Xuyên Vào Làm Nông Rồi Được Đưa Về Làm Tiểu Thư

Chương 6: Kết Thúc Và Khởi Đầu

Giới thiệu sơ sơ: ( gia đình nữ chính)cha tên Bình/mẹ tên An/chị hai tên Hạnh/ anh ba tên Phúc còn ông nội tên Hoàng. (Ngu Đại: mình không dám đặt “họ” vì sợ trùng tên người với lại đặt có đôi có cặp cho dễ nhớ, đúng hong)

Gia đình nhà năm người nói chuyện hồi lâu thì Thanh

Giang đưa ra một đề nghị nhỏ:

- Con sẽ về lại làng, giải quyết hết mọi thứ trong vòng 1 tuần rồi mới trở về đây ở.

Cả nhà đang vui vẻ nhưng khi nghe cô nói như vậy thì tâm trạng hụt hẫng một chút nhưng cũng đành chịu thôi.

Khi đưa cô về trước làng, mẹ An dặn dò đôi điều, cô gật gật đầu rồi về “nhà”. Việc đầu tiên cô làm là lấy cái da lợn đã được làm sạch đưa qua nhà mẹ con Minh Châu coi như là trả ơn giùm cố chủ, sau đó hàn huyên đôi ba câu với hai mẹ con họ. Kết thúc việc này thì việc khác lại đến, chính là mấy phần thịt lợn còn quá nhiều,lấy hết 10 phần ra để 3 phần ăn qua ngày, 7 phần còn lại đem đi bán, 4 phần bán sống 3 phần nướng lên rồi bán.

(Ngu Đại: người tính không bằng trời tính)

Nghĩ vậy Thanh Giang xách đồ nghề đi ra chợ, tìm một vị trí đông người mà bày bán. Lúc đầu thì cũng chỉ có người ngó xem thôi chứ chưa có mua, cô nghĩ ra thêm kế nữa là cho ăn miễn phí miếng đầu để dụ, đúng như dự đoán, người thứ nhất ăn một miếng thịt nướng mà cái meme nó pơ phẹt gì đâu á. Sau đó thì nhiều người hơn bu lại mua quá trời và cứ thế bán hết 5 phần thịt nướng, còn hai phần sống thì cũng có người mua luôn rồi.

Đến chiều là Thanh Hà đã về đến nhà, hiện giờ cô đang dọn dẹp và chuẩn bị “lên đường”. Đi sâu vào giấc ngủ, linh hồn “Thanh Giang” lại hiện ra nói chuyện với “Thanh Hà”.

- Xin chào, tôi là Thanh Giang hân hạnh được gặp cô.

Thanh Hà hỏi:

- Tại sao tôi lại xuyên vào đây ? Còn cô bây giờ như thế nào ?

(Ngu Đại: bả bình tĩnh dử)

Thanh Giang kể tóm tắt chuyện của mình:

- Khi tôi bị bọn đó bán đi, mặc dù ông Hà không phải là người mua nhưng không biết vì sao ông ấy lại ở cùng tôi, tôi cũng không biết lí do của ông ấy là gì, khi tôi có nhận thức về thế giới này, lúc nào tôi cũng thấy ông ấy uống rượi hết, mà tâm trạng bình thường thì chẳng đánh đập hay sai tôi còn tức giận lên vì ai đó hoặc là tôi làm gì sai thì lại đánh tôi rất nhiều. Cho đến khi lớn lên tình trạng này vẫn tiếp tục, gia đình ruột khi đó cũng đã tìm thấy tôi nhưng chú ba biết được tin cơ mật này, ông sai côn đồ đến tận làng đánh đập tôi.

Thanh Hà vừa khóc vừa oai oán nói tiếp:

Đến nổi mà “người không ra người, quỷ không ra quỷ” mới buông tha. Cho dù như thế thì tôi cũng không có ý định tự sát nhưng chú ba cũng không buông tha mà tiếp tục sai người đi làm nhục tôi, tôi là kiểu người “chết vinh còn hơn sống nhục” nên cuối cùng chọn cách nhảy xuống sông, tự giải thoát cho chính mình.

Thanh Giang hỏi:

- Tôi có thể giúp gì cho cô ?

Thanh Hà trở lại dáng vẻ bình thường, ổn định tâm trạng bảo:

- Tôi cũng không cần cô giúp gì nhưng xin cô thay tôi sống tốt, hãy cảnh giác chú ba là được rồi.

Nói xong Thanh Giang dần dần tan biến, trước khi cô đi còn vui vẻ nhìn Thanh Hà, Thanh Hà biết cuộc đời cô gái này thật bất hạnh nên sẽ thay cô sống thật hạnh phúc.

Khi ông mặt trời ló dạng, Thanh Hà chào đón một ngày mới sau giấc ngủ tưởng chừng là ngon ghẻ, cô cầm giỏ lên núi nhặt củi, đi được một đoạn bổng chợt dừng lại, hình như là có một con sóc không biết vì lí do gì mà bị thương ở chân, nó nằm bên bờ hồ đau đớn một cách vật vã.

Thấy cô nó định trốn đi nhưng quá đau nên không nhúc nhích được, Thanh Hà nhìn mà tội nghiệp bèn tìm lá bàng, đem bé về nhà rồi lấy lá bàng mới vừa kiếm được, sơ chế làm thuốc đắp lên vùng chân cho nó, con sóc không kháng cự nữa, rất biết điều để im cho Thanh Giang chăm.

Sau khi chữa cho bé xong xuôi thì cô cũng đi ngủ luôn, đến sáng lại lên núi bắt một ít sâu, nhộng cho nó ăn.

(Ngu Đại: tui hong hiểu cái lô gíc của bà nữ chính thiệt, bả làm việc cho tổ chức nhiều như vậy mà không mệt, nhưng xuyên đến đây lại mệt, chán con tui ghê ????)

Giải quyết hết những cái việc nên làm thì Thanh Hà tiếp tục lên núi để tập luyện, nâng cao sức khoẻ là một cái,mạnh mẽ là một cái, tăng sức đề kháng là một cái nữa.

Tập cho đến khi mệt lã người rồi mới về nhà nghĩ ngơi, trong một tuần đó những việc như vậy cứ lặp đi lặp lại cho đến ngày gia đình rước cô về.

Trên chiếc xe quý sờ tộc màu đen, có bốn người trong tâm trạng háo hức đang trên đường đến ngôi làng xa xôi hẻo lánh nào đó để rước ai đó về. Bên này Thanh Giang ôm bé sóc lên núi trả nó về với tự nhiên, nhưng có vẻ như là bé nó không chịu, hành động kiểu nắm chặc ngón tay cô không buông. Hết cách, cô cũng đành cho nó đi theo mình với điều kiện là phải im lặng, không dòm ngó lung tung.