Chuyện Xứ Lang Biang 2: Biến Cố Ở Trường Đămri

Chương 30

Nhưng chiến dịch làm ồn ào quanh vụ Bolobala của tờ Tin nhanh N, S & D chưa dừng lại ở đó. Ngay bên cạnh mẩu tin giật gân là mục Phỏng vấn nhanh chạy gần như suốt chiều dài trang nhất dành cho thầy trò trường Đămri mà đa số những câu trả lời toàn bất lợi cho thầy N’Trang Long:

- Giáo sư Đi Pri: Xin lỗi, tôi không rõ lắm về nhiệm vụ hiện nay của Bolobala.

- Giáo sư Cafeli Chil: Tôi không được thông báo. Trong cuộc họp hội đồng giáo viên mới nhất, tôi không nghe ngài hiệu trưởng nói gì về chuyện này.

- Giáo sư Hailixiro: Xin lỗi, tôi không thể nói gì trong lúc này khi chưa thực sự hiểu rõ mọi chuyện. Tuy nhiên tôi sẽ đóng góp hết sức mình để củng cố sự lành mạnh, thân thiện và tin cậy của môi trường sư phạm.

- Giáo sư Haifai: Xin lỗi, tôi không thể nhận xét gì trong lúc này.

- Học sinh Hailibato: Sáng hôm qua, tôi còn thấy bạn Bolobala học tiết các loại thần chú bị cấm. Sáng hôm nay tôi không thấy bạn ấy đâu.

- Học sinh Lung: Tôi nghĩ bạn ấy đang làm chuyện gì đó rất quan trọng. Thầy hiệu trưởng đã nói như vậy.

- Học sinh Amara: Suốt nhiều năm nay tôi không nhớ bạn Bolobala có nghỉ học bữa nào chưa. Hình như đây là lần đầu tiên. Tôi rất lấy làm lạ.

- Học sinh Tam: Tôi xin phép được không bình luận về chuyện không thuộc phạm vi của tôi.

- Học sinh Y Đê: Ý kiến của bạn Amara cũng đúng là ý kiến của tôi.

Đối với ông K’Tul, có vẻ cuộc đời không có khoảnh khắc nào đáng sống hơn là lúc khoái trá ngắm bộ mặt thần ra của bọn Kăply sau khi đọc xong loạt bài gây chấn động tờ Tin nhanh N, S & D.

- Thế nào, các con? – Ông hất hàm, mặt rạng ra từng phân vuông. – Các con sẽ không bảo là ta nói oan cho thầy hiệu trưởng của các con chứ hả?

- Cậu K’Tul ơi. – Êmê kêu lên đầy bức xúc. – Dẫu sao thì cũng chẳng có gì rõ ràng trong những tờ báo này hết. Tất cả chỉ là suy đoán thôi mà.

- Rồi con sẽ thấy, Êmê à. – Đôi mắt ông K’Tul lấp lánh một cách đáng ngại. – Ta tin tờ Tin nhanh N, S & D sẽ xóa nhòa khoảng cách giữa suy đoán và sự thật trong một ngày gần nhất. Ta cũng không ngờ Ama Đliê là một tay làm báo rất bợm. Dĩ nhiên hiện này chưa có thể kết luận gì nhưng vụ Bolobala phải nói là một vụ mờ ám chưa từng thấy.

- Nhưng cậu K’Tul ơi…

Êmê lại cất tiếng nhưng lần này bà Êmô đã không để cho nó nói hết câu:

- Im đi, Êmê.

Bà trừng mắt nhìn Êmê, và chiếc mũi hếch của bà trông còn nguy hiểm gấp mấy lần so với chiếc mũi hếch của cô con gái, y như đại liên so với súng lục:

- Dù Bolobala biến mất theo cách nào đi nữa thì khi xảy ra một chuyện động trời như vậy tụi con phải báo lại cho ta và cậu K’Tul biết. Và trong khi chờ đợi cho mọi chuyện trở nên minh bạch, ta nhắc lại một lần nữa, tụi con không được phép tùy tiện la cà như hôm qua, nhớ chưa?

Bà hỏi Êmê nhưng ánh mắt nghiêm nghị lại quét dọc bàn khiến Nguyên, Kăply và K’Tub nghe mặt mình nóng ran và tất cả đồng loạt cúi gục đầu lí nhí:

- Dạ nhớ.
Chương 9: Đột nhập
Sự có mặt rất sớm của Păng Ting và Suku tại lâu đài K’Rahlan ngay sau giờ ăn trưa khiến bọn Kăply có cảm giác hôm nay là một ngày đặc biệt.

Êmê đưa mắt nhìn hai đứa bạn, nhăn nhó hỏi:

- Đọc tờ Tin nhanh N, S & D số ra hôm nay chưa?

- Rồi. – Păng Ting vừa đáp vừa sờ tay lên mái tóc bữa nay chẳng biết nó uốn theo cái kiểu gì mà đâm tua tủa lên trời như lông nhím. – Có lẽ giờ này cả xứ Lang Biang đều đã có tờ báo này trong tay. Dọc đường đến đây, em còn thấy tụi nhóc ra bán ì xèo.

- Hổng biết tổng biên tập Ama Đliê là tay nào? – Êmê cáu kỉnh. – Xem ra hắn chỉ muốn thầy N’Trang Long biến mất khỏi trường Đămri.

- Ama Đliê là một trong ba sinh viên xuất sắc nhất khoa báo chí trường Đămri cách đây năm mươi năm, cùng khóa với Y Nail, Cục trưởng Cục báo chí Lang Biang, và Kan Blao, tổng biên tập hiện nay của tờ Lang Biang hằng ngày. – Suku ung dung đáp, có vẻ nó biết rõ tổng biên tập tờ Tin Nhanh N, S & D như lòng bàn tay. – Và Ama Đliê cũng là sinh viên duy nhất của lớp Hướng nghiệp bị đuổi ra khỏi trường ngay trước kỳ thi tốt nghiệp.

- Ủa sao vậy? – Cả đống cái miệng cùng hỏi.

- Khi làm chủ bút tờ báo lớp của khoa báo chí, không hiểu khùng khùng thế nào hắn cao hứng viết bài ca ngợi tác phẩm của Macketa, xem tay này như là nhà lý luận xuất sắc nhất thời đại…

K’Tub thở dài:

- Như vậy bị đuổi là phải rồi. Ủa, nhưng hồi đó hiệu trưởng trường Đămri đâu phải là thầy N’Trang Long.

- Hiệu trưởng lúc đó là người khác.

- Vậy sao Ama Đliê lại ác cảm với thầy N’Trang Long dữ vậy?

Păng Ting vừa hỏi vừa nghiêng đầu về phía Suku khiến thằng này phải né người để tránh cái mũi nhọn lởm chởm trên đầu nhỏ bạn. Nó thản nhiên đáp, trong khi vẫn thận trọng liếc chừng mái tóc của Păng Ting:

- Chẳng qua do hắn không được thầy N’Trang Long nhận làm giáo sư thỉnh giảng môn báo chí thôi. Hắn đã nộp đơn năm lần bảy lượt, thậm chí có cả giấy giới thiệu của Cục trưởng Y Nali nhưng thầy N’Trang Long vẫn gạt thẳng tay. Thực ra, thầy không ghét gì Ama Đliê nhưng thầy không muốn đưa lên bục giảng một giáo sư từng sùng bái Macketa. Nhưng đau nhất với Ama Đliê là sau khi từ chối hắn, thầy đã mời Kan Blao là người mà hắn căm ghét ngay từ thời còn đi học…

- Hổng lẽ những chuyện này em cũng đọc được trong thư viện của ông em sao, Suku.

- À, à, không… – Nó đột nhiên ú ớ.

Kăply cười híc híc:

- Lại nghe trộm ông em và bà của Păng Ting trò chuyện chứ gì?

Mặt Suku trông như vừa vớt ra từ nồi nước sôi:

- Em có cố ý nghe trộm đâu. Chẳng qua…

Nguyên ngạc nhiên:

- Tiên ông Pi Năng Súp và Đại phù thủy Păng Sur xa lánh thị phi, không ngờ cũng khoái bàn chuyện thời sự…

- Cũng giống như mấy tay phù thủy già về hưu thôi. – K’Tub “xì” một tiếng, không bỏ lỡ cơ hội để công kích Tam tiên. – Rảnh quá không bàn chuyện thiên hạ thì biết làm gì cho hết ngày.

- Suku nè. – Nguyên lật đật lái câu chuyện tránh xa cái ngòi nổ K’Tub vừa châm. – Nói gì thì nói, anh phải công nhận Ama Đliê là tay cừ. Tin tức của hắn rất nhạy và nói cho công bằng thì hắn cũng đâu có hoàn toàn bịa chuyện, đúng không?

- Hắn không bịa. – Êmê hừ mũi. – Nhưng cách đưa tin của hắn rõ ràng là có ý đồ rất xấu. Hắn dựa vào đâu mà kết luận thầy N’Trang Long không kiểm soát được tình hình cơ chứ? Hổng lẽ anh không thấy hắn muốn đầu độc dư luận sao, anh K’Brăk?

Nhận định của Êmê được chứng minh ngay sáng hôm sau.

Trên đường đến trường, bọn Kăply nhận ra một bầu không khí khác thường bao trùm đại lộ Brabun. Các cửa hiệu dọc phố vắng khách hẳn đi. Chỉ có tiệm Cái Cốc Vàng của lão Bebet là hốt bạc. Từng nhóm, từng nhóm người lũ lượt kéo nhau vào quán, nách người nào cũng kẹp tờ Tin nhanh N, S & D số ra ngày hôm qua (sau này Nguyên và Kăply mới biết ở xứ Lang Biang báo chí phát hành vào buổi trưa – thời khắc được xem là tốt nhất trong ngày) và qua cánh cửa liên tục mở ra đóng khề khà bên cốc bia, vừa bàn tán về vụ Bolobala vừa phun khói thuốc lá mù mịt.

Ở trường, tình cảnh cũng không khá hơn. Ở tất cả các lớp đều có học sinh bị ba mẹ bắt ở nhà, chuyện chưa từng xảy ra với trường Đămri kể từ ngày thành lập. Các thầy cô đeo bộ mặt nghiêm nghị đi đi lại lại trước hành lang thay vì ngồi lỳ trong văn phòng chờ tiếng chuông vào lớp như xưa nay. Sự hiện diện đông đủ một cách bất thường của đội ngũ giáo viên không những không trấn an được học trò, ngược lại càng khiến tụi nó thêm hoang mang, lo lắng.

Nếu có một người duy nhất không hề cảm thấy chút xíu căng thẳng nào trong lúc này thì đó là thằng Steng. Ngược lại, mặt nó cứ phồng lên vì sung sướиɠ và nó ngước cái bộ mặt hơn hớn đó vào Nguyên và Kăply khi nó kịp chặn hai đứa này ngay giữa sân trường: