Mùa Xuân Khát Khao Làm Anh Đào Nở Rộ

Chương 24: Tao chào hỏi với bạn gái tao, mày là ai?

Gần khu ký túc xá của Trường Trung học số 1 có hai dãy nhà ba tầng, lần lượt là căn tin cũ và mới. Hai dãy nhà chỉ cách nhau một con đường rộng hai mét.

Hai căn tin mỗi bên có một ưu điểm riêng: Căn tin mới có điều kiện tốt, giá cả đắt hơn; căn tin cũ đồ ăn ngon nhưng bỏ hơi nhiều bột ngọt.

Nguyễn Viên Viên khẩu vị thanh đạm, cô tương đối thích đồ ăn ở tầng hai của căn tin mới.

Để chiều theo khẩu vị của cô, Biên Lục Hạ thường xuyên ỷ mạnh hϊếp yếu, yêu cầu cả nhóm đến tầng hai của căn tin mới.

Thật ra còn một lý do nữa khiến Nguyễn Viên Viên thích đến tầng hai căn tin mới.

Chẳng hạn như, đám người lớp thể dục không thích mấy thứ đồ ăn nhạt nhẽo này, cô có thể tận lực tránh đυ.ng mặt bọn họ.

Nói đến lớp thể dục……

Tòa nhà An Lự của khối 11 bọn họ được chia làm hai nửa. Giữa hai nửa ấy có hành lang nối liền. Nhìn từ trên cao trông như chữ ‘hồi’ (回) vậy.

Từ tầng hai đến tầng năm, theo thứ tự là lớp (2), lớp (3)….. mãi cho đến lớp (25).

Duy nhất chỉ có lớp hỏa tiễn – lớp (1) là không được xếp theo lẽ thường mà nằm ở tầng cao nhất.

Lớp thể dục chính là lớp (25), vừa vặn ở dưới lớp bọn cô một tầng.

Tuy không ở cùng tầng lầu nhưng hai lớp thường xuyên xảy ra xích mích.

Trước tiên xét từ chuỗi khinh bỉ, đa số là lớp hỏa tiễn > lớp thực nghiệm > lớp bình thường > lớp thể dục. Vì trường trung học số 1 xảy ra chút chuyện ngoài ý muốn nên lớp hỏa tiễn coi thường lớp thể dục đầu óc ngu si, lớp thể dục chướng mắt lớp hỏa tiễn không khí trầm lặng, mọi người khinh bỉ lẫn nhau.

Lại nhìn từ quan hệ tầng trên tầng dưới, lúc lớp hỏa tiễn đổi chỗ ngồi, khó tránh khỏi việc bàn ghế cọ xát với mặt sàn phát ra tiếng ồn; trong giờ học lớp thể dục không có phép tắc, ồn ào nhốn nháo, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng nghe giảng của lớp hỏa tiễn.

Vấn đề lớn nhất là ——

Lớp (24) ngay sát bên cạnh lớp thể dục là lớp nghệ thuật, có nhiều nữ sinh, dư thừa mỹ nữ.

Bất luận là lớp (1) hay lớp (25), cả hai đều ở tình trạng dương thịnh âm suy [1] trong một thời gian dài.

[1] Ở đây chỉ lớp đông nam ít nữa.

Thế nên các nam sinh tầng trên tầng dưới đều bị sắc đẹp mê hoặc, lúc nào cũng thích chạy đến lớp (24), còn có không ít anh hùng hào kiệt giận dữ vì hồng nhan mà đánh nhau ỏm tỏi.

Tóm lại, mâu thuẫn giữa lớp hỏa tiễn và lớp thể dục đã tồn tại trong một thời gian dài, hơn nữa càng ngày càng nghiêm trọng.

Lớp hỏa tiễn đặt việc học lên đầu, đa số mọi người đều độc lai độc vãng.

Khác với lớp thể dục, mỗi lần đi đâu cũng kéo đàn kéo lũ, hệt như một bầy sói hoang.

Tuy không đến mức ngày nào cũng gây sự đánh nhau nhưng mỗi lần bọn họ tóm được một học sinh lớp hỏa tiễn lạc đàn thì đều phải bao vây mà uy hϊếp tượng trưng một phen.

Nguyễn Viên Viên tương đối xui xẻo, từ năm lớp 10 đến nay đã bị vây ba lần.

Lần đầu tiên bị vây là ở tầng một của căn tin cũ. Cô bị ba nam sinh chen hàng, còn bị bắt phải mời bọn họ một bữa cơm.

Lần thứ hai bị như vậy là vì cô nhìn thấy một bạn nữ lớp (1) bọn họ đang bị lớp thể dục bao vây. Thấy việc nghĩa chẳng ngại chi, Nguyễn Viên Viên muốn kéo cô bạn kia về, nào ngờ mình cũng bị lôi vô.

Lúc đó, một nam sinh cao lớn khỏe khoắn với nước da màu lúa mạch trông như thủ lĩnh liếc nhìn cô một cách trịch thượng, cà lơ phất phơ nói: “Thật ra để lớp thể dục giảng hòa với lớp hỏa tiễn cũng không phải là không được, chẳng phải thời cổ đại có cái gì mà…. Chiêu Quân xuất tái [2] đó sao?”

[2] Một điển tích về Vương Chiêu Quân, là một nhân vật chính trị thời nhà Hán, nguyên là cung nhân của Hán Nguyên Đế, sau đó trở thành vợ của Thiền vu Hung Nô là Hô Hàn Tà. Hình tượng của bà đi vào lịch sử Trung Quốc như một người đẹp hòa bình hòa thân vì đất nước, trở thành một trong tứ đại mỹ nhân của lịch sử Trung Quốc. Điển tích “Chiêu Quân xuất tái” mình sẽ để ở cuối chương cho bạn nào muốn tìm hiểu thêm. Nguồn: Wikipedia.

Cậu ta nhớ ra, vỗ tay một cái, như được giác ngộ: “Hòa thân!”

Lúc ấy Nguyễn Viên Viên xấu hổ không chịu nổi, túm cô bạn kia chạy nước rút một trăm mét, rẽ trái rẽ phải mà chạy.

Lần thứ ba bị vây là khi cô đến thư viện hồi nghỉ hè, lúc đang băng qua đường dành cho người đi bộ thì nam sinh kia chặn đường cô, trông y như một tên thổ phỉ hung hãn, nói nếu cô không đồng ý hẹn hò với cậu ta thì cậu ta sẽ không để cô đi.

Nguyễn Viên Viên xấu hổ không muốn ồn ào trên đường nên nhắm mắt đồng ý.

Trên con đường từ tòa nhà An Lự đến căn tin trồng rất nhiều cây cổ thụ trăm tuổi, ánh mặt trời nhỏ vụn len lỏi giữa những cành lá xum xuê.

Gió Nam ấp áp từ từ đến, thổi tan chút sốt ruột nóng nảy này, khiến cho người ta cảm thấy thư thái.

Nhưng Nguyễn Viên Viên lại thấp thỏm lo âu mà nắm chặt cánh tay Biên Lục Hạ, không yên lòng.

Tưởng Từ đứng ở bên kia của cô, một tay đút túi, bước đi không nhanh không chậm, liếc nhìn qua đuôi mắt, tò mò không biết cô đang thấp thỏm điều gì.

Cậu bước nhanh vài bước, xoay người, giơ tay lên, ngón tay với khớp xương rõ ràng búng lên trán Nguyễn Viên Viên một cái.

“A!” Nguyễn Viên Viên che đầu kêu đau, trừng cậu, đôi mắt hạnh rớm nước: “Cậu làm gì thế?”

Cậu cười: “Đang nghĩ cái gì vậy? Không hăng hái ăn cơm, đầu óc có vấn đề.”

Nguyễn Viên Viên đáp: “Không nghĩ gì hết.”

Tưởng Từ nói: “Nhưng dáng vẻ này của cậu khiến tôi có cảm giác như chúng ta đi ăn bữa cuối trước khi bị tử hình vậy.”

Biên Lục Hạ buồn cười, nghiêng đầu nhìn bọn họ, đè thấp giọng nói: “Hai bọn mày rốt cuộc là có chuyện gì thế?”

Nghe Biên Lục Hạ nói vậy, khuôn mặt nhỏ của Nguyễn Viên Viên đỏ lên. Cô mím môi, đợi Tưởng Từ lên tiếng.

Tưởng Từ im lặng không nói, người đã xoay sang chỗ khác, tay trái đút vào túi quần, ung dung đi dạo trong khoảnh sân rộng, dưới những mảng sáng tối bị cắt ra bởi cành lá.

Nguyễn Viên Viên nhìn bóng lưng cao ngất của cậu, chẳng hiểu sao trong lòng lại thấy trống rỗng.

Cảm giác mất mát vô cớ nảy sinh này không kéo dài được bao lâu. Ngay lúc cô chuẩn bị bước lên cầu thang của căn tin, sau tai bỗng truyền đến tiếng thét như heo chọc tiết.

Nguyễn Viên Viên hốt hoảng quay lại nhìn, chỉ thấy hai bàn tay đang đặt phía sau bả vai mình.

Tưởng Từ giữ chặt cổ tay của người đứng phía sau Nguyễn Viên Viên, cơ bắp mạnh mẽ rắn chắc hiện lên nơi cánh tay, cậu lạnh giọng hỏi: “Mày muốn làm gì?”

Chu Ngoan cười nhạo: “Tao chào hỏi với bạn gái tao, mày là ai?”

____________

[2] Điển tích “Chiêu Quân xuất tái”:

Câu chuyện về Chiêu Quân đến biên cương, được gọi Chiêu Quân xuất tái (昭君出塞) trở thành một trong những điển tích nổi tiếng nhất trong thi ca Trung Quốc về sau, thường xuyên là đề tài sáng tác của các thi nhân.

Truyền thuyết nói rằng, khi Chiêu Quân đi ngang một hoang mạc lớn, lòng nàng chan chứa nỗi buồn vận mệnh cũng như lìa xa quê hương. Nhân lúc ngồi lưng ngựa buồn u uất, Chiêu Quân liền cầm cây đàn tỳ bà, đàn một khúc gọi là "Xuất tái khúc". Có một con ngỗng trời bay ngang, nghe nỗi u oán cảm thương trong khúc điệu liền ruột gan đứt đoạn và sa xuống đất. Từ "Lạc nhạn" trong câu "Trầm ngư lạc nhạn" (沉魚落雁; chim sa cá lặn) do đó mà có. Khi qua Nhạn Môn Quan, cửa ải cuối cùng, Chiêu Quân được cho là đã cảm tác nhiều bài thơ rất cảm động. Tiếng đàn của Chiêu Quân ở Nhạn Môn Quan trở thành điển tích "Hồ Cầm". Cũng từ đó về sau, đề tài Chiêu Quân trong hội họa không hề thiếu đi hình ảnh cây đàn tỳ bà, tựa hồ tỳ bà cũng trở thành một biểu tượng gắn liền với hình ảnh Chiêu Quân.

Những năm tháng sống trên đất Hung Nô, dẫu được hết lòng chiều chuộng và sủng ái nhưng nàng Chiêu Quân vẫn đau đáu nỗi nhớ quê. Nàng mang theo một ước nguyện được hồi hương để được chút thỏa lòng. Nỗi nhớ quê như người con nhớ mẹ. Mong muốn được về ấp ủ trong vòng tay yêu thương. Hạnh phúc nhung lụa chẳng thể lấp đầy được khát khao về quê nhà. Ánh mắt nhìn xa xăm theo cánh chim mà tựa đầu ủ dột hoài cố hương. Ngày mà đáng lẽ Chiêu Quân được về với quê nhà thì lại là ngày mà một lần nữa nàng phải cam chịu ở lại miền đất Hung Nô mà không bao giờ được quay trở về nữa. Nỗi lòng buồn đau vời vợi, tâm can kia như ai xéo dày. Nàng chỉ biết khóc mà tủi thân trách phận. Vậy là biền biệt quê hương chẳng được về. Ngôi làng quê hương của nàng ngày nay mang tên là "làng Chiêu Quân", dòng suối nơi tương truyền nàng từng ra giặt vải trước khi được tuyển vào hoàng cung, được đặt tên là Hương Khê (suối thơm) để tưởng nhớ nàng. Trong miền Nội Mông Cổ có hai địa điểm được cho là mộ của Chiêu Quân, một gần Hohhot và một gần Bao Đầu, cả hai đều xanh ngắt cỏ tươi, nên đều được gọi là Thanh Trủng (mồ xanh).

Kể từ thế kỉ 3 trở đi, câu chuyện về Chiêu Quân đã được phóng tác nên như là hình tượng của một nhân vật nữ đầy bi thương trong nhiều tác phẩm thơ ca hay kịch, thông qua ngòi bút của các thi sĩ như Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị, Vương An Thạch, Quách Mậu Thiến, Mã Trí Viễn, Tào Ngu, Quách Mạt Nhược, Tiễn Bá Tán,…