Vợ Có Thuật Của Vợ

Chương 19

Anh liếc nhìn tôi: “Điều đó còn có gì bàn cãi sao”.

“Tất nhiên là không có gì phải bàn cãi. Nhưng nơi anh sắp tới làm việc là công ty đồ lót, thứ để cho phụ nữ mặc.”

“Điều này cũng chẳng có gì phải bàn cãi.”

“Anh có thể dùng câu khác không!”

“Điều này không cần phải nghi ngờ.”

Tôi nổi giận thật sự, hất tay anh ra, nhưng lại bị anh kéo lại, đồng thời, anh còn nhắc nhở tôi rằng chúng tôi đang ở nơi công cộng.

Câu nói này của anh làm tôi nguôi giận, tôi nói nhỏ với anh: “Tại sao một công ty đồ lót lại tìm một người đàn ông đến thiết kế, anh có kinh nghiệm về mặt này à? Hay là họ thấy anh rất am hiểu phụ nữ?”.

Sau đó, tôi nhìn xung quanh rồi ghé sát về phía anh, nói nhỏ hơn nữa: “Tối hôm qua, anh phải cởi ba lần mới cởi được ồ lót của em. Họ dựa vào đâu cho rằng anh có thể đảm đương được công việc! Còn nữa, chuyện anh sẽ làm việc tại công ty đồ lót, tại sao không nói với em?”.

Anh cũng tiến về phía tôi: “Là bởi vì nút áσ ɭóŧ của phụ nữ phải để đàn ông cởi, vì vậy thiết kế áσ ɭóŧ tốt hay không phải để đàn ông đánh giá, không tốt thì cần phải cải thiện”.

Tôi há mồm, nhìn về phía anh nói: “Đồ lót khiến đàn ông mất thời gian để cởi là đồ không tốt sao? Anh biết thiết kế đồ lót à? Sau này, ngày nào anh cũng phải tiếp xúc với đồ lót của phụ nữ à? Anh lại còn phải thảo luận cùng phụ nữ xem những thứ đó mặc có thoải mái hay không, hoặc một chiếc áo ngực như thế nào mới có thể tôn được vòng một? Công… Công việc của anh nhạy cảm quá đấy!”.

Lê Bằng nói: “Em nghĩ quá nhiều rồi, anh qua đó làm Giám đốc thị trường thôi, không phải là người thiết kế đồ lót, anh chỉ nghiên cứu về thị trường, không phải nghiên cứu những đường cong của áσ ɭóŧ”.

Tôi trầm ngâm một lúc, nhìn tấm áp phích quảng cáo dán trên toa tàu một lúc lâu, rồi lại ghé sát vào Lê Bằng, nói: “Vậy sau này em mua đồ lót có được giảm giá không? Hay là miễn phí? Các anh luôn phát hàng mẫu định kỳ chứ?”.

Anh kinh ngạc nhìn tôi, nói: “Em thay đổi nhanh quá đấy, vừa rồi em còn không chấp nhận điều đó cơ mà!”.

“Phụ nữ là như vậy đây, điều này không có gì phải bàn cãi.”

Ra khỏi tàu điện ngầm, tôi bước theo Lê Bằng một cách lơ đễnh, anh bước nhanh về phía trước, tới một sạp báo ven đường, cầm một tờ lên, đang chuẩn bị trả tiền.

Tôi nhìn Lê Bằng một cách vô thức, trong lòng vẫn đang băn khoăn về mối quan hệ biện chứng giữa anh và đồ lót, dù bề ngoài tôi đã tỏ ra thỏa hiệp.

Là một người phụ nữ, đồ lót giống như áo giáp của tôi, nhưng bạn trai tôi lại sắp trở thành chiến hữu với áo giáp, khiến người thân là bạn gái như tôi cảm xúc ngổn ngang trăm mối. Tôi không thể tưởng tượng ra cảnh Lê Bằng sẽ tiếp xúc với một đám đồng nghiệp nữ, cũng không thể tưởng tượng ra anh sẽ làm việc chung với mọi kiểu đồ lót khác nhau, càng không thể tưởng tượng được rằng anh sẽ nghiên cứu kiểu phụ nữ như thế này phải mặc đồ lót ra sao, từ đó có thể nảy sinh ham muốn.

Tôi rất rối loạn, cực kỳ rối loạn, tôi cần một liều thuốc để trấn tĩnh.

Tôi từ từ tiến về phía Lê Bằng, đang chuẩn bị nói gì đó, nhưng không nhìn thấy bậc thềm dưới chân, nghiêng người, bước hẫng một bước.

Trong khoảnh khắc tôi sắp ngồi phịch nửa người xuống đất, có một bàn tay gầy gò tóm lấy tay phải của tôi.

Tôi thấy rất rõ, đó là một bàn tay trắng đến nỗi không thấy rõ cả lỗ chân lông, các đốt ngón tay rất to, nhưng lại rất ít thịt.

Tôi kêu lên, nắm lấy tay của đối phương, nói: “Nhà văn Hòa! Là anh à! Cảm ơn!”.

Tôi không biết Trâu Chi Minh có phải là liều thuốc an thần mà tôi đang cần không, chỉ biết rằng anh ta và các bậc thang kia đã làm thay đổi sự chú ý của tôi.

Trâu Chi Minh cười nói: “Tôi thấy cô rất lơ đễnh, cô đang nghĩ gì vậy?”.

Trâu Chi Minh rút tay ra khỏi tay tôi, hai tay đút vào túi.

Tôi cũng rút tay lại, nói: “Tôi đang có chuyện cần suy nghĩ, nên không phát hiện bậc thềm. Anh đang đi đâu vậy?”.

“Về nhà.”

Đến đây tôi mới nhớ ra rằng, lần đầu tiên tôi nhìn thấy anh ta là ở khu mẹ đang sống.

“Ồ, tôi nhờ ra rồi. Anh và mẹ tôi sống trong cùng một tòa nhà.”

Anh ta gật đầu, hỏi tôi: “Vừa rồi cô nghĩ gì thế? Gần đây tôi đang viết một cuốn sách mới, tôi rất muốn biết phụ nữ thường phiền muộn về những chuyện gì”.

“Chẳng phải anh đã viết cuốn Giải mã đàn bà rồi sao, tôi cứ tưởng là anh phải biết hết rồi chứ.”

“Đó là phân tích trên góc độ tâm lý học, đôi khi cũng phải suy xét từ góc độ cảm tính.”

Tôi thấy anh ta nói rất đúng, mỗi câu nói của anh ta đều rất sâu sắc, có căn cứ. Không thể chỉ nhận thức một người phụ nữ từ góc độ lý tính, bởi phụ nữ là loài động vật cảm tính.

Tôi lấy từ trong túi ra hai cuốn Điều khiển đàn ông, Giải mã đàn bà và một chiếc bút, đưa cho Trâu Chi Minh.

“Vừa rồi tôi đang nghĩ về công việc của bạn trai mình. Cuốn sách mới anh đang viết về đề tài gì vậy?”

Tôi chỉ thuận miệng hỏi, không nghĩ Trâu Chi Minh sẽ trả lời tôi, nhưng anh ta lại trả lời rất thành thật.

Trâu Chi Minh vừa ký tên lên hai cuốn sách vừa nói với tôi rằng, anh ta đang bao một trai bao, tiếng lóng vẫn gọi là con vịt. Anh chàng trai bao đó hằng ngày vẫn kể chuyện cho anh ta nghe, còn anh ta sẽ dùng bút ghi chép lại, rồi phân tích.

Tôi hỏi tại sao anh lại bao vịt.

Trâu Chi Minh cho biết, anh ta cho rằng nghề nghiệp không nên phân biệt sang hèn. Những người làm nghề thấp kém chưa chắc đã là người thấp kém, họ cần có người giúp đứng ra tranh đấu với những định kiến của xã hội về họ.

Tôi thấy Trâu Chi Minh thật vĩ đại, chỉ thua mỗi Hòa Thân.

Sau đó, tôi nói: “Không, tôi không có ý kỳ thị anh tại sao lại bao vịt, tôi chỉ thấy thắc mắc tại sao đó không phải là gà, vì vừa rồi anh chẳng nói muốn biết những phiền muộn của đàn bà sao?”.

“Trai bao đều phục vụ cho phụ nữ, có thể trực tiếp biết phụ nữ phiền muộn những điều gì, họ nhất định phải có điều phiền muộn nên mới chọn cách tìm đến trai bao.”

Tôi thấy, những lời của Trâu Chi Minh nói không phải chỉ có lý một cách thông thường, những lý lẽ này chắc chỉ thua mỗi lý lẽ mà Lê Bằng thường đưa ra.

Lúc Lê Bằng cầm tờ báo tiến lại, cuộc nói chuyện của chúng tôi cũng vừa chấm dứt.

Anh nhìn bóng lưng Trâu Chi Minh rồi hỏi tôi đó là ai.

Tôi nói: “Chính là vị nhà văn đã đánh bố em mặt sưng vù lên đấy, anh ấy thật vĩ đại”.

“Hôm đó tối quá, anh không nhìn rõ, chỉ nhớ khi đó anh ta cũng bị đánh cho mặt sưng vù chứ có khác gì đâu.”

“Em cũng thấy vậy, bố em ra tay mạnh quá. Thật quá đáng!”

Một lúc lâu, Lê Bằng không nói câu gì, kẹp tờ báo vào nách, nắm tay tôi đi tiếp.

“Vừa rồi suýt nữa thì em bị ngã. May mà có nhà văn Hòa đỡ em, không thì có lẽ em đã ngã gẫy xương mất rồi.”

“Vậy em đã cảm ơn anh ta chưa?”

“Tất nhiên rồi, anh ấy còn nói mình đang viết một cuốn sách mới, nên muốn tìm hiểu nhiều hơn về phụ nữ. Em thấy đây là một cơ hội tốt, em muốn giúp anh ấy.”

Lê Bằng không nói gì, tôi tiếp tục nói: “Nếu em có thể nói ý nghĩ của mình cho anh ấy tham khảo, có khi anh ấy còn ghi chú câu “Cảm ơn Vi Nhược” trên sách cũng nên. Nếu vậy em sẽ nổi tiếng, mẹ em cũng sẽ rất vui!”

Chúng tôi đang đi qua vạch kẻ dành cho người đi bộ tại một ngã tư, Lê Bằng nói: “Anh thấy em vẫn nên tìm một công việc ổn định thì hơn”.

“Em cũng muốn lắm chứ, nếu không phải vì trước kia anh thích gây khó dễ với em, thì em vẫn làm việc ở công ty cũ. Làm sao em biết anh cũng bỏ việc? Trước khi tìm được công việc mới, em cũng phải tìm việc gì làm tạm, đúng không? Em sẽ tự tiến cử mình với nhà văn Hòa, em nghĩ anh ấy sẽ đồng ý.”