Tam Quốc Chí

Chương 27

gốc, người đời bảo rằng đấy là ấn đá, lại nói ấn đá phát ra thì thiên hạ sẽ thái bình. Dưới có nhà thờ, thầy mo nói là thần của ấn đá là ba chàng trai. Bấy giờ Lịch Dương Trưởng dâng biểu nói là ấn đá phát ra, Hạo sai sứ lấy đồ thái lao tế ở núi Lịch Dương. Thầy mo nói: "Ba chàng trai của ấn đá nói: "Thiên hạ sắp thái bình"". Sứ giả làm thang cao, lên xem chữ ấn, lừa lấy mực đỏ viết hai mươi chữ, trở về báo cho Hạo. Hạo cả mừng nói: "Nước Ngô sắp dựng đô, thành của chín châu sao! Từ thời Đại Hoàng Đế đến ta là bốn đời, vua của thời thái bình, không phải ta thì còn ai"? Liền sai sứ giả đến, lấy ấn thao bái ba chàng trai làm Vương, lại đẽo đá khắc chữ, khen thưởng công đức của thần linh để báo đáp điềm lành.

Lại nữa núi Dương Tiện ở huyện Ngô Hưng có tảng đá rỗng, dài hơn mười trượng, tên là "nhà đá", quan địa phương dâng biểu nói là điềm lành, bèn sai Kiêm Tư đô Đổng Triều, Kiêm Thái thương Chu Xứ đến huyện Dương Tiện, phong thần cho núi ấy. Năm sau đổi niên hiệu, đại xá để hợp với lời văn trên ấn đá.

Mùa hạ năm Thiên Kỉ thứ nhất, Hạ Khẩu Đốc là Tôn Thận ra Giang Hạ, Nhữ Nam, cướp đốt nhà dân. Lúc trước, người huyện Sô Tử là Trương Thục nhiều lần nói gièm, dần chuyển làm Tư trực Trung lang tướng, phong tước Hầu, rất được yêu sủng, năm đó việc gian phát lộ, bắt gϊếŧ.

Giang Biểu truyện viết: Cha của Thục là lính của huyện Sơn Âm quận Cối Kê vậy, biết Thục không tốt, dâng biểu nói: "Nếu dùng Thục làm Tư trực Hiệu úy, nếu hắn có tội thì xin không bị bắt theo". Hạo nghe theo. Thục dâng biểu cử hai mươi người bọn Đàn Khúc, chuyên làm việc không theo phép cấm, do đó yêu ghét đánh nhau, gièm vu lẫn nhau. Đàn Khúc tranh cãi, bị bắt trói trong vườn, nghe nói không được lí lẽ, bèn hối lộ cho quan coi ngục. Người dân khốn cùng, không có chỗ dựa tay chân. Thục lại da^ʍ dật vô độ, lấy hơn ba mươi vợ nhỏ, tự ý gϊếŧ người không có tội, nhiều việc xấu bị lộ, cha con đều bị tội lấy xe phanh thây.

Tháng bảy mùa thu năm thứ hai, lập mười một vị Vương là bọn Thành Kỉ Vương, Tuyên Uy Vương, mỗi vị Vương cấp cho ba nghìn quân, đại xá.

Mùa hạ năm thứ ba, Quách Mã làm phản. Mã vốn là bộ khúc của Hợp Phố Thái thú Tu Doãn. Doãn chuyển làm Quế Lâm Thái thú, bệnh tật, trú ở Quảng Châu, sai Mã đem năm trăm quân đến quận vỗ về người rợ trước. Doãn chết, quân phải chia phát, nhưng bọn Mã là quân cũ nhiều đời, không nỡ rời xa. Bấy giờ Hạo tính đem đi mở mang số hộ Quảng Châu, do đó Mã cùng tướng bộ khúc là bọn Hà Điển, Vương Tộc, Ngô Thuật, Ân Hưng sợ làm kinh động quân dân, bèn tụ tập quân sĩ, đánh gϊếŧ Quảng Châu Đốc là Ngu Viện. Mã tự hiệu là Đô đốc việc quân miền Giao, Quảng, An nam Tướng quân, Hưng làm Quảng Châu Thứ sử, Thuật làm Nam Hải Thái thú. Điển đánh quận Thương Ngô, Tộc đánh quận Thủy Hưng.

Hán Tấn Xuân thu viết: Trước đây, nước Ngô có lời sấm nói rằng: "Nước Ngô vỡ lở, quân sĩ nổi lên miền nam, người diệt nước Ngô là họ Công Tôn". Hạo nghe nói, bèn xét các quan văn võ cho đến quân sĩ có họ Công Tôn đều dời đến Quảng Châu, không cho dừng ở ven sông. Lúc nghe tin Mã làm phản, sợ hãi nói: "Đấy là trời diệt vậy".

Tháng tám, lấy Quân sư Trương Đễ làm Thặng tướng, Ngưu Chử Đốc là Hà Thực làm Tư đồ. Chấp kim ngô Đằng Tuần làm Tư không, chưa bái, chuyển làm Trấn nam Tướng quân, Giả tiết, lĩnh chức

Quảng Châu Mục, đem vạn quân từ đường phía đông đến đánh Mã, gặp Tộc ở Thủy Hưng, chưa đi được. Mã gϊếŧ Nam Hải Thái thú Lưu Lược, đuổi Quảng Châu Thứ sử Từ Kì. Hạo lại sai Từ Lăng Đốc là Đào Tuấn đem bảy nghìn quân từ đường phía tây đến, sai Giao Châu Mục là Đào Hoàng đem quân bản bộ cùng quân của các quận Hợp Phố, Uất Lâm và quân đường phía tây cùng đi đánh Mã.

Có cây rau "quỷ mục" mọc thành hình người ở nhà Hoàng Cẩu, dựa leo vào cây táo, dài hơn một trượng, thân rộng bốn tấc, dài ba phân. Lại có cây rau "mại" mọc thành hình ngườ ở nhà Ngô Bình, cao bốn thước, dày ba phân, như hình cây tì bà, trên cây rộng một thước tám tấc, dưới cây rộng năm tấc, hai bên mọc lá màu xanh. Đông Quán vẽ hình, đặt tên rau "quỷ mục" là cỏ "chi thảo", rau "mại" là cỏ "bình lư thảo", bèn lấy Cẩu làm Thị chi lang, Bình làm Bình lư lang, đều cho ấn bạc thao xanh.

Mùa đông, nhà Tấn sai Trấn đông Tướng quân Tư Mã Trụ hướng đến Đồ Trung, An đông Tướng quân Vương Hồn, Dương Châu Thứ sử Chu Tuấn hướng đến Ngưu Chử, Kiến uy Tướng quân Vương Nhung hướng đến Vũ Xương, Bình nam Tướng quân Hồ Phấn hướng đến Hạ Khẩu, Trấn nam Tướng quân Đỗ Dự hướng đến Giang Lăng, Long tương Tướng quân Vương Tuấn, Quảng vũ Tướng quân Đường Bân theo sông Giang đi xuống phía đông, Thái úy Giả Sung làm Đại Đô đốc, tùy thế mà xử đoán, nắm hết việc quân sĩ. Đào Tuấn đến Vũ Xương, nghe tin đại quân bắc đi ra, đóng lại không đi.

Lúc đầu, Hạo hễ hội yến với bầy tôi, không hôm nào không sai uống rượu say. Đặt mười hai quan Hoàng môn lang ở bên, riêng không cho uống rượu, đứng hầu suốt ngày để xét lỗi sai của quan lại. Sau khi bãi hội yến, đều tấu báo lỗi sai của quan lại, lỗi sai mà mình xem được, nói ra lỗi của họ, không được không nói ra. Tội nặng thì liền ra oai phạt, tội nhỏ cũng liền khép tội. Cung nữ có mấy nghìn người mà vẫn chọn lựa không ngừng. Lại dẫn nước vào cung, cung nhân có ý không thích thì liền gϊếŧ bỏ trôi trong nước. Có người bị rạch mặt hoặc đυ.c mắt. Sầm Hôn là kẻ hiểm ác mà được quý sủng, làm quan đến bậc cửu khanh, ưa bày lao dịch, quân dân khổ sở. Cho nên trên dưới mất lòng, chẳng ai gắng sức giúp Hạo, đại khái là vì Hạp góp việc ác đã quá nhiều, không ai chịu nổi được nữa vậy.

Sau khi bình nước Ngô, bọn Thị trung Dữu Tuấn của nhà Tấn hỏi quan Thị trung Lí Nhân của Hạo rằng: "Nghe nói vua Ngô rạch mặt người ta, chặt chân người ta, có thế chăng"? Nhân nói: "Người báo việc ấy đã quá lời vậy. Nếu quân tử ác ở dòng dưới thì kẻ ác trong thiên hạ đều đổ về. Còn như việc ấy, nếu tin là có, cũng chẳng phải là lạ. Ngày xưa nhà Đường, Ngu lập ra năm hình phạt, thời Tam đại lập ra bảy tội phạt, lập ra phép nhục hình, cũng không gọi là bạo ngược. Hạo là vua của một nước, cầm chuôi kiếm gϊếŧ người, kẻ có tội phạm pháp, thêm hình để trừng phạt, sao gọi là nhiều phạt tội! Kẻ bị vua Nghiêu gϊếŧ không thể không oán giận, kẻ được vua Kiệt thưởng không thể không ngưỡng mộ, đấy là tính người vậy". Lại hỏi nói: "Nghe nói Quy Mệnh Hầu(6) là người ác, có kẻ đảo mắt xem ngược, đều đυ.c mắt của họ, có thế chăng"? Nhân nói: "Cũng không có việc ấy, người truyền tin nói ngoa mà thôi. Khúc lễ viết: "Nhìn Thiên tử từ cổ trở xuống, nhìn chư hầu từ má trở xuống, nhìn Đại phu từ mày trở xuống, nhìn kẻ sĩ từ trán trở xuống, được đảo mắt nhìn trong vòng năm bước; nhìn người trên qua mày là hỗn láo, nhìn dưới quá eo là thờ ơ, nhìn bên cạnh là xấu xa. Theo lễ, nhìn ngắm thì cao thấp không thể không cẩn thận, huống chi là vua đây? Nhìn vua mà trái nhau, theo lễ đấy là hỗn láo; hỗn láo là không có lễ, không có lễ là không thần phục, không thần phục là phạm tội, phạm tội là vùi hãm khó lường, sử sách có ghi, sao gọi là lỗi"? Những điều mà Nhân đáp, bọn Tuấn đều khen hay, lời văn nhiều không chép hết được.

Mùa xuân năm thứ tư, lập mười một vị Vương là bọn Trung Sơn Vương, Đại Vương, đại xá. Chỗ mà

Tuấn, Bân đến thì tan chạy vỡ lở, không ai ngăn được. Dự lại chém Giang Lăng Đốc là Ngũ Diên, Hồn cũng chém bọn Thặng tướng Trương Đễ, Đan Dương Thái thú Thẩm Oánh, các chỗ ấy đều đánh thắng.

Tấn kỉ của Can Bảo viết: Thặng tướng Quân sư Trương Đễ, Hộ quân Tôn Chấn, Đan Dương Thái thú Thẩm Oánh của nước Ngô đem ba vạn quân vượt sông, vây Thành Dương Đô úy Trương Kiều ở cầu Dương Hà, quân có bảy nghìn người, đóng rào tự giữ, kéo cờ trắng xin hàng. Phó tướng Quân sư Gia Cát Tịnh của nước Ngô muốn gϊếŧ cả quân ấy, Đễ nói: "Địch mạnh ở phía trước, không nên theo đánh quân nhỏ, vả lại gϊếŧ quân hàng là không hay". Tịnh nói: "Bọn này vì quân cứu chưa đến lại sức yếu cho nên tạm giả hàng để kéo dài thời gian quân ta, không có ý hàng phục vậy. Nhân lúc chúng không có ý đánh mà chôn sống hết chúng, có thể tạo khí thế của ba quân. Nếu tha chúng mà đi phía trước, tất gây hại ở sau lưng". Đễ không nghe, vỗ về quân ấy rồi đi lên. Dàn trận chống với Thảo Ngô Hộ quân Trương Hàn, Dương Châu Thứ sử Chu Tuấn. Thẩm Oánh lĩnh năm nghìn quân tinh nhuệ mang đao khiên của quận Đan Dương, gọi là "quân khăn xanh", trước sau thường vào đánh vỡ trận vững, do đó đến đuổi quân của vùng Hoài Nam, ba lần xông vào đều không động. Bèn rút, tan toạn, Tiết Thắng, Tưởng Ban nhân loạn mà đuổi đánh, sau đó quân Ngô vỡ lở, tướng súy không ngăn được, Trương Kiều lại ra ở phía sau, đại phá quân Ngô ở Bản Kiều, bắt được bọn Đễ, Chấn, Oánh.