Tương Dương kí viết: Đễ tự Cự Tiên, người quận Tương Dương. Thời trẻ có tiếng tăm, thời Tôn Hưu làm Đồn kị Hiệu úy. Ngụy đánh Thục, người Ngô hỏi Đễ rằng: "Từ khi họ Tư Mã nắm việc đến nay, thường gây nạn lớn, trí lực dẫu đủ nhưng trăm họ chưa phục vậy. Nay lại vắt kiệt tiền sức của dân, đi xa đánh miền Ba Thục, quân mỏi dân mệt mà không biết thương xót, thua vì không được nghỉ ngơi, lấy gì cứu được? Ngày xưa Phù Sai đánh nước Tề, không trận nào là không đánh thắng, nhưng lại nguy vong là vì không lo đến nền gốc vậy, huống chi đấy là đất tranh giành"! Đễ nói: "Không đúng. Tào Tháo dẫu có công trùm Hoa Hạ, oai lừng bốn cõi, ưa dùng quân trận, đánh dẹp không ngừng, dân đều sợ oai mà không nhớ đức vậy. Phi, Duệ nối theo, lại thêm tàn bạo, trong dựng cung điện, ngoài sợ anh hùng, đông tây rong ruổi, không năm nào yên, bên ấy mất lòng dân đã lâu ngày rồi. Cha con Tư Mã Ý tự nắm quyền cao, lập được công to, dẹp bỏ phiền nhiễu mà ban bố yên ổn, giúp mưu cho chủ mà cứu chữa bệnh tật, lòng dân theo về họ cũng đã lâu rồi. Cho nên miền Hoài Nam ba lần làm phản mà tim bụng không lo, Tào Mao bị gϊếŧ mà bốn phương không động, bẻ địch mạnh như chặt củi khô, dẹp trong ngoài như trở bàn tay, tin dùng người hiền, đều dốc hết lòng, nếu không phải người có đủ trí dũng thì ai làm được như vậy? Oai vũ của họ lớn rồi, cái gốc rễ đã vững rồi, bầy tôi đều thần phục rồi, kế hay được bày rồi vậy. Nay hoạn quan của nước Thục chuyên quyền, nước không có phép lệnh mà vẫn tham dùng quân, dân mệt quân mỏi, tranh lợi ở ngoài mà không phòng bị ở trong. Bên ấy mạnh yếu không giống, dẫu chỉ dùng trí thôi cũng thắng, nhân lúc nguy mà đánh, chắc rằng sẽ phá được! Nếu không phá được, cũng chỉ không có công, cuối cùng không dứt được nỗi lo đuổi được quân bắc, không bỏ được nỗi sợ quân vỡ, sao lại không được như thế? Ngày xưa kiếm nước Sở sắc bén thì Tần Chiêu Vương sợ hãi, dùng Mạnh Minh thì người Tấn lo lắng, bên ấy được chí là nỗi lo lớn của nước ta vậy". Người Ngô cười lời ấy, sau người Thục quả nhiên hàng nhà Tấn. Quân Tấn đến đánh Ngô, Hạo sai Đễ đem bọn Thẩm Oánh, Gia Cát Tịnh lĩnh ba vạn quân vượt sông chặn đánh. Đến Ngưu Chử, Thẩm Oánh nói: "Nhà Tấn luyện quân thủy ở đất Thục lâu rồi, nay dốc đại quân cả nước, vạn dặm cùng dốc sức, tất đem hết quân Ích Châu theo sông mà xuống. Các cánh quân ở đầu nguồn của ta không có phòng giữ, các tướng đều chết, phải dùng bọn trẻ dại, sợ rằng các thành lũy bên sông chẳng chống được. Quân thủy của nhà Tấn tất đến đấy rồi! Nên nuôi sức quân, đợi đến đánh một trận. Nếu có ngày thắng thì miền phía tây sông tự yên, phía trên dẫu vỡ cũng có thể lấy lại được. Nay qua sông đón đánh, nếu thắng cũng không giữ được, còn nếu thua trận thì việc lớn hỏng cả". Đễ nói: "Nước Ngô sắp mất, đấy là điều mà kẻ ngu người hiền đều biết, không phải đợi đến ngày nay vậy. Ta sợ nếu quân Thục đi đến
đấy, lòng quân ta tất kinh sợ, không cứu sửa được nữa. Nay nên vượt sông, phải dùng sức quyết đánh lớn. Nếu thua trận vỡ lở thì cùng chết với xã tắc, không có gì ân hận. Nếu đánh thắng được thì quân bắc chạy trốn, thế quân sẽ tăng lên, rồi nên thừa thắng mà từ phía nam đánh lên, chặn giặc ở đường giữa, không lo không phá được giặc vậy. Nếu theo kế ông, sợ rằng quân tan hết, nếu cùng nhau ngồi đợi giặc đến, vua tôi cùng hàng, không có một người chết vì nạn, cũng chẳng nhục sao"! Rồi vượt sông chặn đánh, quân Ngô thua to. Gia Cát Tịnh chạy trốn cùng năm, sáu trăm người, sai qua đón Đễ, Đễ không chịu đi, Tịnh tự đến dắt Đễ, bảo rằng: Cự Tiên, thiên hạ được mất đều có vận lớn, há đấy là điều mà chỉ có riêng ông biết, sao lại cố tự tìm lấy cái chết vậy"? Đễ khóc lóc nói: "Trọng Tư, ngày nay là ngày ta chết vậy. Vả lại vào thời ta còn trẻ nhỏ, lại được Thặng tướng cứu giúp, thường sợ không được lấy cái chết báo đền, phụ lại danh tiếng hiền lương. Nay ta đem thân chết với xã tắc, còn trốn làm gì? Chớ dẫn dắt ta như thế nữa". Tịnh khóc lóc mà thả ra, đi được hơn trăm bước đã thấy Đễ bị quân Tấn gϊếŧ.
Ngô lục viết: Đễ thuở nhỏ được biết tên, đến lúc được tin dùng, ít khi hùa theo, chỉ làm tả hữu hộ vệ, có người bàn chê cười Đễ.
Sưu thần kí viết: Người huyện Tùng Dương quận Lâm Hải là Liễu Vinh theo Đễ đến phủ Dương Châu, Vinh bệnh chết ở trong thuyền được hai ngày, bấy giờ quân đã lên bờ, không có au chôn Vinh, bỗng nhiên hô lớn, nói: "Có người trói Quân sư! Có người trói Quân sư"! Tiếng kêu vang, rồi sống lại. Có người hỏi Vinh, Vinh nói: "Có tên lính giữ cửa Bắc Đẩu ở trên trời thấy có người trói Trương Đễ, trong lòng kinh ngạc, không ngờ kêu to, nói: "Sao lại trói Trương Quân sư". Tên lính giữ cửa giận Vinh, quát đuổi đi ra. Vinh liền đi, sợ hãi, miệng còn phát tiếng kêu vậy". Ngày đó, Đễ chết trận. Vinh đến thời Tấn Nguyên Đế còn sống.
Ngày bính dần tháng ba, mấy trăm người thân cận trong điện rập đầu xin Hạo gϊếŧ Sầm Hôn, Hạo rối bời đành nghe theo.
Tấn kỉ của Can Bảo viết: Mấy trăm người thân cận trong điện rập đầu xin Hạo nói: "Quân bắc ngày càng đến gần mà quân ta không cử đao, Bệ hạ sẽ thế nào"! Hạo nói: "Làm gì"? Đáp nói: "Gϊếŧ Sầm Hôn". Hạo nói rằng: "Như các ngươi, nên đem gϊếŧ để tạ lỗi trăm họ". Mọi người do đó nói: "Dạ"! Bèn cùng đứng dậy đi bắt Hôn. Hạo đi nhanh đuổi theo, rồi gϊếŧ Hôn vậy.
Ngày mậu thìn, Đào Tuấn từ Vũ Xương về, liền dẫn đến gặp, hỏi tin tức của quân thủy, đáp nói: "Thuyền của đất Thục đều nhỏ, nay chỉ cần hai vạn quân cưỡi thuyền lớn mà đánh, tự đủ phá chúng". Do đó tụ quân, trao tiết việt cho Tuấn. Ngày sau sắp đi, đêm ấy quân sĩ chạy trốn cả. Thế rồi Vương Tuấn thuận dòng sắp đến, bọn Tư Mã Trụ, Vương Hồn đều đến gần cõi. Hạo dùng kế của bọn Quang lộc huân Tiết Oánh, Trung thư lệnh Hồ Xung, chia sai đem thư đến chỗ bọn Tuấn, Trụ, Hồn nói: "Ngày xưa nhà Hán làm mất đại thống, chín châu đều chia cắt, Tiên đế được thời mà chiếm được miền Giang Nam, bèn chia giữ sông núi, ngăn cách với nước Ngụy. Nay nhà Đại Tấn nổi lên, đức trùm bốn cõi, tạm ổn qua ngày, chưa báo mệnh trời. Nhưng đến ngày nay, sáu quân đông đảo, chặn giữ đường đất, đi xa đến bến sông, khiến cho cả nước sợ hãi, yên ổn chỉ còn phút chốc. Dám mong thiên triều phát tỏa ánh sáng. Nay kính sai bọn Tư thự Thái thường Trương Quỳ mang theo ấn thao đến làm tin xin lệnh, mong được thu nạp để giúp dân chúng".
Giang Biểu truyện chép thư Hạo sắp thua gửi cho cậu là Hà Thực nói: "Ngày xưa Đại Hoàng Đế dùng
mưu thần vũ, phát ba nghìn quân sĩ, cắt chiếm Giang Nam, cuốn thu Giao, Quảng, mở mang nghiệp lớn, muốn truyền cho vạn đời. Đến thời ta thì đức kém, tự giữ thành quả, không thể vỗ yên dân chúng, phần nhiều sai lầm, làm trái mệnh trời. Việc u tối xảy ra, điềm xấu báo đến, khiến cho người rợ miền nam làm loạn, đánh dẹp chẳng xong. Nay nghe tin đại quân Tấn, từ xa đến đã đến bờ sông Giang, vậy mà quân dân ta mệt mỏi, đều đã thu lui, rồi Trương Đễ không trở về, quân chết quá nửa. Ta rất đau lòng, đến nay không vui. Lại được biểu của Đào Tuấn nói rằng từ Vũ Xương đến phía tây đều vỡ không giữ được. Không giữ được không phải vì lương không đủ, không phải vì thành không vững, mà là vì tướng sĩ không đánh mà thôi. Quân đã không đánh, há lại giận quân sao? Đấy là tội của ta vậy. Thiên văn biến đổi ở trên, quân dân kêu than ở dưới, xem hình thế ấy, nguy như quả trứng mỏng, vận nước Ngô đã hết, làm sao tránh được? Trời chẳng diệt nước Ngô, chỉ là do ta tự chuốc lậy vậy. Nhắm mắt xuống suối vàng, còn mặt mũi nào nhìn bốn vị Đế đây! Ông hãy cố gắng bày mưu lạ, viết ra báo cho ta". Hạo lại gửi thư cho bầy tôi nói: "Ta vì không có đức, kính nối nghiệp lớn, làm việc ác bạo, mới khiến cho trăm họ lâu ngày khốn trong tro bùn, dẫn đến một sớm phải phải tự dứt mệnh, xã tắc nghiêng lật, tông miếu không có chủ, hổ thẹn chất cao như núi, chết rồi vẫn còn tội. Tự nghĩ đức mỏng, trộm nắm quyền lớn, tài hèn tính xấu, gánh vác ngôi cao, cho nên Chu dịch có lời răn bẻ chân vạc, thi nhân có lời chê bản thân. Lại tự giữ cung điện, ôm lấy bệnh tật, kế đã không đủ, suy nghĩ cũng sai, phần nhiều lầm lẫn. Tiểu nhân ở bên, do đó sinh tàn bạo, kẻ ác dọc ngang, người trung bị hại. U mê không tỉnh, dẫn đến tắc nghẽn. Ta phụ lại các ông, việc đã khó xử như nước hắt đi không thể thu lại vậy. Nay nhà Đại Tấn dẹp bằng bốn cõi, dốc lòng làm việc với người hiền lương, thành thực giữ tiết với người anh tuấn. Quản Trọng là kẻ thù mà Hoàn Công vẫn dùng, Lương, Bình bỏ nước Sở mà làm tôi nhà Hán, bỏ chỗ loạn đến chỗ yên, không phải là không có lòng trung vậy. Chớ vì thay đổi triều đại mà hao tổn chí khí. Gắng theo cái đẹp, kính theo thời thế. Biết nói gì nữa, quẳng bút mà thôi".