Nhưng sau đó, người đàn ông nhìn về phía Nghĩa, người đi cùng với vợ mình đến đây. Bắt gặp ánh mắt nhìn của chồng người phụ nữ, Nghĩa nhanh mồm đáp:
– Cháu chào bác ạ.
Chưa để chồng hỏi người này là ai? Người phụ nữ nói trước:
– Anh Tập, em gặp cháu Nghĩa ở ngoài đường cái, cháu nó đang tìm một nơi để học nghề trồng cây. Anh xem có giúp được cháu nó cái gì không?
Bác Tập ngồi xuống ghế, tay rót chè xanh từ ấm tích ra nhưng mắt không rời Nghĩa một chút nào, có lẽ bác đang dò xét bằng con mắt nhìn đời của mình về phía Nghĩa:
– Cháu ngồi xuống đây đi.
– “Vâng ạ”, Nghĩa rón rén ngồi xuống chiếc ghế gỗ đối diện với hai vợ chồng bác Tập. Giờ cậu mới dám nhận xét trong lòng, hai vợ chồng bác Tập có lẽ chênh lệch nhau về tuổi tác khá lớn. Trong khi bác trai nhìn độ khoảng 60 tuổi, đã có thể coi là một người già rồi, còn bác gái thì vẫn còn trẻ trung, đầy đặn và mịn màng. Nhưng khoảng cách tuổi tác giường như được xóa nhà khi nhìn thấy hành động và ánh mắt hai người dành cho nhau.
Bác Tập hỏi câu đầu tiên:
– Uống nước đi cháu. Cháu tên là gì? Cháu quê ở đâu? Bao nhiêu tuổi? Giờ đang làm gì?
Nghĩa đón lấy chén nước trà xanh, quả thực cậu đang khát khô cả họng, giờ mà có nước lọc uống chắc cậu nốc đến cả chai lít rưỡi mất. Nhưng theo phép lịch sự, cậu vẫn nhấp một ngụm trà xanh, vị chan chát đọng lại ở lưỡi nhưng ngọt ngọt bùi bùi khi nó trôi vào trong cổ họng.
– Thưa bác, cháu tên là Nguyễn Trọng Nghĩa, cháu quê ở Hưng Yên, năm nay cháu 19 tuổi. Hiện giờ cháu đang làm lao động tự do ở bên nội thành Hà Nội ạ.
Ngồi bên cạnh chồng, người phụ nữ cũng nhấp một ngụm trà xanh rồi lắng nghe câu chuyện của hai người, khi nghe Nghĩa nói tuổi, bà gật gù nhìn chồng:
– Bằng tuổi Tiểu thư nhà mình.
Bác Tập cũng gật đầu đáp lại lời vợ, bác lại tiếp tục hỏi Nghĩa:
– Tại sao cháu muốn học nghề trồng cây?
Nghĩa thật thà kể lại cho bác nghe cái ước mơ, cái hoài bão muốn lấy nghề trồng cây trên vùng đất bãi quê mình làm sự nghiệp cuộc đời. Cậu kể cho bác nghe về mảnh đất quê mình, về dòng sông Hồng đỏ ục cứ mỗi năm một lần lại bồi đắp thêm một lớp phù sa vào cái mảnh đất bãi. Trong cái giọng trầm trầm, Nghĩa không giấu bác nỗi vất vả của mẹ, của người dân xóm bãi quanh năm dầm mưa dãi nắng nhưng cứ hễ ông trời thay đổi là nồi cơm lại phải độn thêm vài củ khoai.
Hai vợ chồng bác Tập vừa nghe vừa gật đầu, vừa cảm mến và có phần ngưỡng mộ chàng trai trẻ, mới vừa trưởng thành đã mang trong mình hoài bão hết sức phi thường, cái hoài bão ấy không chỉ dành riêng cho bản thân cậu, cho gia đình cậu mà nó còn dành cho cả vùng đất quê hương nữa.
– Vậy tại sao cháu không chọn cho mình con đường học nghề chính thống, ví dụ như học đại học nông nghiệp chẳng hạn? Mà lại chọn cách vừa học vừa làm, như vậy sẽ gian nan vất vả lắm.
Nghĩa không có ý định than nghèo kể khổ, nhưng trong hoàn cảnh này, cậu biết rằng mình nên thật thà mà kể chuyện:
– Cháu chẳng giám dấu bác. Từ lâu cháu đã có ý định đấy, rồi năm ngoái cháu cũng thi đại học nông nghiệp, cháu đỗ ………. thủ khoa……………. Nhưng vì đúng lúc đó gia đình cháu gặp chuyện, cháu bắt buộc phải nghỉ học để đi làm. Nay công việc đã phần nào ổn định, cháu mới đi tìm nơi để học ạ.
Bác Tập gật gù nhớ ra chuyện gì đó, chẳng là bác có quen biết với rất nhiều giáo viên trong trường, họ và bác vẫn thường xuyên trao đổi với nhau về kinh nghiệm trồng cây, vườn ươm cây của bác cũng chính là nơi sinh viên nông nghiệp thường xuyên ra đây thực nghiệm. Bác nhớ năm ngoài họ vẫn nói chuyện với nhau về một em sinh viên đỗ thủ khoa nhưng không đến trường làm thủ tục nhập học, nhà trường vẫn tin rằng em học sinh đó đã đỗ trường khác tốt hơn nên không học trường này, bởi vì nếu đã đỗ thủ khoa nông nghiệp thì đối với các trường đỉnh trong hệ thống giáo dục đại học như: quốc gia, an ninh, ngoại thương, ngoại giao, kinh tế, bách khoa, xây dựng .v.v. đỗ cũng là bình thường. Thông thường thì nếu đỗ các trường khác cùng với nông nghiệp thì đa phần sinh viên sẽ chọn trường khác mà theo học.
– “Bác tên là Tập, còn đây là vợ bác, cháu gọi là cô Hồng đi”, bác Tập nhìn vợ mỉm cười âu yếm. Bác nói tiếp: “Bác nhận lời giúp cháu, bác tin chắc cháu sẽ thành công, chỉ cần cháu kiên trì học tập, cháu sẽ trồng được rất nhiều loại cây trên đất bãi quê cháu”.
Nghĩa trực khóc, đôi mắt cậu long lanh ánh nước. Cuộc đời cậu từ lúc rời xa gia đình đến nay cũng có thể nói phần nào trải qua muôn vàn nỗi vất vả truân truyên và cay đắng. Nhưng cậu vẫn một lòng một dạ trung thành với ước mơ từ thủa bé, nay đã tìm được nơi chốn học nghề, có thể nói đã chính thức bước chân vào con đường tương lai. Nghĩa đứng dậy cúi đầu nói ấp úng vì nghẹn ngào:
– Cháu …. Cháu ………. Cháu cảm ơn bác, cảm ơn cô! Cháu ……. Cháu ……..
Vợ chồng bác Tập nhìn nhau mỉm cười, hai vợ chồng họ quả thực rất có cảm tình với chàng trai trẻ này, ăn nói dễ nghe, lại lễ phép, người lớn tuổi chỉ cần có vậy ở những người mới lớn mà thôi. Cô Hồng tủm tỉm nói với chồng:
– Xem nó kìa, thanh niên mà còn khóc nhè nữa kìa.
Bác Tập nhấp thêm một ngụm trà nữa, bác vuốt vuốt vài sợi tóc ngả sang phía bên kia cho nó vào nếp:
– Ngồi xuống đi cháu, mọi thứ sẽ do bản thân cháu quyết định hết. Bác chỉ giúp phần nhỏ thôi.
Cô Hồng xếp những cặp l*и thức ăn ra khỏi cái làn rồi sắp xếp bày ra bàn, vừa làm cô vừa nói:
– Nào, hai bác cháu vừa cơm vừa nói chuyện đi, cũng đến trưa rồi. Cơm và thức ăn hôm nay mang nhiều lắm.
(Cố tình viết thiếu chữ “g” đấy – Cu Zũng).
Nghĩa cũng ngại nhưng hai bác mời nhiệt tình quá, đành ngồi ăn cơm với hai vợ chồng bác Tập. Vừa ăn hai bác cháu vừa nói chuyện:
– Đây là vườn ươm của gia đình bác, còn nhà thì ở cách đây hơn 1 cây số. Bác làm ở đây từ sáng đến tối mới về nhà. Trong vườn ươm còn có nhiều thợ nữa, họ đều là người dân địa phương ở đây, sáng làm, trưa về, chiều lại ra. Buổi tối bác thuê một người bảo vệ trông vườn.
Cô Hồng gắp cho Nghĩa một khúc cá nục kho tương, Nghĩa gật đầu cảm ơn cô. Bác Tập nói tiếp:
– Cháu có thể ở lại luôn vườn ươm, vừa học vừa làm cho bác, bác trả lương giống như các thợ khác ở đây. Cách đó là nhanh nhất. Ý cháu thế nào?
Tất nhiên chuyện này Nghĩa cũng đã tính trong đầu từ trước khi sang đây rồi. Để cậu 24/7 ở bên này học nghề thì không được. Ở bên kia, cậu còn quá nhiều việc phải làm, thứ nhất là để kiếm tiền giúp gia đình, ở bên này cũng kiếm được tiền nhưng sẽ không được nhiều giống như bên nội thành, may ra chỉ đủ ăn đủ tiêu lặt vặt thôi. Thứ 2 là cậu còn phải dạy học cho các em ở xóm làng chài, đã hứa với ông Từ rồi không thể nuốt lời được. Và còn một chuyện quan trọng hơn cả, là ở bên kia cậu mới có cơ hội tìm lại được chị, chứ ở đây suốt thì biết đến mùa nào mới tìm được đây. Buông bát cơm xuống, đặt đôi đũa lên trên vành bát, Nghĩa nói:
– Thưa bác, ở bên kia cháu còn việc phải làm ạ. Bác cho cháu học và làm vào 2 ngày thứ 7 và chủ nhật hàng tuần được không ạ. Trong hai ngày ấy cháu vừa học vừa làm, bác bảo cháu làm gì cũng được, cháu không dám lấy tiền công gì đâu ạ.
Nghe Nghĩa nói, bác Tập cũng đoán là đã có sự tính toán từ trước của Nghĩa cho phù hợp rồi, vì vậy bác không có ý kiến gì khác:
– Thế cũng được. Nhưng như thế thì học hơi lâu đấy.
– Vâng ạ.
– Thế quyết định thế này nhé, từ giờ, cứ thứ 7 cháu sang đây làm, rồi tối ngủ ở vườn ươm, đến chiều chủ nhật thì về. Bắt đầu luôn từ chiều nay được không?
Nghĩa gật đầu.
Vậy là nhân vật chính của chúng ta đã tìm được nơi học nghệ rồi đấy các bạn ạ. Nghĩa quả là may mắn phải không các bạn?, vừa mới sang tìm đến hết buổi sáng đã gặp được cô Hồng bác Tập rồi. Hai vợ chồng lại quý mến Nghĩa ngay lập tức, giúp học nghề đúng như mong ước và thời gian có thể sắp xếp được của Nghĩa. Cũng phải thôi các bạn nhỉ? Một người lương thiện, chăm chỉ, thật thà, lại giầu lòng vị tha như Nghĩa thì trong cuộc đời gặp được nhiều may mắn, gặp được nhiều quý nhân phù trợ âu cũng đúng với giáo lý nhà Phật: Gieo nhân nào gặp quả nấy.
———-