Tiết trời tháng hai với những cơn mưa phùn phủ kín cả lối đi ở thôn, cái hàng tre xanh mướt trước cổng cũng được phủ thêm một màu xanh tươi mát như làm dịu lòng người. Ở bên kia đường, có một hàng quán được mở cách đây vài ngày, trước cái quán nhỏ ấy chỉ bày biện vài cái bàn, cái ghế nhỏ cơ mà quán nước vẫn có người ra, người vào mỗi buổi. Chủ của quán chỉ là một ông lão chừng bảy mươi tuổi, tóc cũng trắng đi nhiều so với ngần ấy quãng đời, tên của ông cũng chỉ có hai từ Tự Lục, người dân gần đó gọi ông là ông Lục cho gần gũi, dễ nhớ. Bên ông còn có một cậu bé mặt mũi trong sáng sủa vài phần, ngủ quan hài hòa lại có phần hoạt bát, đáng yêu của một đứa trẻ. Ông Lục từ đó đặt tên là Trường Minh tức sau này thành người có ý chí mạnh mẽ và thông tuệ. Cứ thế hai ông cháu ở đây, ngày qua ngày bình bình an an mà sống.
Kể ra người dân ở đây thật tốt, đa phần họ là những người lao động chân tay, ngày cày ruộng, chiều bắt cá, tấm lòng của họ vốn lương thiện lại chân chất, thật thà. Nhà ai mà gia cảnh khó khăn, không đủ ăn, đủ mặc họ có gì cũng mang qua mà chia sẻ. Và ngay cả ông Lục cũng thế.
"Ông Lục cho bàn cháu chén trà" âm thanh phát ra từ phía ngoài quán, ông Lục lật đật từ trong bước ra mà cười khẽ.
"Được được, phiền hai người chờ ta một chút"
Trong phút chốc ông bước ra, trên tay giữ một bình trà mát nhanh chân tiến đến chổ bàn có người gọi
"Hôm nay làm về trễ thế? Có cần ta vào dọn ít thức ăn cho hai người không?"
"Không cần đâu ông Lục như vậy phiền ông quá. Nay chúng cháu ra đồng bắt được vài con cá trê lớn, được một lúc mà nhìn lên mới thấy trời tối thế này đây."
"À, thế thì mau mau còn về nhà, kẻo vợ con trông đấy"
"Vâng vâng, cháu cũng lo vợ ở nhà lắm. À cháu có vài con cá ông Lục cầm lấy nấu món gì đó cho ông với thằng nhỏ ăn nhen" Cứ thế người thanh niên ấy đưa cho ông vài con cá, miệng cười cười nhìn ông.
"Thôi ta không nhận bây mang về cho nhà ăn đi. Vợ còn đang bị bệnh kia mà, nhìn ta thế này chứ vẫn còn đủ ăn đủ mặc. Mang về, mang về đi"
"Ông Lục đừng có lo, nay cháu bắt nhiều lắm, ông xem đầy cả giỏ đấy ạ. Ông nhận cho cháu vui. Thôi trời cũng tối rồi bọn cháu về nha ông" Dứt lời anh để lại cho ông Lục vài con cá rồi nhanh chân chạy đi. Còn không quên cảm ơn vì chén trà chiều nay từ ông.
"Ch...chờ một chút. Ây thật là" Ông Lục nhìn thân ảnh dần khuất xa ấy rồi nhìn lại con cá đang cầm trong tay. Ông cười nhạt, thế này thì bao giờ mới đền đáp được ân tình của người đây.
Thế rồi từ trong gian nhà bước ra, một cậu bé chừng năm tuổi bước đến phía ông, nó dụi dụi mắt lờ mờ nắm lấy vạt áo của ông từ phía sau.
"Anh Thông đến hả ông?"
Ông Lục gật đầu nhìn Trường Minh
"Thôi chúng ta vào"
"Vậy còn cá? Cháu thấy con cá này có chút khác thường" Trường Minh nhìn con cá trên tay ông có phần chau mày mà nghi hoặc, ông lục nhìn nó rồi nói
"Con cá này từ nơi khác mà đến đây, nó hấp thụ linh khí trời đất từ trước rồi dần hình thành ý thức nhưng lại không có căn tu thành người. Ta thu nhận rồi sau này cảm hóa nó, còn những con khác xem như kiếp số chỉ có thể đến đây."
Trường Minh không nói gì gật đầu nhẹ, ông Lục nhìn Trường Minh mà âm trầm hòa nhã, cứ thế cả hai lại có thêm con vật để bầu bạn qua ngày.
Sáng hôm sau, như thường lệ ông Lục và Trường Minh đều dọn hàng quán ra để đón khách. Khách chủ yếu cũng là người dân nơi đây, họ làm việc rồi về nhà trên đường thấy quán nước rồi bước vào giải khát chốc lát. Nay quán lại đông hơn mọi ngày, có tiếng cười cười nói nói lại tạo ra cảnh huyên náo một vùng.
"Này có biết chuyện của Hoài văn thượng quan chưa?"
"Quan Nghĩa Thành đấy à? Biết biết, có phải là mới nhận hai đứa con nuôi có đúng không"
"Ta nghe bảo có người trông thấy hình dạng khác lạ của chúng. Chính là đôi mắt đều có màu khác nhau, một xám một xanh, các người xem có phải là dị thường không chứ"
Mấy thanh niên trai tráng ấy cứ bàn chuyện nho nhỏ, mỗi người một lời không ai là không biết chuyện gì đang diễn ra. Ông Lục từ từ mang bình trà lại chổ ấy, thấy mấy người bàn tán xôn xao ông cũng chẳng hiếu kì mà hỏi, ấy thế mà mọi việc lại không như ý ông là mấy.
"Ông Lục ông ở trước thôn này vậy có nghe đến chuyện của quan Nghĩa Thành chưa? Về việc hai đưa trẻ có hình dáng lạ thường ấy."
"Ta không biết, ta không biết. Các người xem từ sáng đến tối ta và Trường Minh đều làm việc không thôi, lại phí sức đâu ra mà quan tâm chuyện đời."
Nói xong ông bước đi để lại bao nhiêu khuôn mặt ngẩn ngay ra đó. Chuyện về việc quan Nghĩa Thành nhận con nuôi khắp nơi trong thôn ai mà không biết đến, ngay cả thôn Đại Cát bên cạnh còn truyền tai nhau như sấm nổ giữa ngày. Ông Lục đây nói không biết thì ai có thể tin.
Sở dĩ cái tin đồn mà ai ai cũng biết bắt đầu từ phủ Hoài Thành mà ra.
Từ khi quan Nghĩa Thành đến thôn Lạc Giang giải trừ việc hạn hán mất mùa hai năm chấn động một thời, thì từ đó đến nay không còn nhìn thấy chuyện gì lạ cả. Có điều việc kỳ lạ lại xảy ra ngay tại phủ Hoài Thành, ông trước có một đứa con trai, phu nhân hạ sinh chỉ cách một ngày, khuôn mặt của đứa bé lại bầu bĩnh, rất đáng yêu nhưng cớ sự làm sao thằng bé lại chết vào sáng hôm sau. Khi kiểm tra lại không thể phát hiện được gì, ông và phu nhân chỉ có thể nghĩ đứa bé mang mệnh chết yểu, lại là duyên nhưng chẳng nợ. Cứ thế phu nhân ngày ngày dâng hương, cúng phật cầu cho trời phật chứng giám, phù hộ trong phủ lại có hỉ mạch lần nữa. Trời đất như không phụ lòng người, hai tháng sau phu nhân mang tin có thai ông liền lập tức cho người chăm sóc cẩn thận, tuyệt đối không để việc xảy ra như lần trước. Nhưng khi phu nhân mang thai được tám tháng lại hạ sinh, lần sinh non này lại không thể giữ được mạng đứa trẻ, ngay cái đêm lạnh lẽo muôn trùng ấy người có thể cảm nhận được hơi thở thoi thóp của đứa bé rồi dần dần thϊếp đi vĩnh viễn. Kể từ lần đó trở đi, bà mang tâm bệnh, nằm trên giường suốt hai năm qua, cơ thể cũng gầy gò hơn hẳn, trên gương mặt cũng chẳng lấy một chút huyết sắc. Ông lo lắm chứ, ngày ngày đêm đêm đều chăm sóc bà tận tình mong sao một ngày nào đó lại có chuyển biến tốt. Nhưng tâm bệnh phải trị từ trong tâm mà ra, mặc cho có mời lang y khắp chốn cũng chẳng chữa khỏi, ông đây cũng không còn cách nào khác. Cho đến khi cái ngày mà ông qua thôn bên bàn chuyện với phú hộ Trịnh, thì may bắt gặp hai đứa trẻ một lớn, một nhỏ đang ngồi bên vệ đường. Người đi đường ai ai cũng hất hủi chúng nó bảo là người nhưng chẳng giống người, chẳng ai lại mang lòng thương đặt lên hai đứa trẻ ấy. Thấy thế ông cho người chuẩn bị ít thức ăn mang đến rồi dò hỏi tại sao chúng nó lại ở đây, cha mẹ đâu cả mà mặc cho hai đứa lang thang đến thế. Chốc lát cũng có tin tức, người ông bảo rằng cha mẹ chúng nó mất cả rồi, để lại hai anh em không nơi nương tựa ấy. Anh lớn thì chỉ năm tuổi, còn em nhỏ chỉ mới bốn tuổi là chừng, còn việc người người mặc chúng nó ra sao là do bề ngoài có chút khác thường, đôi mắt của chúng rất đặc biệt một xám, một xanh người dân thấy kì dị nên cũng chẳng dám đến gần chúng nó.
Nghe đến đây lòng có chút thương xót, ông nổi tiếng là có lòng tốt, là bậc thánh hiền trong thiên hạ, đây không cần nói thì mọi người cũng biết, việc thế này ông sao có thể cho qua. Ngay lập tức cho người thu nhận hai đứa trẻ về phủ Hoài Thành xem làm nghĩa tử, coi như đây là trời thương xót ban duyên cho cả ba người. Từ lúc chuyển về thôn Lạc Giang lại không biết tin đồn từ đâu mà lan truyền rộng rãi đến thế, mới qua một đêm mà ngay mấy thôn lân cận cũng biết tin, người gặp ông thì vui vẻ mà chúc mừng, còn không gặp thì bảo ông có vấn đề mới thu nhận người lại chẳng giống người đấy. Lời thiên hạ muôn dân thì đâu đâu chẳng có, quan tâm để ý lại thành ra lòng không yên, tâm không tịnh. Vã lại ông và phu nhân xem đây là phúc mà không chút buồn bực, ngược lại từ khi có hai trẻ ấy phu nhân nhà ông thần sắc chuyển khởi rất tốt, người trên dưới phủ Hoài Thành này ai ai mà chẳng hoan hỉ chào đón như gia chủ đây.
Phải nói từ khi về phủ cả hai đứa trẻ đều được chăm sóc rất tốt, được ăn ngon mặc đẹp như bao người, đêm được nằm chăn ấm, nệm êm không còn phải chịu thương chịu khó như bao ngày khác. Thấy thế tụi nhỏ hạnh phúc khi gặp được người tốt, lại không nghỉ ngợi nhiều mà nhận hai người làm nghĩa phụ, nghĩa mẫu. Nay là ngày đầu tiên bước đến thôn Lạc Giang, ông cho người trong phủ đưa hai đứa nhỏ đi chơi đâu đó, còn dặn dò gia nô thấy cả hai thích gì thì mua cho chúng. Chúng nó vui lắm, cả hai vừa đi vừa cười trên đường, nụ cười của chúng ấm áp như những ánh nắng ban mai lại ngây thơ, hồn nhiên như bao đứa trẻ khác nhưng khi chúng nó bước đến đâu người đi đường đều nhìn với ánh mắt kì thị, có người thấy bọn trẻ thì tránh ngay lập tức. Chúng nó biết vì sao người ta lại làm thế với chúng nhưng đây chẳng phải là lần đầu chúng nó bắt gặp hình ảnh này, tên gia nô đi sau nhìn hai cậu mà lòng đau như cắt. Uất ức lắm chứ, dù gì cũng là cậu cả, cậu hai của phủ Hoài Thành nay lại bị người đời miệt thị, tên gia nô ấy cố gắng khiến hai cậu vui, thấy trên phố có gì hay gì lạ là lập tức mua cho cả hai. Chúng nó thấy thế cũng chẳng nói gì, cười cười nói nói mà nhận lấy, còn bọn trẻ trên dưới thôn Lạc Giang lại không có ai chơi với chúng, có khi đang đi trên đường lại bị ném đá vô tội vạ, chân tay cũng trầy trụa nhiều lần, còn có chổ bị rướm máu cả một vùng.
Đi được một lúc thì dừng lại trước quán của ông Lục. Hai đứa trẻ cũng đã mệt với tiết trời nóng nên bước vào quán uống chén trà giải khát. Quán của ông Lục giờ này vắng khách hơn hẳn, bên ngoài quán cũng chỉ có hai ông cháu ngồi trò chuyện với nhau. Bỗng quán nay lại gặp được người của phủ Hoài Thành, ông Lục và Trường Minh cũng nhanh tay nhanh chân mà tiếp khách.
"Đây có phải là hai cậu của phủ Hoài Thành không?" ông Lục nhìn gia nô phía sau mà niềm nở hỏi
"Phải phải, đây là cậu Đường Mặc còn đây là cậu hai Đường Thất của phủ ạ" Hắn vui vẻ giới thiệu hai cậu cho ông Lục biết. Ông Lục gật đầu rồi lại hỏi
"Thế sao? Ta nhìn cả hai trông rất thông minh lanh lợi nhỉ. Thế cả hai năm nay bao nhiêu tuổi rồi." Hai cậu nhìn nhau, Đường Thất còn nhỏ nói năng chưa lưu loát nên đành để anh lớn trả lời thay. Đường Mặc nhìn ông trầm tĩnh, bất giác khóe miệng có chút công lên.
"Cháu năm nay năm tuổi còn em cháu mới chỉ bốn thôi ạ"
"Thế làm anh phải biết bảo vệ em có biết không?" Ông Lục vừa nói vừa xoa xoa đầu Đường Mặc. Phút chốc Đường Mặc lại có chút tựa hồ quen thuộc nào đấy như là đã từng gặp ông, đã từng được ông xoa đầu nhưng lại chẳng thể nhớ. Đường Mặc nhìn ông như không nghĩ ngợi nhiều mà đáp
"Cháu biết, từ trước đến nay cháu vẫn luôn bảo với em cháu"
"Thế thì tốt, cả hai cháu ngoan lắm." Nói xong ông Lục chầm chậm đưa mắt nhìn lên người cả hai, chân tay không chổ nào là không có vết thương cả. Nhìn qua cũng đoán ra được cả hai gặp gì trên đường, ông không lấy làm lạ mà lại trầm mặc hỏi.
" Thế cả hai cháu mới đến đây có bạn bè gì không?" Đường Mặc và Đường Thất nghe đến đây lại có chút ủ rũ mà cuối đầu. Nét mặt lại đượm buồn nhanh chóng, cả hai cũng chỉ lắc đầu thay lời đáp trả.
"Ông có đứa cháu trai năm tuổi, cũng bằng tuổi các cháu nó không nề hà việc ngoại hình của ai cả. Ta biết vì điểm này nên các cháu không có bạn, nếu cả hai không chê gia cảnh nhà ta thì có thể chơi cùng nó" Đường Mặc và Đường Thất nghe thấy đều mừng rỡ, mắt sáng như sao lại chẳng tin có người lại chơi cùng cả hai. Ông không nói gì chỉ tay vào Trường Minh đang ngồi sau gian nhà, thấy thế cả hai cùng chạy nhanh đến chổ ấy. Giờ đây không gian chỉ còn có tên gia nô và ông Lục mà thôi.