Bàn Có Năm Chỗ Ngồi

Chương 10

Tôi mới đọc tới đó thì Bảy nổi xung bặm môi giật phăng cuốn sổ. Nếu tôi không buông tay thì cuốn sổ đã rách toạt rồi .

- Cái này tao chép từ năm ngoái kia, đâu phải năm nay .

Bảy thanh minh, sau khi nhét cẩn thận cuốn sổ vô lưng quần. Còn thằng Quang thì ngồi cười hí hí.

Thấy Bảy nổi cộc, tôi không dám chọc nó nữa . Ai chớ nó đã nổi cộc thì kinh lắm. Tôi lấy cuốn sổ tay văn học của tôi ra cho hai đứa coi . Đó không phải là cuốn tập thông thường mà là một cuốn sổ tay giấy ca-rô dày tới hai trăm trang, bìa có bọc xi-mi-li màu đỏ.

Cuốn này ba tôi tặng tôi năm ngoái nhân dịp tôi lên lớp bảy . Đến nay, tôi đã chép những đoạn văn, thơ hay vào gần nửa cuốn sổ. Đó là một công trình thật sự mà không phải đứa nào trong lớp tôi cũng làm được. Đúng ra thì ở lớp các thầy co dạy văn vẫn thường khuyên chúng tôi làm sổ tay văn học nhưng để biến lời khuyên đó thành hành động lâu bền thì lại phải đòi hỏi hứng thú. Tôi phải nói rằng chính ba tôi là người đã dạy cho tôi sự say mê đọc sách và thói quen ghi chép. Trước đây có một thời ba tôi là nhà báo . Dù bây giờ ông đã chuyển sang công tác khác, cái thói quen đọc và ghi ngày xưa vẫn còn và ông hết lòng truyền lại cho tôi . Ông khuyên tôi nên đọc kỹ những sách báo nào và chỉ cách rút ra những điều cần thiết từ những trang sách. Còn những loại sách giải trí, ông không cấm tôi đọc nhưng nhắc nhở tôi đừng để mất thời giờ nhiều cho những loại đó. Vì vậy mà tôi không sa vào vết chân của anh tôi và của thằng Bảy .

Đọc và ghi dần dần trở thành một thú vui bổ ích đối với tôi . Và dĩ nhiên là kết quả của nó không có gì đáng phàn nàn, tôi học văn ngày càng tiến. Chỉ có một điều là, những gì tôi làm được với môn văn tôi đều không làm được với những môn khác.

Bảy và Quang tranh nhau đọc cuốn sổ của tôi . Tụi nó hít hà khi thấy những trang giấy dày đặc những chữ, dòng nào dòng nấy ngay ngắn, rõ ràng và dưới những đoạn văn đều có ghi chú cẩn thận tên tác phẩm, tác giả. Quang vuốt ve cái bìa, khen:

- Đẹp quá hén !

Bảy thực tế hơn:

- Mày cho tao mượn về nhà ít bữa nghen ! Tao chép vô cuốn sổ của tao .

Lời đề nghị của Bảy khiến Quang giật mình:

- Tao nữa chớ !

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trước tình huống đó, tôi đóng vai một ông anh tốt bụng:

- Đứa nào mượn trước cũng được. Hết đứa này tới đứa kia .Sau khi thông qua chuyện "sổ tay văn học", ba đứa bắt tay vào chuẩn bị ột tập làm văn ngày mai .

Quang vừa giở tập vừa nhăn nhó :

- Văn nghị luận là gì tao vẫn chưa hiểu . Mày giảng lại đi !

Cái thằng thiệt dở hết chổ nói ! Bữa nay thầy Dân đã dạy tới dàn ý của một bài phân tích tác phẩm rồi mà nó còn hỏi văn nghị luận là gì. Tôi đang phân vân thì Bảy lên tiếng:

- Phải đó ! Mày giảng lại chỗ văn nghị luận đi ! Tao cũng lờ mờ chỗ đó lắm !

Thực ra thì hầu hết học sinh lớp tám chúng tôi đều ớn môn tập làm văn. Mới chân ướt chân ráo từ lớp bảy lên, ngay tiết học đầu tiên đã đυ.ng đầu cái "cốp" vào văn nghị luận, đứa nào cũng bật ngửa . Bởi vì từ những năm cuối cấp một cho đến năm lớp sáu, lớp bảy, chúng tôi chỉ học những thể loại quen thuộc như miêu tả, tường thuật, thư tín... bây giờ đυ.ng phải thứ văn nghị luận hóc búa và mới toanh, ai mà không ngán.

Ngay sau tiết tập làm văn đầu năm, tôi cũng chưa hiểu thật rõ ràng văn nghị luận là gì. Tôi về hỏi ba tôi . Ba tôi kêu tôi và thằng Tin ngồi vào bàn. Rồi ông hỏi tôi, bằng một câu không liên quan gì đến điều mà tôi muốn biết:

- Con thích màu gì nhất ?Thoạt đầu, tôi rất ngạc nhiên. Nhưng rồi sau một thoáng đắn đo, tôi trả lời:

- Con thích màu đỏ nhất.

Ba tôi lại quay sang Tin:

- Còn con, con àu nào là đẹp nhất ?

Tin bao giờ cũng làm trái ý tôi, nó nhanh nhẩu:

- Màu xanh.

- Tại sao con àu xanh là đẹp ? - Ba tôi hỏi tiếp.

- Tại vì màu xanh là màu hy vọng.

Không biết thằng Tin học của ai mà nó nói một câu nghe y như người lớn. Thực ra tôi biết sở dĩ nó khen màu xanh chỉ vì tôi thích màu đỏ. Do đó, nghe nó trả lời dương dương tự đắc, tôi nổi xung, đốp ngay, không chờ cho ba tôi hỏi:

- Màu xanh mà đẹp quái gì ! Màu đỏ mới đẹp. Màu đỏ là màu của mặt trời, của ánh sáng. Màu đỏ là màu hoa hồng. Màu đỏ là màu cờ tổ quốc, là màu của chiến thắng. Màu đỏ tạo nên cảm giác hăng say làm việc...

Tôi đang cao hứng thao thao bất tuyệt thì Tin chen ngang:

- Anh mà hăng say làm việc ! Anh làm biếng thấy mồ !

Tôi sững người lại như đang đi vấp phải một cục đá. Ba tôi nạt Tin:

- Con không được nói vậy ! Nếu muốn cãi nhau thì phải cãi nhau cho đàng hoàng.

Tin rụt cổ :

- Con có định nói vậy đâu . Tự nhiên cái miệng con nó buột ra đó chớ !Ba tôi nghiêm mặt:

- Thôi, con đừng có bào chữa ! Nào, bây giờ thì theo con anh Huy nói đúng không ?

Tin rướn người lên:

- Con vẫn thấy màu xanh đẹp. Đó là màu bầu trời, màu cây cối, màu biển cả, màu ... màu áo...

Tôi trố mắt:- Áo nào ?

Tin khuỳnh tay ra:

- Áo em đang mặc nè !Nói xong, nó cười hí hí.

Tôi nhăn mũi:

- Cái áo xấu hoắc mà cũng khoe !

- Chớ anh tưởng áo anh đẹp lắm hả - Tin vênh mặt.

Hai anh em tôi đang chuẩn bị lạc đề thì ba tôi liền vội vàng điều chỉnh:- Thôi, nói năng nghiêm túc đi !

Lẽ tất nhiên là cuộc tranh cãi về màu sắc giữa tôi và thằng Tin còn tiếp tục lạc đề thêm nhiều lần nữa nhưng người trọng tài là ba tôi bao giờ cũng can thiệp kịp thời . Cuối cùng thì Tin, vì không có một ý thích thực sự rõ ràng, đành công nhận là màu đỏ đẹp. Tuy nhiên, nó cố vớt vát:

- Nhưng màu xanh cũng đẹp, đẹp cách khác.

Hẳn nhiên nó nói vậy để "giữ uy tín" nhưng dù sao tôi cũng tìm thấy trong đó nhiều phần đúng.

Nhưng điều quan trọng không phải ở chỗ đó. Cái chính là, sau cùng ba tôi kết luận:

- Như vậy là con đã cố chứng minh một điều và cố làm cho người khác tin điều đó là đúng. Để thuyết phục, con đã phải vận dụng lý lẽ. Và để lý lẽ thêm vững chắc, con đã dùng những

dẫn chứng. Tất cả những điều vừa rồi, trong cuộc sống hằng ngày, ta thường gọi là tranh cãi hay tranh luận. Trong nhà trường, người ta gọi là nghị luận. Tất nhiên cuộc tranh cãi giữa con

và Tin chỉ là hình thức đơn giản, phương pháp không khác nhau bao nhiêu . Bây giờ con đã hiểu văn nghị luận là gì chưa ?Bài vỡ lòng của ba tôi thật là sáng sủa, dễ hiểu . Và đến lúc đó, tôi mới hiểu tại sao ba tôi lại bày ra trò cãi nhau giữa anh em tôi . Chính nhờ những khái niệm rõ ràng đó mà tôi tiếp thu những bài học sau một cách dễ dàng.

Bây giờ, trước những thắc mắc của Bảy và Quang, tôi quyết định áp dụng phương pháp của ba tôi .

Tôi hỏi Bảy:

- Mày thích màu nào nhất ?

Bảy ngơ ngác:

- Tao hỏi về văn nghị luận sao mày lại nói chuyện màu mè ở đây ?Tôi gắt:

- Đó là phương pháp của tao, mày đừng có thắc mắc ! Sao, trả lời lẹ đi ! Mày thích màu nào nhất ?

Thấy "ông thầy" nổi nóng, Bảy suy nghĩ một lát rồi đáp:

- Màu vàng.

Tôi quay sang Quang: - Còn mày ?

Quang ấp úng:

- Cũng... màu vàng.

Cái thằng a dua này làm tôi cụt hứng. Tôi hỏi lại, giọng nghiêm nghị:

- Mày đừng có bắt chước thằng Bảy ! Mày nói thiệt đi . Mày thích màu gì ?Quang lúng túng chưa biết trả lời sao thì tôi tiếp luôn:

- Sao, màu gì ? Màu đỏ phải không ?