Vào ngày sinh nhật lần thứ 18, Đường Hoài Cẩn đã làm một việc mà y nghĩ đến từ rất lâu, nhưng vẫn chưa bao giờ thực hiện được.
Y tìm được một cơ quan xét nghiệm ADN. Mẫu xét nghiệm đưa đến là của mình và Tạ Linh.
Từ nhỏ đến lớn, y đã nghe qua Tạ Linh kể rất nhiều lần về quá trình bà mang thai vất vả. Khi kiểm tra ra là sinh đôi thì có bao nhiêu niềm vui xen lẫn lo lắng. Khi đó, bà và chồng mới từ nông thôn lên thành phố. Mặc dù nhà nước nhiều năm nay tuyên truyền kế hoạch hoá gia đình, một cặp vợ chồng chỉ được sinh một đứa con. Nhưng trong quan niệm của bọn họ vẫn là sinh nhiều con nhiều phúc. Bây giờ, một thai là có thể sinh hai đứa con, Tạ Linh đương nhiên rất vui vẻ.
Nhưng cũng sinh ra nhiều vấn đề: Gia đình có đủ khả năng nuôi hai đứa con không?
Tạ Linh nhớ lại những ngày tháng cay đắng với hai đứa con, nói: “Lúc trước, mẹ ở chung phòng bệnh với một sản phụ trong thành phố. Gia đình chúng ta vẫn còn sống trong một căn phòng thuê nhỏ cũ nát, còn bọn họ đã mua một căn nhà trong nội thành. Mẹ nhìn đứa trẻ bên kia đều mới sinh ra, giống như con khỉ con. Cứ nghĩ, có lẽ hai năm nữa tụi con sẽ trở thành dáng vẻ khác nhau.”
Trẻ sơ sinh trong thành phố đều trắng nõn, trong khi trẻ con ở nông thôn có hai đốm đỏ trên mặt, một đống vết bẩn trên người. Ngày thường không có đồ chơi, chỉ có thể chơi cát ở cửa nhà.
Tạ Linh: “Mẹ có một người bạn. Khi đó, con cô ấy được 3 tuổi. Mẹ đang mang thai đến thăm cô ấy, cô ấy phải đi làm nên để mẹ chồng trông con. Đứa nhỏ ngồi ở trước cửa nắm đất ném lên trên đầu, còn vui tươi hớn hở. Sau khi hai đứa sinh ra, mẹ vẫn luôn nghĩ đến hình ảnh đó.”
Sau đó cuộc sống càng ngày khó khăn.
Tạ Linh: “Lúc trước, mẹ không có tiền mua quần áo mới cho con và Hoài Du, lại buồn sầu vì trước đó mượn quần áo cũ về có thể không đủ dùng. Nhưng giường sản phụ bên cạnh thì khác, tất cả đồ dùng của bọn họ đều là mới. Mẹ nghĩ không đủ sữa thì cho ăn xen kẽ với cháo bột. Bọn họ thì sao, sản phụ không đủ sữa thì dứt khoát cho đứa trẻ uống sữa bột. À, không chỉ đứa trẻ, sản phụ cũng uống sữa bột đặc biệt. Hai đứa không biết, lúc đó mẹ đã ghen tỵ như thế nào đâu.”
Khi bà nói đến đây, Đường Hoài Du sẽ nắm tay bà và nói: “Mẹ, mọi chuyện đã qua rồi.”
Đường Hoài Cẩn sẽ suy nghĩ gì. Y không thể nhớ rõ ngày đầu tiên bản thân nổi lên suy nghĩ: Mọi người nói mình trông không giống người trong nhà. Nếu mình thật sự... không phải là con của nhà này thì sao?
Nhưng khi hoàn cảnh của nhà họ Đường được cải thiện từng ngày. Khi Đường Hoài Cẩn hơn mười tuổi có thể mang giày Air Jordan mà mọi người đều ghen tỵ để đi học. Những nghi ngờ như vậy chậm rãi bị y chôn ở trong lòng.
Lý do là: Ngay từ đầu cảm thấy "ôm nhầm" là vì khi nói về quá khứ, sự đố kỵ trong lời nói của Tạ Linh quá rõ ràng. Đường Hoài Cẩn không khỏi cảm thấy, nếu Tạ Linh muốn cho đứa con ruột của mình "hưởng phúc", biết đâu sẽ đưa hai đứa trẻ sơ sinh - ở trong tã lót của mình và một đứa trẻ có vận mệnh khác trao đổi với nhau.
Nhưng trong quá trình trưởng thành, Đường Hoài Cẩn phải thừa nhận rằng Tạ Linh đối xử bình đẳng với mình và Đường Hoài Du. Ở một mức độ nào đó, bà có hơi "trọng nam khinh nữ", vì thế càng thêm quan tâm và chăm sóc Đường Hoài Cẩn hơn.
Hơn nữa, cho dù là gia đình trong lời nói của Tạ Linh sẽ mua sữa bột bổ sung dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh và sản phụ, tất cả quần áo và chăn đệm của trẻ sơ sinh đều là đồ mới. Làm sao có thể có hoàn cảnh hiện tại như nhà họ Đường?
Đường Hoài Cẩn quyết định không suy nghĩ về nó nữa.
Trong nhà y, ba hết lòng vì công việc nhưng vẫn quan tâm đến gia đình. Mẹ khó tránh khỏi cằn nhằn, nhưng thực sự suy nghĩ cho con cái, cho bọn họ học đủ thứ, xem bọn họ như liều thuốc an thần trên tinh thần. Em gái... Đường Hoài Du từ nhỏ chính là một đứa trẻ ít nói không thích nói, hơi nhạy cảm và rất săn sóc. Lúc đầu, Đường Hoài Cẩn không cảm thấy em gái như vậy thì có gì trân quý. Nhưng khi nhìn thấy nhiều đứa nhỏ càn quấy của nhà khác cũng cảm khái: Vẫn là em gái nhà mình tốt hơn.
Ừh, nhà y.
Y là Đường Hoài Cẩn. Con trai của Tạ Linh và Đường Đức. Còn có em gái sinh đôi, còn nhỏ đã trổ mã đến mảnh mai duyên dáng. Đường Hoài Cẩn hay nói đùa với gia đình rằng: “Tương lai ai muốn cưới Hoài Du phải qua cửa của con trước.”
Đường Hoài Du thẹn thùng, nhẹ nhàng đánh y một cái và nói: “Anh à, anh nói chuyện này để làm gì?”
Tạ Linh và Đường Đức thật ra rất vui mừng, cảm thấy Đường Hoài Cẩn làm anh trai rất biết chăm sóc và bảo vệ em gái.
--- ---
Nếu cuộc sống thật sự trôi qua từng ngày như vậy cũng không tệ.
Bọn họ học "trường quý tộc" ra sẽ có một tương lai tươi sáng.
Nhưng vào kỳ nghỉ hè lớp 12, những cơn ác mộng ám ảnh Đường Hoài Cẩn trong nhiều năm đã xuất hiện trở lại.
Khi đó, trường đào tạo Hành Chu đã đạt đến quy mô như hiện nay. Nhưng vẫn có không gian cần cải thiện ở một số hệ thống và cơ sở vật chất. Cũng chính là lúc này, những người đồng hương bị Đường Đức "giảm biên chế" năm đó lại kéo đến. Bọn họ la lối khóc lóc, dùng bất cứ thủ đoạn nào, nói rằng nghe nói Đường Đức chuẩn bị đưa ra thị trường. Từ góc độ này, bản thân cũng là "cổ đông" ban đầu. Như vậy ầm ĩ tới lui cổ phần ban đầu.
Đường Đức đương nhiên sẽ không đồng ý.
Lúc đó anh em nhà họ Đường đã nhận được lời mời từ các trường học nước ngoài. Khoảng một tháng nữa phải lên đường đi du học. Trong tình huống như vậy, Đường Đức chỉ nói với Tạ Linh về chuyện đồng hương gây rối, rồi nói: “Hoài Du và Hoài Cẩn sắp xuất ngoại, những việc này không cần nói với tụi nó.” Nói cũng chỉ thêm lo lắng, không có tác dụng gì khác.
Tạ Linh rất đồng ý.
Nhưng bọn họ đề phòng mọi thứ, lại không đề phòng được. Bản thân không nói, đối phương cũng không nói. Những đồng hương đó lại chân dài ngứa miệng, một đám đi chặn đường Đường Hoài Du và Đường Hoài Cẩn, nằm ăn vạ dưới đất không chịu đứng dậy, làm người qua đường xung quanh phân xử. Đường Hoài Du chưa từng thấy kiểu người lưu manh như vậy, sững sờ tại chỗ không biết làm sao. Vẫn là bạn đi chung với cô cứng rắn hơn báo công an, thật vất vả thoát than mới kéo Đường Hoài Du về nhà.
Người bạn này là Mộ Vân, sau này có mối hệ rất tốt với Đường Hoài Du và từng đi với cô đến Bắc Kinh.
Đây là lời sau này.