Tam Quốc Chí

Chương 41

đô úy; chế lệnh chưa đến, quả nhiên đã bị Quyền hại. Con là Khuông trốn sang Ngụy, làm đến Chinh đông tư mã.

Viên hiếu liêm cũ của Hiến là Quy Lãm, Đái Viên trốn nấp trong núi; vào lúc Tôn Dực làm Đan Dương Thái thú, đều lấy lễ mời ra, bái Lãm làm Đại đô đốc lĩnh quân, Viên làm Quận thừa. Kịp lúc Dực bị hại, Hà đến chịu tang ở Uyển Lăng, trách oán Lãm-Viên, cho là không giữ gìn được, để cho bọn gian gây họa; hai người bàn rằng: "Bá Hải dẫu xa cách với Tướng quân mà còn trách bọn ta như thế. Nếu Thảo lỗ đến thì bọn ta không thoát được tội". Bèn gϊếŧ Hà, sai người lên phía bắc đón Dương Châu Thứ sử Lưu Phức, sai đóng quân ở Lịch Dương, lấy quân ở Đan Dương theo về. Vừa lúc đó thuộc hạ của Dực là bọn Từ Nguyên, Tôn Cao, Phó Anh gϊếŧ Lãm-Viên.

Ngô lịch chép: Người thân cận của Quy Lãm, Đái Viên là bọn Biên Hồng nhiều lần bị Dực gây khó, thường muốn làm phản; nhân lúc vua Ngô đi đánh, bèn cùng mưu kế. Bấy giờ các quan huyện trưởng đều hội gặp Dực, Dực vì vợ là Từ thị có biết bói đoán, Dực vào bảo Từ thị rằng: "Hôm nay ta muốn vì các trưởng lại mà làm chủ hội, khanh thử bói xem". Từ thị nói: "Quẻ không được lành, nên đợi hôm khác". Dực vì các trưởng lại đã đến lâu rồi, liền sai về nhanh, rồi mời gặp tân khách. Dực ra vào thường cầm đao, bấy giờ đã say rượu, tay không tiễn khách, Hồng từ phía sau chém Dực, người trong quận hỗn loạn, chẳng ai cứu Dực, bèn bị Hồng gϊếŧ, chạy trốn trong núi. Từ thị treo thưởng người đuổi bắt, giữa đêm thì bắt được, Lãm-Viên xét tội gϊếŧ Hồng. Các tướng đều biết việc mà Lãm-Viên làm, nhưng sức không mưu được. Lãm vào ở trong phủ quân, lấy hết vợ thϊếp của Dực cùng người hầu tả hữu, lại muốn lấy Từ thị. Từ thị sợ trái ý hắn thì bị hại, bèn gặp hắn nói: "Xin đợi cuối tháng cúng tế để tang xong". Bấy giờ đã tròn tháng, Lãm nghe theo đã tế xong. Từ thị ngầm sai người thân tín bảo với tướng thân cận của Dực là bọn Tôn Cao, Phó Anh, nói rằng: "Lãm đã bắt cướp tì thϊếp, nay lại muốn ép ta, do đo ta ngoài mặt hứa theo là để tạm tránh mối họa thôi. Ta muốn bày kế nhỏ, mong hai ngày cứu giúp". Cao-Anh khóc lóc đáp nói: "Bọn ta chịu ân của chủ tướng, không chết vì nạn ngay là vì cho là chết thì không có ích, muốn mưu nghĩ kế sách, mưu kế chưa bày nên chưa dám bẩm phu nhân. Cái việc hôm nay, thực là canh cánh ngày đêm vậy". Liền ngầm gọi hơn hai mươi người từng được Dực nuôi dưỡng đến, đem ý của Từ thị kể cho, cùng thề ước hợp mưu. Đến cuối tháng, bày lễ tế, Từ thị khóc lóc rất đau xót xong, rồi cởϊ áσ tang, tô son bôi phấn, đến ở phòng khác, bày màn đặt rèm, cười nói vui vẻ, tỏ ý không thương đau. Kẻ hầu lớn nhỏ đều thuơng đau, thấy thế thì cho là lạ. Lãm ngầm ngó xem, không còn nghi ngờ. Từ thị gọi Cao-Anh cùng các người hầu gái đặt bẫy trong cửa, sai người báo cho Lãm, nói là đã trừ tang đón điều tốt, theo lệnh của phủ quân. Lãm vui lòng đi vào, Từ ra cửa bái, Lãm vừa bái một lượt xong, Từ thị liền hô lớn: "Hai ngài ra được rồi"! Cao-Anh cùng xổ ra, cùng gϊếŧ được Lãm, những người khác liền ra ngoài gϊếŧ Viên. Từ phu nhân liền về mặc áo tang, đem đầu Lãm-Viên đến tế ở mộ Dực. Toàn quân chấn động, cho là thần kì. Vua Ngô đến sau, gϊếŧ hết phe đảng của Lãm-Viên, bái Cao-Anh làm Nha môn tướng, những người khác đều ban cho vàng lụa, thưởng cho người nhà.

Bấy giờ Thiều mười bảy tuổi, thu quân còn lại của Hà, đắp sửa kinh thành, dựng làm lầu gác, sửa vũ khí để phòng địch. Quyền nghe tin có loạn, từ Tiêu Khâu về, qua bình quận Đan Dương, dẫn quân về quận Ngô, buổi đêm đến doanh trại dưới kinh thành, thử đánh để gây động họ, quân sĩ đều lên thành cầm khiên chuẩn bị, hô to dậy đất, muốn bắn người ngoài; Quyền sai người dụ hiểu mới thôi. Hôm sau gặp Thiều, rất coi trọng, liền bái làm Thừa liệt hiệu úy, lĩnh bộ khúc của Hà, ăn lộc hai huyện Khúc A, Đan Đồ, tự đặt trưởng lại, đều như việc cũ của Hà. Sau đó làm Quảng Lăng Thái thú, Thiên tướng quân. Quyền làm Ngô Vương, chuyển làm Dương uy tướng quân, phong Kiến Đức Hầu. Quyền xưng

tôn hiệu, làm Trấn bắc tướng quân. Thiều làm tướng ở biên giới mấy chục năm, giỏi nuôi quân sĩ, được lòng của họ; thường việc cảnh giác dò xét từ xa làm đầu, biết trước động tĩnh mà phong giữ, cho nên ít khi thua vỡ. Người miền Thanh-Từ-Nhữ-Bái (8) thường đến theo dựa, các đồn canh ven bờ sông ở miền Hoài Nam đều bày binh đi khắp miền Từ-Tứ-Giang-Hoài, (9) mấy trăm dặm không có nhà ở. Từ lúc Quyền đánh miền tây cho đến khi dời đô về Vũ Xương, hơn mười năm Thiều không đến gặp. Quyền về Kiến Nghiệp, mới được chầu gặp. Quyền hỏi các chỗ yếu hại đồn canh, người gần xa, ngựa nhiều ít, tên họ của tướng Ngụy ở miền Thanh-Từ ra sao, đều cùng biết cả, hỏi đều đáp rõ. Thân dài tám thước, dáng vẻ uy nghi, Quyền vui mừng nói: "Ta lâu rồi không gặp khanh, không mưu đánh Ích Châu mới thế". Bái thêm làm U Châu Mục, Giả tiết. Năm Xích Ô thứ tư thì chết. Con là Việt nối tự, làm đến Hữu tướng quân. Anh của Việt là Khải, làm Vũ vệ đại tướng quân, tước Lâm Thành Hầu, thay Việt làm Kinh hạ đốc. Em của Khải là Dị, làm đến Lĩnh quân tướng quân, Dịch làm Tông chính khanh, Khôi làm Vũ Lăng Thái thú. Năm Thiên Tỉ thứ nhất, bái Khải làm Cung hạ trấn phiếu kị tướng quân. Lúc trước giặc ở quận Vĩnh An là bọn Thi Đán bắt cướp em của Hạo là Khiêm, đánh úp Kiến Nghiệp; có người nói Khải mang hai ý không đến đánh cứu ngay, Hạo nhiều lần sai người trách hỏi Khải. Khải thường sợ hãi, rút cuộc bị gọi, bèn đem vợ con và mấy trăm quân thân cận theo nhà Tấn, nhà Tấn lấy làm Xa kị tướng quân, phong Đan Dương Hầu.

Tấn chư công tán chép: Ngô bình, giáng làm Độ liêu tướng quân, năm Vĩnh An thứ nhất thì chết. Ngô lục chép: Khải làm việc nghiêm túc không bằng Tôn Tú, nhưng được người đời biết tên thì lại hơn vậy.

Tôn Hoàn tự Thúc Vũ, là con của Hà vậy.

Ngô thư chép: Hà có bốn con: cả là Trợ, làm Khúc A Trưởng; thứ là Nghị, làm Hải Diêm Trưởng, đều chết sớm; con thứ nữa là Hoàn, dáng vẻ đẹp đẽ, tính khí thông minh, học rộng biết nhiều, giỏi bàn luận đối đáp, Quyền thường khen là Nhan Uyên của tông thất, bái làm Vũ vệ đô úy. Theo đánh Quan Vũ ở Hoa Dung, dụ phe đảng của Vũ được năm nghìn người, thu được trâu ngựa vũ khí rất nhiều.

Hai mươi lăm tuổi được bái làm An đông trung lang tướng, cùng với Lục Tốn chống Lưu Bị. Quân sĩ của Bị rất đông, đầy núi tràn hang, Hoàn cầm đao liều đánh, gắng sức với Tốn; Bị bèn thua chạy, Hoàn chặn đường Thượng Đâu, cắt đường then chốt, Bị trèo núi vượt hiểm mới thoát được thân, tức giận than rằng: "Khi xưa ta đến kinh thành, Hoàn còn trẻ con, mà hôm nay đuổi ta đến thế này đây"! Hoàn vì có công mà được bái làm Kiến vũ tướng quân, coi giữ ở Ngưu Chử, đắp lũy Hoành Giang, vừa lúc đó thì chết.

Ngô thư chép: Em của Hoàn là Tuấn, tự Thúc Anh, tính khí rộng rãi, tài cả văn võ, làm Định vũ trung lang tướng, đóng giữ lỏng lẻo; năm Xích Ô thứ mười ba thì chết. Con cả là Kiến nối tước, làm Bình lỗ tướng quân. Con út là Thận, làm Trấn nam tướng quân. Con của Thận là Chưng, tự Hiển Thế. Văn Sĩ truyện chép: Chưng ham học, có tài văn, làm bài Huỳnh hỏa phú truyền ở đời. Làm Hoàng môn thị lang, cùng với Cố Vinh làm thị thần. Vào thời Quy Mệnh, (10) nội quan phần nhiều bị tội, riêng Vinh-Chưng được trọn vẹn. Thường sai hai người chép việc, Chưng đối đáp đâu ra đấy, bèn hạ chiếu rằng: "Từ nay về sau, dùng quan Thị lang phải đều như tông thất Chưng và Cố Vinh vậy". Ngô bình, đến Lạc Dương, làm Phạm Dương, Trác Lệnh, rất được khen ngợi. Giữa năm Vĩnh An, Lục Cơ làm Đại đô đốc của Thành Đô Vương, mời Chưng làm Tư mã, cùng bị hại với Cơ.

Bình rằng: Ân nghĩa của người thân là việc thường xưa nay. Tông thất giữ nước là điều mà nhà

thơ khen ngợi. Huống chi những người họ Tôn, hoặc dựng lập nền móng, hoặc đóng giữ biên thùy, gánh vác chỗ thiếu, không làm thẹn cái vinh sủng của mình! Cho nên chép rõ vậy.

Chú thích

(1) Cùng sinh: tức sinh đôi, cha của Bôn là Khương sinh trước là anh, Kiên sinh sau là em.

(2) Ba ông: chỉ ba người là Tôn Bôn, Tôn Hương và Ngô Cảnh.

(3) Hai quận Ngô-Cối: chỉ hai quận Ngô và Cối Kê, cũng gọi là vùng Ngô-Cối.

(4) Nam Nhạc: tức núi Hành Sơn, một trong năm ngọn núi lớn ở Trung Quốc.

(5) Ngài vừa trọn đầy, Dung tròn lẻ hai: ý nói Tào Công vừa năm mươi tuổi, Khổng Dung tròn năm mươi hai tuổi.