Đại xá, chia quận Giao Chỉ lập quận Tân Xương. Các tướng phá động Phù Nghiêm, đặt quận Vũ Bình. Lấy Vũ Xương Đốc là Phạm Thận làm Thái úy. Hữu đại Tư mã Đinh Phụng, Tư không Mạnh Nhân chết.
Ngô lục viết: Nhân tự Cung Vũ, người quận Giang Hạ. Vốn tên là Tông, tránh tên chữ của Hạo mới đổi tên vậy. Lúc trẻ theo học người quận Nam Dương là Lí Túc. Mẹ Nhân làm đệm dày chăn lớn, có người hỏi vì sao, mẹ Nhân nói: "Thằng nhỏ không có đức gì mà được làm khách, những người theo học phần nhiều nghèo khó, cho nên làm chăn lớn để được giao tiếp với bọn cùng tình cảnh vậy". Nhân đọc sách ngày đêm không chán, Túc cho là lạ, nói: "Ngươi có khí chất của Tể tướng vậy". Lúc đầu làm quan trong quân của Phiếu kị Tướng quân Chu Cứ, đưa mẹ vào ở trong trại. Rồi chẳng được chí, lại đêm mưa nhà giột, do đó đứng dậy khóc lóc để tạ lỗi mẹ, mẹ nói: "Chỉ nên cố gắng, khóc làm được gì"? Cứ rồi cũng biết được, cho làm Giám trì Tư mã. Tự đan được lưới, dùng tay bắt cá, làm cá ướp gửi cho
mẹ, mẹ nhân đó gửi lại, nói: "Ngươi làm quan coi việc bắt cá mà lại gửi cá ướp cho ta, không tránh khỏi nghi ngờ vậy". Chuyển làm Ngô Lệnh, bấy giờ đều không được đem người nhà đến sở quan, hễ có được vật gì đều đem gửi cho mẹ, thường không ăn trước. Lúc nghe tin mẹ mất, phạm cấm rời khỏi sở quan, việc này chép tại Tôn Quyền truyện. Được giảm tội chết một bậc, lại sai làm quan, đại khái là đãi hậu Nhân vậy.
Sở quốc tiên hiền truyện viết: Mẹ Tông ưa ăn măng, mùa đông sắp đến, bấy giờ măng còn chưa mọc, Tông bèn vào trong rừng tre than thở, do đó măng vì Tông mà mọc ra, lấy được cho mẹ, đều cho là vì Nhân rất có hiếu mới được như thế. Sau chuyển làm Quang lộc huân, rồi làm đến vị Công khanh vậy.
Người huyện Tây Uyển nói là có chim phượng hoàng đến đậu, năm sau đổi niên hiệu.
Tháng tám mùa thu năm Phượng Hoàng thứ nhất, gọi Tây Lăng Đốc là Bộ Xiển về. Xiển không theo, giữ thành hàng nhà Tấn. Sai Lạc Hương Đô đốc Lục Kháng vây bắt Xiển, quân Xiển hàng cả. Xiển cùng mấy trăm người cùng mưu đều bị gϊếŧ cả ba họ. Đại xá. Năm đó, Hữu Thặng tướng Vạn Úc bị gièm, lo lắng mà chết, dời con em đến ở quận Lư Lăng.
Giang Biểu truyện viết: Lúc trước, Hạo đến Hoa Lí, Úc mưu kín với Đinh Phụng, Lưu Bình rằng: "Chuyến đi này không cần gấp, nếu đến Hoa Lí mà không về thì việc xã tắc nặng nề, không nên không tự về". Lời này bị lộ, Hạo nghe biết, vì bọn Úc là bầy tôi cũ, lại vì nhịn mà ngầm tha cho. Sau đó nhân có hội yến, bỏ thuốc độc vào rượu cho Úc uống, sai người mang rượu giảm bớt thuốc đi. Lại cho Lưu Bình uống, Bình cảnh giác, uống thuốc khác để giải độc, không chết được. Úc bèn tự sát, Bình lo buồn, hơn tháng sau cũng chết.
Hà Định gian tà càng rõ, bắt gϊếŧ. Hạo thấy tội ác của Định như Trương Bố, bèn đổi tên Định là Bố.
Giang Biểu truyện viết: Định là người quận Nhữ Nam, vốn là quan Cấp sứ của Tôn Quyền, sau ra làm quan ở ngoài. Định gian tà siểm nịnh, tự dâng biểu là người cũ của Tiên đế, xin về làm quan trong cung, Hạo cho làm Lâu hạ Đô úy, coi các việc thu mua gạo rượu, chuyên gây uy ban phúc, nhưng Hạo vẫn tin dùng, giao cho mọi việc. Định giúp con trai lấy con gái của Thiếu phủ Lí Úc, không được. Định mang hận gièm Úc với Hạo, Hạo tin lời mà gϊếŧ Úc, đốt thây Úc. Định lại sai các tướng đều dâng con chó đẹp, đều đi đến nơi vạn dặm mà tìm, một con chó đổi mấy nghìn thất lụa. Chó dâng lên vua đều đeo vòng cổ, gá đến một vạn tiền. Mỗi con chó giao cho một tên lính giữ, nuôi để bắt chuột giữ kho tàng. Nhưng bắt được không được mấy. Người Ngô đều đổ tội cho Định, nhưng Hạo lại cho là chăm chỉ, ban tước Liệt hầu.
Ngô lịch viết: Trung thư lang Hề Hi gièm Uyển Lăng Lệnh là Hạ Huệ. Huệ là em của Hạ Thiệu vậy. Sai sứ giả là Từ Xán đến trị tội. Hi lại gièm Xán cố giữ không chịu định tội. Hạo sai sứ giả đến Uyển Lăng chém Xán, bắt Huệ vào ngục. Gặp lúc đại xá được tha.
Tháng ba mùa xuân năm thứ hai, lấy Lục Kháng làm Đại Tư mã. Tư đồ Đinh Cố chết. Tháng chín mùa thu, đổi phong Hoài Dương Vương làm Lỗ Vương, Đông Bình Vương làm Tề Vương, lại phong chín vị Vương là bọn Trần Lưu Vương, Chương Lăng Vương, cả thảy là mười một vị Vương, mỗi vị Vương cấp cho ba nghìn quân. Đại xá. Vợ yêu của Hạo có kẻ sai người đến chợ cướp hàng hóa của trăm họ, Tư thị Trung lang tướng Trần Thanh vốn là bầy tôi được Hạo tin sủng, cậy được Hạo sủng ái, dùng hình pháp bắt trói. Vợ đem việc này gièm với Hạo, Hạo cả giận, mượn việc khác mà bắt chém đầu Thanh, treo thân Thanh ở dưới bốn cửa. Năm đó Thái úy Phạm Thận chết.
Năm thứ ba, người quận Cối Kê nói ngoa Chương An Hầu là Phấn sắp làm Thiên tử. Lâm Hải Thái thú Hề Hi gửi thư cho Cối Kê Thái thú Quách Đản, không bàn việc nước. Đản chỉ kể thư của Hi, không nói là có lời ngoa, bắt đến Đản đến làm thuyền ở quận Kiến An.
Cối Kê Thiệu thị gia truyện viết: Thiệu Trù tự Ôn Bá, bấy giờ làm Công tào của Đản. Đản bị bắt, kinh hoàng không biết làm cách gì nói rõ. Trù đến nói: "Nay Trù vẫn còn, việc của Trù, phủ quân lo gì"? Bèn đến phủ quan tự bày kể, nói là không có lời ngoa, việc này là do mình, không phải là lỗi của phủ quân. Quan lại tấu lời Trù lên. Hạo vẫn cả giận. Trù lo Đản chết không được tha, bèn tự sát để chứng thật. Sắp chết, viết thư nói: "Trù lớn lên nơi biên thùy, không thuộc giáo hóa, được gọi vào cửa quan, gửi thân nơi quận, chức hơn bọn cùng làm quan, làm đến quan lớn, vậy mà không thể nêu cao giáo hóa, nuôi dưỡng phúc lành để cho bọn yêu ngoa ngang dọc, làm loạn phép nước. Trù cho rằng lời nói xằng bậy, vốn không phải là sự thật, dẫu người ta ngâm đọc, cũng không cần lo lắng. Người có khí tiết trong thiên hạ mà nghe lời xằng bậy của kẻ thất phu thì rất ghét lời ấy, không thèm nghe đến, dẫu ngậm bụi chứa bẩn, cũng không dùng bút lông mà viết ra, bỏ nóng giữ nguội, khiến cho mình tự yên. Trong lòng đau đáu, thường vò tay mình, cho nên Đản cúi mình cho là phải, ngấm ngầm nghe theo. Gây ta lỗi này, thật là do Trù. Thần kính theo không dám tránh tội chết, đổ lỗi cho người khác. Chỉ xem gương trời soi xét cho rõ". Quan lại thu thây Trù, đem thư dâng lên, Hạo mới tha tội chết cho Đản, bắt đến Kiến An làm thuyền. Lúc Trù chết, bấy giờ bốn mươi tuổi. Hạo khen tiết nghĩa của Trù, hạ chiếu quận huyện vẽ hình ở miếu thờ.
Sai Đô đốc của ba quận là Hà Thực bắt Hi, Hi phát quân tự giữ, cắt đứt đường biển. Bộ khúc của Hi gϊếŧ Hi, đem đầu đến Kiến Nghiệp, gϊếŧ ba họ. Tháng bảy mùa thu, sai hai mươi lăm sứ giả chia nhau đến châu quận, dò xét kẻ phản loạn. Đại Tư mã Lục Kháng chết. Từ lúc đổi niên hiệu đến năm đó, liền năm có bệnh dịch lớn. Chia quận Uất Lâm lập quận Quế Lâm.
Năm Thiên Sách thứ nhất, người quận Ngô nói là đào đất lấy được đồ bạc, dài một thước, rộng ba phân, trên có khắc chữ năm tháng, do đó đại xá, đổi niên hiệu.
Năm Thiên Tỉ thứ nhất, người quận Ngô nói là hồ Lâm Bình từ cuối thời Hán cỏ dại ngăn tắc, đến nay lại thông. Người già cả truyền nhau là hồ này tắc thì thiên hạ loạn, hồ này thông thì thiên hạ yên. Lại ở bên hồ thu được cái hộp đá màu xanh trắng, dài bốn tấc, rộng hơn hai tấc, trên khắc chữ "Hoàng đế", do đó đổi niên hiệu, đại xá. Cối Kê Thái thú Xa Tuấn, Tương Đông Thái thú Trương Vịnh không nạp thuế lụa, bèn đến tại sở quan chém họ, treo đầu cáo thị các quận.
Giang Biểu truyện viết: Tuấn làm việc công trong sạch, gặp lúc quận khô hạn, dân không có lương ăn, dâng biểu xin cấp chẩn. Hạo nói là Tuấn muốn nhận ân riêng, sai người đến chém bêu đầu. Lại nữa Thượng thư Hùng Mục thấy Hạo bạo ngược, ít khi can gián, Hạo sai người lấy đao cắt xéo gϊếŧ Mục, thân chẳng còn thịt.
Tháng tám mùa thu, Kinh Hạ Đốc là Tôn Khải hàng nhà Tấn. Người huyện Bà Dương nói có tảng đá trên núi Lịch Dương có hoă văn hình chữ, cả thảy hai mươi chữ là: "Chín thành của đất Sở, chín đô của đất Ngô, miền Dương Châu, làm Thiên tử, bốn đời trị, mới thái bình".
Giang Biểu truyện viết: Huyện Lịch Dương có núi đá sát bờ nước, cao trăm trượng, đoạn ba mươi trượng có bảy xuyên sánh đôi giăng bày, trong chỗ xuyên có màu vàng đỏ, không giống với tảng đá