– Ủa, Thích Phương Ca, đây là nghi thức tiến phủ bấy lâu,các huynh các đệ ai ai cũng đều như thế, nếu như miễn bỏ thì phép tắt trong Phủ còn ra thể thống gì nữa, không phải Huynh luôn bảo ban chúng đệ phải biết lễ nghĩa, kính trên nhường dưới sao? Huynh làm như vậy khác nào cho kẻ mới đến vênh váo xem chúng đệ như cỏ cây ngoài kia
Thích Phương nghe thế thì cười phà lên một cái rồi đáp
– Nghi thức chỉ là nghi thức, bỏ bớt cho đỡ rờm rà, với lại Lê Kha là Hoa Vương Đại Việt, cũng nên có cái ngoại lệ chớ
Kiệt Lâm đặt chung rượu xuống bàn hơi mạnh tay rồi nói
– Quốc có Quốc Pháp, Gia có gia quy, chả nhẻ chỉ vì đệ ấy là Hoa Vương đương nhiệm là muốn vô phép vô tắc hay sao? Thích Phương Ca đệ không đồng ý
Đoàn Dự tỏ vẻ bỡ ngỡ, biết là các vị công tử này không ai có thiện cảm với mình, nhưng trước mặt Thích Phương thì chàng lại tỏ vẻ khiếm nhường và điềm đạm hơn. Đoàn Dự quì phập hai gối xuống đất rồi nói
– Thích Phương Huynh, Đệ tiến phủ trạng nguyên đã là người của trạng nguyên, đệ xin dâng rượu cung kính cho các sư huynh, để được ở bên huynh đệ có thực hiện bao nhiêu nghi lễ khó nhọc khác cũng không quản đâu
Nói xong,Đoàn Dự đưa hai tay bưng một chung rượu trên khay, chàng chưa kịp đi bằng hai đầu gối để dâng rượu thì Thích Phương đã nhanh nhẹn rời khỏi ghế đến dìu chàng đứng dậy.Thích Phương nói
– Lê Kha, huynh đã bảo miễn là miễn mà
Thích Phương dìu Đoàn Dự trở về ghế. Các bị công tử thê thϊếp bất bình vô cùng nhưng không dám bộc bạch thêm nữa vì sợ làm quá sẽ phật lòng Thích Phương
Kiệt Lâm sột soạt cỡi giầy của mình ra để xuống đất. Đây là nghi thức hôn chân mà ai mới tiến phủ cũng phải làm, theo tục lệ của Phủ thì phong tục này sẽ giúp cho các lang thϊếp sống chang hòa và gẫn gũi nhau hơn. Tức là sau khi dâng rượu thì sẽ có nghi thức ngửi giầy. Vị công tử nào mới nhập Phủ đều phải ngửi chân các huynh của mình rồi mặc lại giầy cho họ. Chả trách sao Huỳnh Đông, Tuấn Khoa cũng sột soạt cởi giầy. Thấy vậy Thích Phương khua tay nói
– Dẹp, dẹp hết, nghi thức bắt show body múa cột cũng dẹp luôn
Các vị công tử ghen tức l*иg lộn nhưng không ai dám chống đối lại Thích Phương. Cuối cùng chỉ còn nghi thức người củ và người mới tặng quà lẫn nhau. Lê Kha trao cho họ mỗi người một phần quà và cũng nhận lại từ họ mỗi người một phần quà. Những cái nhìn ghen ghét hậm hực khi trao quà cho Đoàn Dự, Kiệt Lâm bức xúc quá nên đập mạnh món quà vào tay Đoàn Dự khiến nó nảy tung lên rớt xuống, chàng hậm hực bỏ về. Tuấn Khôi cũng lắc đầu một cái rồi quay gót. Huỳnh Đông thì xía một tiếng thật lớn rồi phất ống tay áo thật mạnh quay đi. Tên Nam nô cũng lủi thủi bưng khai rượu đi thụt lùi vài bước rồi quay đi. Lê Kha như người chết lặng, những món quà trên tay chàng như trở nên nặng nề hơn bao giờ hết. Thấy chàng ủ rũ nên Thích Phương vỗ về bờ vai an ủi
– Đệ đừng buồn, bọn họ lúc nào cũng tị nạnh với nhau, hãy vì huynh mà bỏ qua tất cả nhé, ta sẽ yêu thương đệ nhất
Thích Phương kéo nhẹ Đoàn Dự ôm vào lòng. Đoàn Dự gác cằm lên vai Thích Phương rồi nhếch mép cười. Đoàn Dự nheo mắt một cách sắc bén , chàng thầm nghĩ
– Lũ các ngươi với tên trạng nguyên này đều là một lũ cạn bả thối tha, để coi ta sẽ làm cho các ngươi thân tàn ma dại như thế nào, có như vậy ta mới rữa được nổi oán hận trong lòng
Lại nói về Đỗ Sinh. Sau khi lầm tưởng Đoàn Dự người mà chàng yêu thương hoàn dương với thân xác của gả nông phu nghèo hàn xấu xí thì chàng đã từ chối tiếp nhận. Nhưng sự thật thì lại khác. Đó chỉ là diệu kế của Phán Quan để cho Đoàn Dự thấy rõ nhân tình bạc đen của những người mà chàng yêu thương. Khi mà chàng chỉ khoác bên ngoài một vẻ đẹp sắc nước hương trời mà không ngộ ra tình đời.
Cuối cùng thì một cựu Hoa Vương đại Việt cũng đợi được đến ngày hoàn dương với một thân tướng đẹp đẽ tương đồng với mình. Vị công tử Lê Kha cũng tài ba lỗi lạc, diện mạo khôi ngô phi thường không thua kém Đoàn Dự. Nhưng cũng kể từ đó mà Đỗ Sinh mất đi một vong linh luôn ầm thầm bảo vệ cho mình trước sự miệt thị, khinh khi của bạn bè.
Gia cảnh nghèo hèn, lại không được Lão Sư quý mến. Trong một lần túng thiếu, Đỗ Sinh đã nảy sinh tính xấu, chàng lẽn vào thư phòng của một vị bằng hữu giàu có để trộm 3 đĩnh bạc để đóng tiền học phí nhưng bị phát hiện. Kết quả Đỗ Sinh bị kỷ luật trước lớp và buộc phải thôi học. Đỗ Sinh van nài Lão Sư hết lời, nước mắt tuông như mưa nhưng cũng hoài công, bởi từ trước tới nay không một ai trong Quốc Tự Giám này thương xót cho thân phận ái nam điệu đà như chàng. Lại không có lấy một Nho Sinh nào chịu nói giúp cho chàng một tiếng.
Đỗ Sinh khăn gói rời khỏi Quốc Tự Giám. Đôi chân như có ngàn cân đeo vào. chàng lê từng bước mệt nhoài trên con phố hàng lụa . Phố xá kinh thành đông vui náo nhiệt. Tiểu Thương bày bán các loại thổ cẩm và lụa Hàng Châu óng ánh đủ sắc màu. Tiếng rao kẹo hồ lô, sấu ngâm và cà na nghe vang vảng. Hoa lộc vừng rũ xuống bên mặt hồ cũng chớm nở bông, biết là tiết trời đã vào thu.
Đỗ Sinh thấy thoáng lạnh khi manh áo tơi không che nổi ngọn gió. Hai ngày nay chàng đâu đã ăn gì. Thấy vĩ bánh bao hấp đang bốc khói của một thúc thúc đang bày bán bên bệ đường mà thèm nhỏ dãi. Đỗ Sinh ôm cái bụng cồn cào đứng nhìn cái bánh bao thèm thuong, nhưng chàng đâu còn đồng nào dính túi. Bá tánh Kinh Thành ai ai cũng tất bật qua lại, đâu có ai đoái hoài tới một gả rach rưới đang đói lã bên đường
– bánh bao nóng hổi vừa thổi vừa ăn đê, bánh bao mới ra lò đê
Tiếng rao của thúc thúc cất lên thì đã có độ ba bốn người vây đến mua. Thúc thúc hôm nay có vẻ đắc hàng. Thúc vừa tỉ mỉ vừa nhanh nhạo gắp bánh gói vào lá sen bán cho khách
Đỗ Sinh nhắm thấy Thúc đang bận rộn, lại thêm cái bụng của mình đang cồn cào. Miéng ăn cứu đói đã khiến cho đạo đức của Nho Sinh bị lay động. Công Tử đường đột nhân lúc thúc thúc bận rộn nên lấy cắp mất một cái bánh bao trong vĩ. Thật không may cho chàng khi Thúc kịp thời phát hiện ra và truy hô. Đỗ Sinh hoản loạn bỏ chạy.
Người dân nghe thúc truy hô trộm thì cũng tham gia vây bắt. Cuộc rượt đuổi bắt trộm ở phố hàng lụa làm cho cái phố vốn đã náo nhiệt nay càng rộn ràng hơn.Những tiếng la hét bàng hoàng của những người buôn ghánh bán bưng. Những thúng sari bị hất văng ra đường do vô tình va vào. Những tấm lụa và thổ cẩm bị hất tung lên trời. Những ghánh bưởi bị hất tung, trái văng lông lốc.
Đỗ Sinh cắm đầu chạy thụt mạng. Sợ mất ăn nếu bị người dân bắt nên chàng vừa chạy vừa cố nhét bánh bao vào họng nhai ngốn nghiến. Trong lúc cuống quính, Đỗ Sinh đạp trúng trái bưởi nên té nhà. Chàng rối rít đứng dậy thì đã bị bắt. Bánh bao còn chưa nuốt trôi vào thực quản thì đã bị hốc văng ra do bị đánh đập. Người dân hiếu kỳ cũng vây đến xem. Có người thì tỏ vẻ thương cảm, song cũng cò người thì vô cảm nói
– Đánh nó đi, đánh cái loại người ăn cắp ăn trộm này đi
Từ thanh thiếu niên cho đến các bá bá, kẻ đạp người đá không thương tiếc. Đỗ Sinh oằnh mình dưới đất chịu trận
Đoàn tùy tùng khiêng kiệu của Lê Kha khi đi đến đoạn đường này thì dừng lại. Hai tên lính hầu đầu kiệu quát
– Mọi người tránh ra mau
Thấy quan lính Triều Đình và Kiệu Hoa quyền quý chạm rồng , biết là người của Phủ Trạng Nguyên quyền cao chức trọng nên người dân nhanh chóng tản ra. Đám thanh thiếu niên đang đánh Đỗ Sinh cũng hớt hãi tránh đường. Lê Kha vén bức rèm ra hỏi một tên Nam Nô
– Có chuyện gì vậy?
– Dạ, phía trước người dân đang vây đánh một tên trộm nên quan lính ngừng kiệu để giải tán đám đông, giờ cũng đã xong rồi..Hoa Vương hãy yên tâm
Đoàn tùy tùng hộ kiệu cũng nhanh chóng đi tiếp. Lê Kha hiếu kỳ vén rộng bức rèm để nhìn gả khố rách áo ôm đang oằnh mình nằm dưới bệ đường, công tử cảm thấy dường như đó là một người rất đổi thân quen thì phải
– Dừng kiệu, dừng kiệu
Đám tùy tùng hạ kiệu. Lê Kha bước ra tiến đến gần người đang nằm khổ hạnh dưới đường. Nhìn thấy gương mặt của kẻ mà người dân kêu là trộm thì chàng giật thốt thốt lên
– Là…….Đỗ?
Lê Kha bỏ lửng câu nói. Đỗ Sinh ngước mặt lên nhìn vị công tử áo gấm vinh hoa cũng rất đổi bàng hoàng