
“Nương, mọi người cứ ngắm cảnh tiếp đi, ta đi tìm phò mã, thuật lại những lời ca ngợi của Tam tẩu cho chàng nghe, chắc chắn chàng sẽ vui vẻ.”
Hoa Dương không muốn tiếp tục đứng xem La Ngọc Yến bị bẽ mặt, gật đầu chào mẹ chồng rồi dẫn Triều Vân đi khỏi đây.
Nàng vừa đi, La Ngọc Yến lập tức rơi lệ, ấm ức nhìn Tôn thị: “Nương, con thực sự không có ý đó, Công chúa hiểu lầm con...”
Trong lòng Tôn thị hiểu rất rõ, nếu như không phải La Ngọc Yến đang có thai thì kiểu gì bà ấy cũng phải răn dạy mấy câu nhưng thấy La Ngọc Yến đang vác bụng bầu to, tiểu thư Hầu phủ ngàn dặm xa xôi theo họ đến Lăng Châu cũng chẳng dễ dàng gì, Tôn thị đành giả vờ hồ đồ, cười vỗ nhẹ bàn tay của La Ngọc Yến: “Được rồi, chỉ là chút chuyện nhỏ thôi mà, đừng khóc nữa, để chốc nữa nương sẽ giải thích thay cho con, Công chúa sẽ không trách tội con đâu.”
Được lời như cởi tấm lòng, La Ngọc Yến khóc thút thít thêm mấy tiếng nữa rồi nín khóc.
Sau đó, Tôn thị phải đi gặp Hoa Dương để giúp La Ngọc Yến “làm sáng tỏ hiểu lầm”.
Bà ấy vừa đi khỏi, nét mặt La Ngọc Yến lập tức không còn tủi thân nữa, nàng ta quay qua chất vấn Du Tú: “Đại tẩu, vừa rồi sao ta hỏi mà đại tẩu không nói gì, chẳng lẽ đại tẩu cảm thấy vườn hoa này Tứ đệ xây không đẹp sao?”
La Ngọc Yến phải cung kính với Hoa Dương nhưng lại ngập tràn kiêu căng với Du Tú.
Du Tú vẫn cúi đầu, luống cuống nắm chặt ống tay áo.
La Ngọc Yến “hừ” một tiếng, gọi nha hoàn lại dìu mình, thong thả trở về Phù Thúy Đường.
Du Tú tiếp tục đứng nán lại bên một lùm hoa mẫu đơn, định bụng đợi La Ngọc Yến đi xa rồi mới về.
“Phu nhân, ngài là trưởng tẩu, cớ gì phải sợ Tam phu nhân?”
Nha hoàn Bích Đào xích lại gần người Du Tú, tỏ ý sốt ruột thay cho chủ. Nàng ta là đại nha hoàn Tôn thị ban cho Du Tú khi Du Tú mới vừa bước chân vào Trần gia.
Du Tú cười buồn, lắc đầu, khom người xuống, nhổ cây cỏ dại mới nhú mầm lên sau cơn mưa mọc xen lẫn trong bụi hoa mẫu đơn đi.