Liêu Bóng Chí Dị

Chương 15

– hết giờ thăm rồi

Tiểu Cát lẩy bẩy nắm lấy đôi tay Kiệt Lâm nhắn nhủ

– ngày mai Đại Nhân sẽ vào cung diện Thánh cùng Lê Kha, nô tì sẽ tìm cách minh oan cho chủ nhân

Tên quản ngục hét nhắc lại

– Hết giờ thăm nom, mời ra ngoài

Tiểu Cát dù rất bịn rịnh muốn ở thêm chút nữa nhưng cũng đành phải từ biệt

Hoàng Cung

Ngự trên ngai rồng là Hoàng Đế Trần Nhân Tông, hai bên tả hữu một là mẫu nghi thiên hạ, hai là Ái Phi xinh đẹp, đứng hai bên là các cung nữ hầu quạt. Bên dưới là những dãy ghế, tùy theo chức phẩm lớn nhỏ mà ngồi ở vị trí gần vua. Từ Hoàng tử, quận chúa , các vương gia quốc trưởng cho đến các quan lại đại thần trong Triều. Trạng Nguyên Thích Phương hôn nay vinh dự được Thái Tử Điện Hạ tiếp đón.

Ngồi cùng ghế lân cận là Hoa Vương Đại Việt Lê Kha. Phần chính giữa được trải thảm đỏ. Lần vào cung diện Thánh này không những với mục đích trình tấu lên kế hoạch thành lập hội quá ca kỷ họa tiết dạy cho các con cháu Hoàng Thân quốc thích mà còn là dịp để thích Phương thưởng thức vũ điệu Hạc Tiên của các cung nữ cung đình mà Hoàng Đế rất tâm đắc

Vua Trần vổ tay lốp bốp hai cái, ngay tức khắc đoàn ca múa nhạc bước vào. Sau khi bộ phận nhạc cụ đã yên vị thì đội cung nữ bước vào. Dẫn đầu đoàn vũ công là cung nữ Uyên Chi. Gương mặt làng thu thủy nét xuân sơn rất dịu dàng đằm thắm. Cô là nhíp chính trong vai Hạc Tiên với bộ y phục trắng toát có gắn các dãy lụa tựa như những cánh lông vũ hồng hạc

– Đúng là tai nghe không bằng mắt thấy, các cung nữ vũ khúc Hồng Hạc xinh đẹp như tiên giáng trần. Thích Phương khen ngợi

Thái Tử Điện Hả nghe thế thì cười phả lên một hơi rồi nói

– THiếu nữ Hạc Tiên chính là Uyên Chi Cung Nữ, là ái nam xuất thân từ thanh lâu, được Vương Công Công mang về dạy dỗ. Tên Thật là Đỗ Sinh

Đoàn Dự giật thốt khi nghe Thái Tử Điện Hạ nói. Đoàn Dự nghĩ thầm trong bụng. Cô nhíp chính trong vai Hạc Tiên là Đỗ sinh ư? Thảo nào mới nhìn đã cảm thấy rất quen. Sao Đệ ấy lại trở thành cung nữ cơ chứ? Thảo nào Đệ ấy nhìn ta chầm chầm khi vừa bước chân đến

Ban nhạc hòa tấu nổi lên. Đội Ngũ Vũ công tán ra thành hay hàng ngủ. Đứng đầu là cung nữ Uyên Chi. Cô giang rộng hai tay tạo hình đôi cánh rồi xoay múa uyển chuyển. Hoàng Đế Trần Nhân Tông cùng các Đại Thần ngắm nhìn chăm chú

Thích Phương nghĩ thầm

“Sao trong cung lại có một cung nữ ái nam xinh đẹp tuyệt trần như vậy?”

Ngự Hoa Viên

Ngự Hoa Viên vốn là vườn hoa lạc cảnh nằm phía sau tử cấm thành của kinh thành Thăng Long. Nơi đây quang cảnh thoáng đảng. Tư tự như Đào Hoa Viên của phủ Trạng Nguyên nhưng diện tích rộng lớn hơn gấp nhiều lần. Các hòn non bộ , hình thú bằng đá quý khắp nơi tiến tặng Vua cùng một số cây cảnh được bố trí rất xinh động. Hoa nở bốn mùa lúc nào cũng tươi tắn.

Sau khi thưởng thức bản nhạc cùng vũ khúc Hạc Tiên , Thích Phương đã phải lòng cung nữ Uyên chi. lại nghe Thái Tử Điện Hạ nói cô là cung nữ ái nam xuất thân từ thanh lâu hiện đang là người của Vương Công Công. Ông ấy lại là chổ thân cận của Thích Phương, một phần thì chức trọng trạng Nguyên cũng khiến cho bác bậc công công dị nể.

Thấy vương Công Công dắt cung nữ Uyên Chi đi trong ngự hoa viên thì Thích Phương vội chạy theo nói

– Công Công xin dừng bước

Công Công và cung nữ Uyên Chi vội quay lại

– Thích Phương Trạng NGuyên có điều chi chỉ bảo? Vương Công Công hỏi

– Nghe nói Uyên chi Cô Nương có tài ca múa, ta đây muốn mời Uyên Chi về phủ biểu diễn, không biết ý Công Công thế nào

– Chuyện này…Vương Công Công bỏ lửng câu nói

Thích Phương ra lệnh cho tên hầu tòng kiệu mang đến cho Công Công một cái hộp có đậy bằng tấm vãi đỏ. Vương Công Công mở ra xem thì thấy vàng rồng chiếu lấp lánh. Đôi mắt Công Công như sáng lóe lên. Ông vội vàng đậy tấm vải lại rồi quay sang nói với Uyên Chi

– Còn không mau tạ ơn trạng nguyên

Uyên Chi dập đầu tạ ơn Thích Phương

Vương Công Công nói

– Xin Trạng Nguyên hãy đợi ở cổng Tây Thành Nội, Uyên Chi sẽ thua xếp một số hành lý rồi sẽ ra sau

Thích Phương ánh lên vẻ vui mừng

– Vậy làm phiền công công

Đoàn Dự ngay từ đầu vào Cung diện Thánh đã phát hiện ra ánh mắt háo sắc của Thích Phương ngắm nhìn Uyên Chi và những nụ cười đầy ấn ý khi Uyên Chi Cung Nữ lướt ngang qua bàn bằng một Vũ điệu xòe cánh trong vũ khúc Hạt Tiên đã đoán biết phần nào. Hay tin Thích Phương có nhã ý mời Uyên Chi tiến phủ thì suy nghĩ của chàng càng có cơ sỡ hơn.

Mặc dù Đoàn Dự có trình bày Uyên Chi là vũ nữ cung đình làm như thế sẽ phật lòng Hoàng Thượng nhằm ngăn ý định của Thích Phương lại . Thích Phương khăng khăng bảo rằng Vương Công Công đã quyết thì ắc sẽ biết tình toán. Đoàn Dự phân trần cũng trở nên hoài công. Bất đắc , công tử dành ít thời gian ngắn ngũi để gặp gỡ Uyên Chi cô nương

Uyên Chi đang trang điểm thì có nô tì Xuân Lan vào báo là có Hoa Vương Lê Kha cần gặp. Uyên Chi vội vã chạy ra ngoài gặp ngay. Cố nhân gặp lại thật là trớ trêu. Uyên Chi cứ ngỡ Lê Kha là chàng học sĩ lạnh lùng khi xưa chứ đâu hề biết huynh ấy chính là Đoàn Dự- Người mà đã từng có một mối tình rất đẹp với mình một thời. Đoàn Dự thì lấp lửng muốn nói nhưng nghĩ lại nghịch cảnh trêu ngươi rồi lại thôi

– Ta biết đệ là Đỗ Sinh, là bằng hữu của ta ở Quốc Tự Giám, Đệ hãy vì ta mà khước từ Thích Phương Trạng Nguyên có được không?

Uyên Chi lẽn đi ánh mắt không dám nhìn thẳng vào mắt Đoàn Dự. Một mối tình thầm kín ấp ũ bao năm qua dường như đã gϊếŧ chết tâm hồn công tử. Cười nhạt cho phận đời. Uyên CHi nói

– Đệ không còn cách nào lựa chọn, Những gì đã xảy ra đối với Đệ cứ như một ác mộng. Từ lúc Huynh đăng quang thì đệ lưu lạc tha phương, đói khát lam lũ, khi gặp lại Huynh những tưởng đệ sẽ tìm thấy một niềm an ủi trên cõi đời này. Nhưng hai nén bạc mà huynh vứt cho đệ tuy cứu đói mà làm lòng đệ như quặng thắt. Bị bán vào thanh lâu mua vui cho các công tử đồng tính, bị tú bà đánh đập tàn nhẫn, may mà có Vương Công Công xót thương bỏ tiền chuộc đệ, số phận của Đệ đã như một nô tì, đệ không còn cách lựa chọn nào khác

Nước mắt đỗ Sinh chảy ròng trên khóe mi. Đoàn Dự chạnh lòng xúc động. Muốn nói ra hết cho Đỗ Sinh Hiểu nhưng lại không nói được. Đỗ Sinh là người mà Đoàn Dự từng yêu thương và âm thầm giúp đỡ. Công tử không hề lạnh lùng như Lê Kha học sĩ. Lê Kha đã chết dưới dòng sông Hồng khi bị bọn Thủy tặc phục kích. Lê Kha đâu còn nữa. Đoàn Dự lặng lẽ bước đi. Những cánh hoa ban rơi rụng như nặng lại. Phải chăng nghịch cảnh đã đưa mình và Đỗ Sinh trở nên như thế? Dù Thế nào ta vẫn phải báo thú. Vẫn hại cho Thích Phương tan nhà nát cửa và mất hết những người thân yêu[

Cổng Tây Thành Nội

Thích Phương lóng ngóng mong chờ Uyên Chi Cô Nương. Đám quân lính tùy tùng đang chầu chực hai hàng gần chiếc kiệu vàng. Đoàn Dự phóng lên lưng ngựa . Công Tử giựt mạnh dây cương làm con Tuấn Mã nhắc hổng hai chân trứoc rồi hí lên một hồi. Thích Phương bèn quay đầu lại nhìn

Đoàn Dự khiển mã đi vòng qua Thích Phương rồi nói

– Đệ sẽ về Phủ bằng tuấn mã, huynh cứ việc ở đó mà đợi Uyên Chi cô nương

Thích Phương nghe thế thì bước đến chặn yên ngựa lại, công tử nói

– Kìa, Lê Kha, sao đệ có thể bỏ ta lại cơ chứ? Dù có lập cung nữ Uyên Chi làm thϊếp thì người ta sủng ái nhất chỉ duy nhất một mình đệ mà thôi, sao có thể mang một cung nữ ra so bì với một Hoa Vương tuyệt sắc do Hoàng Đế sắc phong được cơ chứ?

Đoàn Dự nói

– Đó là ý của Huynh, Đệ có lý của Đệ, Khi nào Huynh yêu một người sẽ hiểu cảm giác này, Đệ không thích chuyện này cũng là lẽ đương nhiên

Dứt lời Đoàn Dự quất mạnh mông ngựa. Con Tuấn Mã giật nẩy rồi phóng đi vun vυ't bỏ lại Thích Phương. Thật chất Đoàn Dự không muốn Uyên Chi tiến phủ không phải vì chàng yêu Thích Phương nên sanh lòng ghanh ghét mà vì cung nữ Uyên Chi chính là Đỗ Sinh- Người tình của chàng, công tử không muốn Đỗ Sinh dấng thân vào tình trường oan oan tương báo đầy rẫy hận thù nơi chốn phủ.

Lần gặp lại Đỗ Sinh sau cùng, chàng thảy cho công tử ấy hai nén bạc không phải vì bố thí mà vì bất đắc dĩ phải làm thế. Mang thân xác của Lê Kha khiến chàng không thể nhận lại cố nhân. Cảnh tình bây giờ thì lại thêm rối ren hơn nữa. Đoàn Dự thúc ngựa như bay . Siêm Y tung bay phấp phới bỏ lại bụi mờ sau lưng. Đoàn Dự không hướng ngựa về Phủ, công tử phi một mạch về huyện Châu Phong thăm mẫu thân và Tiểu Đệ Đoàn Long