Ngày nhâm thân, Vương Tuấn đến trước nhất, do đó nhận lễ hàng của Hạo, cởi trói đốt quách, mời vào gặp nhau.
Tấn Dương thu viết: Tuấn thu được bản đồ sổ hộ, lĩnh bốn châu, bốn mươi ba quận, ba trăm mười ba huyện, nắm hai hai vạn ba nghìn hộ, ba vạn hai nghìn quan lại, hai mươi ba vạn quân, hai trăm ba mươi trai gái, hai trăm tám mươi vạn hộc thóc gạo, hơn năm nghìn chiếc thuyền, hơn năm nghìn cung nhân.
Trụ vì Hạo đem ấn thao đến cho mình, sai sứ giả đem Hạo đi. Hạo đem người nhà về phía tây, đến ngày đinh hợi tháng năm năm Thái Khang thứ nhất hội ở kinh sư. Ngày giáp thân tháng tư, hạ chiếu nói: "Tôn Hạo thế cùng theo hàng, trước đây hạ chiếu cho không chết, nay Hạo đã đến, ý vẫn thương xót, phong cho hiệu là Quy Mệnh Hầu, cấp cho áo mặc xe ngựa, ba mươi khoảnh ruộng, mỗi năm cấp năm nghìn hộc lúa, năm mươi vạn tiền, năm trăm thất lụa, năm trăm cân gấm". Thái tử Cẩn của Hạo được bái làm Trung lang, các con lúc trước làm Vương đều bái làm Lang trung.
Sưu thần kí viết: Sự dựng lập nước của người Ngô, tín chẳng vững vàng, các tướng giữ đồn biên ải đều phải đem vợ con làm tin, gọi là "giữ con tin". Trẻ con chưa lớn có đứa cùng tuổi chơi đùa với nhau, hằng ngày có đến mấy chục đứa. Tháng ba năm Vĩnh An thứ hai, có một đứa trẻ lạ, cao hơn bốn thước, khoảng sáu, bảy tuổi, mặc áo màu xanh, đến chỗ bọn trẻ chơi nhưng bọn trẻ chẳng ai biết. Đều hỏi nói: "Mi là con nhà ai mà ngày nay bỗng đến đây"? Đáp nói: "Thấy bọn mi chơi vui, cho nên đến thôi". Lạ mà nhìn xem, mắt có ánh sáng, rực rỡ tỏa ra ngoài. Bọn trẻ đều sợ, lại hỏi vì sao. Đứa trẻ liền đáp nói: "Bọn mi sợ ta sao? Ta không phải người, là sao Huỳnh hoặc(7) vậy. Ta có lời báo cho
bọn mi rằng: "Tam công trừ, Tư Mã tới""(8). Bọn trẻ cả kinh, có đứa chạy đi báo người lớn, người lớn đi nhanh đến xem. Đứa trẻ nói: "Ta bỏ bọn mi đi thôi"! Thẳng người mà nhảy, liền đó hóa thân. Mọi người ngưỡng mặt xem, như có một dải lụa đang bay lên trời. Người lớn đến xem, vẫn còn thấy được. Phập phồng dần dần lên cao, chốc lát mất hút. Bấy giờ chính trị nước Ngô tàn ngược, chẳng ai dám nói. Năm năm sau thì nước Thục mất, sáu năm nữa thì nhà Tấn lập, đến đây thì nước Ngô diệt, tức "Tư Mã tới" vậy.
Tấn kỉ của Can Bảo viết: Vương Tuấn sửa thuyền ở đất Thục, Ngô Nhan lấy tấm gỗ viết chữ lên cho trôi sông đến báo cho Hạo rằng: "Tấn tất có kế đánh Ngô, nên tăng quân ở quận Kiến Bình. Nếu không hạ được quận Kiến Bình thì rút cuộc không dám vượt sông đâu". Hạo không nghe. Lục Kháng đánh thắng Bộ Xiển, ý Hạo càng kiêu căng, bèn sai Thượng Quảng bói xem khi nào chiếm cả thiên hạ, gieo được quẻ "đồng nhân" và quẻ "di"(9) đáp nói: "Tốt. Vào năm canh tí sẽ ngồi dưới lọng xanh mà vào thành Lạc Dương". Do đó Hạo không sửa chính trị mà thường có ý nhóm ngó phương bắc. Năm đó cũng đúng là năm canh tí.
Năm thứ năm, Hạo chết ở Lạc Dương.
Ngô lục viết: Hạo đến tháng mười hai năm thứ tư thì chết, bấy giờ bốn mươi hai tuổi, táng ở đất huyện Hà Nam.
Bình rằng: Tôn Lượng trẻ nhỏ mà không có người hiền giúp đỡ, do đó giữ ngôi không được trọn vẹn, đấy là thế chắc chắn vậy. Hưu vì có ân dày với người quen cũ, tin dùng bọn Hưng, Bố, nhưng không biết tiến cử người tài năng, không sửa chính trị, dẫu có ý tốt ham học thì có ích gì cho việc trị loạn đây? Lại đã phế rồi mà còn khiến cho Lượng không được hưởng trọn tuổi đời, về nghĩa là bạc bẽo vậy. Hạo dùng hình pháp bừa bãi, kẻ bị gϊếŧ bị đuổi có lẽ không thể kể hết. Cho nên bầy tôi người người đều sợ hãi, đều ngày ngày trông mong đến sớm không đến tối. Lại còn mê hoặc, bói toán, tìm kiếm điềm lành thì rất nhiều. Ngày xưa vua Thuấn, vua Vũ chăm chỉ trồng trọt, là bậc thánh tài đức, có vị vẫn thề ước với bầy tôi, mong bầy tôi sửa lỗi sai của mình, có vị vẫn nghe lời hay, thường nghe không mệt. Huống chi Hạo ngang bướng, làm việc tàn bạo, người trung can ngăn thì gϊếŧ, kẻ ác giểm nịnh thì dùng, gây hại cho dân, da^ʍ dật xa xỉ, thật là đáng chém đầu phanh thây để tạ lỗi trăm họ. Nhưng được nhận chiếu không gϊếŧ chết, lại còn được ban cho ân sủng, đấy há chẳng phải là ân rất lớn, đức rất dày sao(10)!
Tôn Thịnh nói: "Ngày xưa lập vua là để dẫn dắt dân chúng, cho nên phải kính theo càn khôn(11), bao bọc vạn vật; nếu kẻ nào phóng túng tàn ngược, tàn hại vật sống thì trời diệt kẻ đó, cắt đứt bổng lộc, tước bỏ ngôi cao ngoảnh mặt về phía nam, lại thêm hình phạt gϊếŧ chết thảm khốc. Cho nên Thang, Vũ vung rìu, không bị chê cười là không kính thuận; Hán Cao Tổ vung kiếm mà không bị bàn tán là làm mất khí tiết(12). Vì sao? Là vì kẻ ác bạo trong bốn cõi là kẻ mà bị thần người gạt bỏ vậy. Huống chi tội của Hạo như kẻ giặc cướp, tàn ngược hơn cả Tân, Quý(13), dẫu treo đầu trên cờ trắng cũng không đủ để tạ lỗi với người bị chết oan, phơi thây nơi tông miếu cũng không đủ đền hết được tội ác, vậy mà vẫn được vinh hiển, thêm được ban sủng, đấy mà là nêu cao ý trời, khen ngợi cái nghĩa thương dân phạt kẻ có tội sao? Đấy là biết là tàn nghịch mà không phạt, biết là ác bạo mà chẳng răn bảo vậy. Kinh Thi viết: "Bắt lấy kẻ siểm ninh ném vào cho hổ sói". Kẻ siểm nịnh còn bị thế, huống chi là kẻ tàn ngược? Vả lại cờ thần phấp phới, quân đến hang ổ, sức cùng thế tận rồi mới xin hàng, tội không đáng tha đã rõ, nghĩa "tam xu"(14) lại tắc, đạo quyền biến cũng quá(15), không thể dùng vậy".
Lục Cơ viết bài Biện vong luận nói nguyên nhân nước Ngô mất, chương đầu viết rằng: "Ngày xưa nhà Hán mất ngôi, gian thần nắm quyền, họa xảy ra ở kinh đô, hại thấm ngấm ở triều đình, kỉ cương mục ruỗng, nhà vua hèn kém. Do đó bọn anh hùng nổi lên như ong, nghĩa quân bốn phương tụ họp, Vũ Liệt Hoàng Đế(16) của nước Ngô ta khảng khái lập nước, sét động miền Kinh Nam(17), chiếm cả bọn hỗn tạp, trung dũng hơn đời. Oai nghiêm thì lẫy lừng như Di Nghệ(18), ra quân thì giặc xấu bị cắt tai, bèn quét sạch tông miếu, cúng tế tổ tiên. Bấy giờ tướng đến mây bay trùm châu quận, quân đi như gió lốc cuốn thôn ấp, gầm gừ rong ruổi như hổ gấu họp bầy, dẫu quân hội tụ vì nghĩa, cùng thề hợp sức, nhưng đều mang ý nghi ngờ, đem binh gây loạn, có kẻ không có mưu lược, có kẻ sợ oai giặc mạnh, còn như kẻ trung trinh giữ tiết, chưa có ai được như thế. Vũ Liệt Hoàng Đế đã mất, Trường Sa Hoàn Vương lại trổ tài hơn đời, tuổi trẻ anh hùng, dẫn dắt người già, cùng họ lập nghiệp. Quân mạnh ruổi sang miền đông, đem quân ít phá giặc nhiều, đánh tướng không cần thành vững, phá giặc không cần giao tranh, bắt gϊếŧ kẻ phản vỗ về kẻ phục thì Giang Nam định yên, lập hình pháp luyện quân sĩ thì uy đức vang dội, đối đãi kẻ sĩ thì Trương Chiêu trở thành người hiền, giao kết người giỏi thì Chu Du thành người hùng. Hai vị quân tử ấy đều chăm chỉ mà mưu lạ, nhã nhặn mà lại thông minh, cho nên người cùng chí đến nương dựa, bọn bạn bè đến tụ hội, đấy là Giang Đông có nhiều kẻ sĩ vậy. Muốn lên phía bắc đánh Hoa Hạ, đánh dẹp kẻ phạm cấm, kéo xe vua đi đúng đường bằng, lập ngôi Đế đúng nơi cung đỏ, kẹp Thiên tử để lệnh chư hầu, sửa vận trời mà đặt lại ngôi báu. Xe quân đã đi, bọn xấu dõi theo, nghiệp lớn chưa xong, giữa đời mất sớm. Dùng Đại Hoàng Đế ta nối nghiệp, dùng mưu lạ mà noi theo phép hay, dốc chí lớn mà mưu tính kế sâu xa, nắm chính trị mà làm theo việc cũ, vâng mệnh mà xem xét tục xưa, lại thêm chăm chỉ vững vàng, tự thân mình tiết kiệm, tính kế nghĩ đầy đủ, mưu lược hay giỏi, phất cờ đến nơi gò vườn, ban lệnh đến nơi phố xá. Cho nên anh hào nghe tiếng mà theo đến, kẻ sĩ mong tin mà chạy sang, người tài xôm tụ, dũng sĩ như rừng. Do đó Trương Chiêu làm thầy dạy, bọn Chu Du, Lục Công(19), Lỗ Túc, Lữ Mông vào làm tim bụng, ra làm đùi tay; bọn Cam Ninh, Lăng Thống, Trình Phổ, Hạ Tề, Chu Hoàn, Chu Nhiên giễu oai phong, bọn Hàn Đương, Phan Chương, Hoàng Cái, Tưởng Khâm, Chu Thái tỏ sức khỏe; phong nhã thì có bọn Gia Cát Cẩn, Trương Thặng, Bộ Chất gây tiếng vang giúp nước rạng rỡ, coi việc thì bọn Cố Ung, Phan Tuấn, Lữ Phạm, Lữ Đại trổ tài làm quan, kì dị thì có bọn Ngu Phiên, Lục Tích, Trương Ôn, Trương Đôn lấy giễu cợt mà sửa nắn, đi sứ thì có bọn Triệu Tư, Thẩm Hành tỏ tài trí mà giữ danh tiếng, thuật số thì có bọn Ngô Phạm, Triệu Đạt đoán điềm lành mà khen đức, có bọn Đổng Tập, Trần Vũ gϊếŧ thân mà giúp chủ, có bọn Lạc Thống, Lưu Cơ cố gắng can gián để sửa lỗi, mưu chẳng sai kế, làm chẳng lầm mưu. Do đó bèn cắt chiếm sông núi, ngăn giữ miền Kinh, Ngô mà tranh đua với thiên hạ vậy. Nhà Ngụy từng dựa vào oai thắng trận, đem quân đến trăm vạn, chèo thuyền vào đường Đặng Tắc, xua quân xuống miền Hán Âm, hàng vạn tay chèo như rồng cuốn dòng thuận, nghìn đội quân kị như hổ nhảy đất bằng, mưu thần đầy trướng, tướng võ liên hợp, có chí nuốt trọn miền Giang Đông, bao trùm cả vũ trụ. Thế nhưng Chu Du xua quân ít của nước ta mà đuổi chúng ở Xích Bích, cờ đổ xe hỏng chỉ may được thoát, cong chân chạy xa. Hán Vương dựa vào ngôi hiệu Hoàng Đế, đem quân miền Ba Hán mà rong ruổi chỗ nguy, kết lũy vạn dặm, có chí trả thù trận thua của Quan Vũ, mưu lấy lại đất Tương Tây(20). Thế nhưng Lục Công ta cũng bẻ gãy chúng ở Tây Lăng, quân thua vỡ lở, khốn cùng vượt sông, chết ở Vĩnh An. Rồi đến cướp cửa Bá Tu, đến gần sông bẻ quân mạnh, ở trận Bồng Lung, xe ngựa cũng chẳng còn. Do đó các tướng của hai nước kia sợ oai mà giảm sức, thế mất tiền hết, mà nước Ngô ta vẫn coi thường không nhân lúc chúng yếu mà đánh tới. Cho nên người Ngụy hòa thân, nhà Hán(21) xin thề, rồi lên ngôi Thiên tử, lập thế chân vạc. Phía tây đánh miền quanh đất Dung Thục(22), phía bắc cắt chiếm miền ven sông đất Hoài Hán, phía đông bao trùm đất Bách Việt, phía nam chứa bọc đất của người rợ. Do đó giảng lễ "tám đời", cử nhạc "tam vương", tuyên cáo Thượng đế, dẫn dắt bầy tôi. Quân hùm tướng hổ, men sông mà giữ, kích dài dáo cứng, xen gió mà vung. Trăm quan dốc lòng ở trên, bốn dân vui nghiệp ở dưới, ân đức ban xa, giáo