Chương 23: Nàng Tiên Cám: Khắc Nhập - Khắc Xuất (Trung)
Cám chạy một mạch vào làng Bưởi, nhưng đây đâu phải địa phận của cô đâu mà biết được. Cơ mà linh tính mách bảo Cám, cứ chỗ nào đông người mà đâm vào, kiểu gì cũng đâm trúng.Mà quả là Cám tính đúng thật, lão phú ông nổi tiếng keo kiệt nhất huyện thế mà hôm nay lại hào phóng mời cả làng ăn cỗ, nghe nói gϊếŧ đến mấy con lợn trong chuồng. Cỗ to thế ai dại gì mà không đi, có người còn xách thêm cả cái làn để lấy phần về cho con nữa là. Chạy chẳng thêm mấy bước, Cám đã thấy mọi người túm năm tụm ba kín cả con đường. Ai ai cũng bận quần áo xúng xính lắm. Đoán chắc đây là đường đến nhà phú ông rồi, Cám lợi dụng cơ thể nhỏ bé tóp tép của mình len vào trong đám đông đang chen lấn xô đẩy. Nhưng chen qua chưa đến người thứ hai đã bị ai nó tóm gáy lôi lại đằng sau. Một anh chàng to lớn, mặt mũi bặm trợn, tia một ánh nhìn hung dữ đầy cảnh cáo vào Cám: "Không biết xếp hàng à? Ý thức không bằng một con ruồi!" rồi thản nhiên ném cô ra đằng sau nhẹ như ném một miếng rẻ rách.
Cám bị đẩy ra đằng sau loạng choạng ngã chổng vó xuống đất, mãi một lúc mới đứng dậy phủi quần áo mà mặt mày ngắn tũn. Đùa nhau à? Có hàng có lỗi del đâu mà bảo người ta xếp hàng chứ? Ai mới là ý thức không bằng con ruồi hả? Hả? Gào thét trong lòng như thế cả mấy chục lần chứ cho tiền Cám cũng không dám xông vào cái đám đông đấy lần nữa. Không chết vì bị chửi thì cũng chết vì ngạt thở. Cô đứng lại, đăm chiêu suy nghĩ một lúc lâu, vào tình thế nước sôi lửa bỏng như thế này thì phải làm sao nhỉ? Đúng rồi! Nước sôi!!!!
Chẳng suy nghĩ nhiều, Cám ta xông ngay vào một nhà ở gần đấy. May mắn cho nó là người lớn trong nhà được mời đi ăn cỗ hết, ở nhà còn mỗi một bà cụ gà đang ngồi trong sân đãi thóc không thì với cái tình trạng như bây giờ nó không bị người ta gô cổ giải lên huyện vì tội trộm chó.... à không phải, tội xâm nhập gia cư bất hợp pháp mới là lạ.
Được cái Cám cũng là học sinh gương mẫu, hai năm học mẫu giáo cuối tuần nào cũng được phiếu bé ngoan nên cũng rất lễ phép tiến đến chào hỏi:
- Con chào cụ! Cụ ơi nhà mình không còn ai ở nhà ạ?
- Ôi! Có chuyện gì thế? - Bà lão bị bất ngờ ngẩng lên, hỏi. Khuôn mặt già nhiều nếp nhăn nay càng nhăn tít lại.
- Dạ! Con muốn xin bà ít nước sôi ạ.
- À thế hả? Vào đây, vào đây. - Bà lão nghe Cám nói xong thì ra chiều vui vẻ lắm. Bà chậm rãi tiến vào trong nhà, một lúc sau quay ra, trên tay cầm một bình sứ nhỏ đưa cho Cám: "Vôi thì tao nhiều lắm, tao ăn trầu mà"
- Không ạ. Con xin nước sôi. - Cám méo mó nói, trong đầu thầm kêu thảm rồi.
- Thôi cái gì mà thôi. Cứ lấy hết đi tao còn nhiều lắm. Đây! Cho thêm 2 miếng trầu - Bà lão nghễnh ngãng không nghe rõ, lại tưởng Cám khách sáo không lấy. Bố quỷ, đi xin người ta cho lại còn khách sáo. Bà lại dúi thêm vào tay cám mấy miếng trầu.
- Ôi! Không phải? Nước sôi ấy ạ. - Cám ôm đầu muốn ngất, lại một lần nữa tròn vành rõ tiếng nói.
- Ừ! Ăn trầu môi đỏ mà. Ăn đi! - Bà lão vẫn nhiệt tình.
- Không! Phải! Ạ! Con! Xin! Nước! SÔI!!!! - Bạn Cám hết kiên nhẫn.
- Ờ.... ờ.... Mùa này có phải mùa ổi đâu.
(Câu chuyện xin nước sôi của Cám tiếp tục thêm 5000 từ nữa)
----------
- Phù!
Cám đặt cái siêu nước đang sôi sùng sục xuống đất. Khổ thân tôi có mỗi cái việc làm thế nào để vào được đến sân nhà lão phú ông thôi cũng làm cô hao tổn hết sức khỏe đến tinh thần. Cô chống nạnh, thở phì phì, nhưng vẫn không quên quát ầm lên:
- Lão phú ông đâu! Ra đây nói chuyện như hai thằng đàn ông xem nào.
Cả sân đột nhiên im phăng phắc, không ai bảo ai đều chỉ im lặng nhìn nhau. Phú ông nghệt cả mặt, đang lúc vui vẻ sao tự nhiên có con bé khố rách áo ôm lại vào đây làm loạn, mà tìm ông làm cái gì? Chưa kịp mở miệng ra nói câu nào thì có người đã thay ông trả lời...
- Cám? Sao em lại ở đây?
Chàng rể quý hóa của phú ông đột nhiên lên tiếng. Ối giời sao đường đường là công tử nhà giàu lại đi giao du với bọn dân đen này nhỉ? Chết dở!
- Hả? Anh là...
Cám nheo nheo mắt nhìn cho kỹ kẻ vừa gọi tên mình, sau đó như vừa thấy bạn lâu ngày không gặp, gương mặt bừng sáng nở ra một nụ cười vui vẻ
- Trời ơi! Anh Bắp! Là anh đó hả? Trời ơi anh đi đâu mất cả tuần nay, cả hội đang nhớ anh gần chết. Khoan đã, sao lại ăn mặc thế này? Đừng bảo anh... với nhà này...
- Chuyện này... - Bắp lắc lắc đầu đầy khó xử.
- Trời đất ơi! - Cám hốt hoảng tột đỉnh như vừa nghe một chuyện bất ngờ lắm - Hồi xưa anh khoe bọn em là anh có người mình thích ở làng này mà nhỉ? Tên là chè cháo gì gì đó???
- Cô ấy tên là Trà. - Bắp bất đắc dĩ kêu lên, nhưng trên mặt lại hiện lên nỗi khổ tâm sâu sắc.
- À ừ! Thế chẳng lẽ.... - Cám nhìn Bắp, sau đó lại nhìn cô dâu vẫn đang chùm khăn đỏ đứng yên đằng sau nãy giờ - Ối mẹ ơi! Anh chòi được luôn lên tận mâm vàng luôn chứ mâm son cái gì nữa. Thế mà không mời anh em chén nào. Khó chấp nhận!
Rồi nghĩ một lúc, Cámlại huých vai Bắp một cái, thắc mắc:
- Mà kệ cũng lạ, anh Khoai làm công cho lão phú ông nhà này tận 3 năm trời, người ta bảo lão bẩm sinh keo kiệt bủn xỉn. Hôm nay còn dụ anh ấy đi đốn tre để gả con gái cho nhà giàu cơ mà nhỉ? Nói em nghe anh dùng cách gì mà vào làm rể của lão ấy thế. Hay là... anh với chị nhà chơi trội... ăn cơm trước kẻng? gạo nấu thành cơm? Chậc chậc! Bọn trẻ đúng là tiến bộ! Nào! Nói bạn bè nghe phát nào. Làm sao? Cách nào thế?
Bắp bị hỏi Cám hỏi dồn, những khó khăn trong người đột nhiên dồn nén lại một chỗ rồi tuôn ra lúc nào không hay: "Ả ta không phải Trà! Ả ta...."
Cám và chú rể đẹp trai nhà phú ông nói chuyện cũng không phải chuyện thầm thì gì cả. Xung quanh các nhân vật quần chúng không khỏi đắm chìm vào câu chuyện của hai người, kèm theo cái mồm cũng tranh luận sôi nổi. Đương nhiên là không thể thiếu những kẻ hóng hớt từ làng Hồi lặn lội sang tận làng Bưởi.
- Đấy! Các bác thấy chưa? Tôi đã nói là thấy quen quen rồi mà lại. Đấy chẳng phải thằng Bắp con nhà ông Ngô hay sao.
- Ừ. Phải ha! Vừa nãy tôi không nhìn rõ, giờ thấy mặt mới nhận ra. Nhưng nó ở đây làm cái gì nhỉ? Lại còn làm chú rể
- Này này! Hay nó là con rơi con vãi nhà đấy?
- Vớ vẩn. Vợ chồng nhà ông Ngô đẻ mãi mới được một đứa, bà vợ thì khó sinh mất luôn hôm đấy. Một mình ông ấy 19 năm trời gà trống nuôi con làng mình không ai là không biết. Sao tự nhiên nó lại thành con nhà giàu được. Trời ơi! Không biết là chuyện gì xảy ra, khó nghĩ quá.
"Ui thật thế hả mấy bác?" - Mấy bác từ làng Hồi mải nói chuyện mà không để ý rằng xung quanh toàn là người làng Bưởi, bấy giờ đang túm đông tụ ba xung quanh họ. Đám đông nghe câu chuyện xong ngày càng xôn xao. Tiếng xôn xao càng to thì đương nhiên đến tai lão phú ông càng nhanh.
- TẤT CẢ TRẬT TỰ!!! - Một tiếng quát rống lên từ miệng lão phú ông. Mặt lão ta đỏ hầm hầm, trông rất tức giận, có vẻ đã nghe được hết câu chuyện của mọi người xung quanh. Lão điên tiết chỉ vào đôi trẻ đang tíu tít nói chuyện là bạn Cám và bạn Bắp của chúng ta, hướng đến thông gia yêu quý của lão mà rằng
- Ông Sửu! Như thế này là thế nào? Sao con rể của tôi lại là thằng nông dân chân lấm tay bùn thế hả? Sao ông dám lừa tôi.
Lão nhà giàu làng Bưởi lúc này mới cười khẩy một cái:
- Lừa á? Chẳng qua chỉ là lấy gậy ông đập lưng ông thôi mà.
- Ông định nói gì?
- Còn ý gì nữa. Thôi lật mặt đi ông già. - Ông Sửu đứng dậy, tiến đến chỗ đứa con dâu quý hóa của mình, giật lấy tấm khăn chùm đầu của cô dâu, bực tức quát cho hả giận
- Đứa con dâu mà ông hứa gả cho tôi đây ấy hả? Đúng là treo đầu dê bán thịt chó mà.
Tấm khăn trùm đầu rơi xuống đất, cả làng ồ lên một tiếng. Sau đó không ai bảo ai cùng nhắm mắt xoa ngực. Thức ăn ơi! trôi xuống rồi đừng có trào lên nhé! Đôi bạn trẻ tíu tít vừa rồi cũng ngừng lại nghe ngóng câu chuyện. Hình ảnh ấy hiện lên, Cám lấy tay bụp ngay miệng mình lại, quay sang Bắp đầu đầy vạch đen thì thầm:
- Anh với anh Khoai đúng là có con mắt khác người ha.
- Anh đã nói rồi. Ả không phải là Trà. Mà em lại quen biết được gã nào nữa hả? Khoai là thằng nào thế? - Bắp với gương mặt khó ở quay sang Cám thì thầm.
Đúng là trăm nghe không bằng một thấy, đứa con gái rượu của phú ông xấu đến mức kỳ lạ, hiếm hoi. Cái mặt của ả thực là một sự mỉa mai của tạo hóa; nó ngắn đến nỗi người ta có thể tưởng bề ngang hơn bề dài, hai má phè ra, chát lên không biết bao nhiêu bột mì cho trắng, nhìn thì đúng là hao hao như mặt lợn... Cái mũi thì vừa ngắn, vừa to, vừa đỏ, vừa sần sùi như vỏ cam sành, bành bạnh muốn chen lẫn nhau với hai cái môi cũng cố to cho không thua cái mũi (1) mà được cái có dùng bao nhiêu son đỏ rồi vẫn không che dấu được cái nứt nẻ, sần sùi và thâm sì sì của đôi môi ấy.
- Đấy! Cái thứ tởm lợm thế này đây! - Lão Sửu vừa nói vừa đẩy vai đứa con dâu về phía bố ruột của nó - Ông xem ai mới lừa ai trước hả? Ối dồi ôi! Sao đi ăn hỏi con dâu tôi xinh đẹp thế cơ mà? Giống con ở làm vỡ bát vừa rồi như đúc ấy nhỉ? Nào! Giải thích đi! Thông gia à? Hả?
- THÔI ĐỦ RỒI ĐẤY!!!! - Tiếng quát đồng thanh cất lên từ hai phía làm lão nhà giàu tên Sửu ngơ ngác. Cái Nở - con gái phú ông đã chịu đựng đủ lắm rồi nhé. Hết bị cha sắp đặt phải lấy thằng nọ thằng kia, rồi đến ai ai cũng chê xấu ma chê quỷ hờn nhiều nghe đã phát ngán. Ờ xấu đấy thì làm sao? Vừa lười vừa ác đấy thì làm sao? Tao giàu chẳng lẽ tao không có quyền à? Thằng già chết tiệt không biết tốt xấu, dám sỉ nhục tao trước bàn dân thiên hạ. Nở chưa kịp giơ tay lên vả cho lão già trước mặt một cái cho lão ta bớt ngu thì trước mặt ả là bóng dáng con oắt con phá đám cưới của ả.
- Này ông! Ông thôi đi được rồi đấy. Tốt đẹp gì người ta cũng là thiếu nữ chân yếu tay mềm, ông làm cái trò gì thế hả? Cô ấy là con người, mà ông nói cái gì mà treo đầu dê bán thịt chó hả? Ông ấy gả con gái cho ông chứ không phải bán hàng.
- Không phải cái gì mà không phải. Mày có biết hôm tao mang lễ vật sang ăn hỏi, thằng cha này lôi con bé người ở làm thế thân cho con gái hắn, làm chúng ta cứ vui mừng chọn được đứa con dâu vừa đẹp vừa khéo. Hóa ra là dám qua mặt ta làm trò. Không phải treo đầu dê bán thịt chó là gì?
- Thế còn anh Bắp? Anh ấy thì liên quan gì?
- À! Nhà thằng này nó nợ tao 30 quan tiền. Giờ tao thuê nó thế thân, nó vừa hết nợ, lại vừa có vợ giàu. Chẳng quá tốt cho nó còn gì. - Lão Sửu trơ trẽn nói.
Cám bị lão ta nói làm cho bất ngờ, bấy giờ mới quay sang Bắp đã thấy anh cúi gằm khuôn mặt, hay tay nắm thành quyền chặt đến tím tái. Chỉ vì 30 quan tiền mà anh ấy phải làm việc mình không muốn làm, từ bỏ người mình yêu thương, sao cuộc đời lại rẻ mạt như vậy chứ?
- Ông đúng là thằng già trơ trẽn nhất tôi từng gặp! - Cám bực tức thốt lên một câu.
CHÁT!
Cái tát như trời giáng hằn 5 vết ngón tay đỏ hằn trên má Cám, cô ôm mặt, khóe miệng rỉ ra vết máu. Bắp thấy vậy chạy tới đẩy lão ta sang một bên, cẩn thận xem xét vết thương của Cám, rồi quay lại quát lớn:
- Ông bị điên rồi hả? Con bé mới chỉ là một đứa trẻ.
- Không biết câu dạy người phải dạy từ bé sao. Mới có tý tuổi đầu đã láo như thế sau này lớn lên thì như thế nào? Mà bọn mày tao cũng phải tính sổ nốt nhỉ? Không vì hai chúng mày phá đám chuyện tốt của tao thì hôm nay tao đã có trò hay để xem rồi. Hai con gián hôi hám bẩn thỉu này để lại sẽ gây bệnh mất.
- Ông tính làm gì?
- Ô thế mày nhìn thấy gián mày sẽ làm gì? Đương nhiên là đập chết nó rồi. Bọn bay đâu, xử lý hai đứa này cho tao.
Từ đâu có mấy gã thanh niên to lớn khuôn mặt đầy sát khí bước gần đến chỗ Cám và Bắp. Hai bạn trẻ ngơ ngác nhìn xung quanh cầu cứu, nhưng tuyệt nhiên bà con làng xóm không ai có một cử động nhỏ nhoi nào. Một số người đứng phía sau còn lặng lặng trốn lủi về phòng đóng kín cửa. Nở nhìn ánh mắt cầu cứu của Cám, đang định mở miệng nói vài câu thì có cánh tay kéo nàng lại, cùng với tiếng thì thầm bên tai:
- Cha xin con đừng làm gì cả. Tội của chúng ta hắn còn chưa xử tới, giữ tính mạng đi.
Nở bất mãn quay đầu lại nhìn cha, nhưng thấy ánh mắt van xin của ông, nàng đành cắn răng cúi gằm mặt, miệng thì thầm 2 tiếng: "Xin lỗi"
- Trời ơi! Ai đó giúp 2 đứa nó với, chúng nó còn nhỏ có biết gì đâu. Ai đó lên tiếng đi chứ!!! - Hội hóng hớt từ làng Hồi van xin mấy người xung quanh
- Mấy bà ở làng Hồi còn giả vờ ngây thơ cái gì nữa thế?
- Ngây thơ cái gì? Bác nói bọn tôi không hiểu?
- Chẳng lẽ các bà không biết hả? Lão Sửu nhà giàu kia có tiếng lắm đấy. Chắc lão ta mới chuyển vào làng phải không? Vậy tôi nói cho mấy bác nghe lão ta không phải dạng dễ dàng động vào đâu. Cái làng này thực ra là do lão ta quản lý đấy. Nghe nói lão ta có hoàng thân quốc thích gì với cả mấy vị trong triều đình, nên tác oai tác quái lắm. Xã mình có nhiều đất ruộng, lại được mùa mấy năm nay, lão ta ngắm từ lâu rồi, bây giờ lão chuyển qua làng Hồi xem xét tình hình thôi. Sớm muộn gì lão cũng thâu tóm cả cái xã này cho xem. Phú ông kể cũng dại, định gả con gái về làm dâu nhà lão ta, nhưng sợ lão không đồng ý nên mới nhờ người đóng giả. Đến lúc cưới thì gạo nấu thành cơm, lão ta biết giữ thể diện lắm nên phú ông tưởng được món hời, ai ngờ lại leo lên lưng cọp ngồi. Chẹp! Đần độn hết thuốc chữa. Làng này không ai dám động đến lão đâu. Động vào là "mất tích" ngay. Như hai đứa kia cũng sắp mất tích rồi. Mấy bác cũng nhớ giữ mồm giữ miệng kẻo mang vạ vào thân.
Mọi người nghe đến đây thì im bặt, hoảng hốt không biết mình vừa mới biết được một thông tin đáng sợ như thế. Nhìn 2 đứa trẻ của làng mà trong lòng dấy lên nỗi niềm chua xót.
-------
Cám ngơ ngác nhìn mọi người cầu cứu, trong lòng thì chửi thầm:
- Ô bà mẹ nó! Bà đây ra tay nghĩa hiệp đòi lại công đạo mà sao khi lâm vào tình cảnh nguy khốn thì del ai cứu thế này. Đúng là nước trong thì không có cá, mà người tốt qua thì không ai chơi thật
Cám ngước lên nhìn bóng lưng Bắp đang dang tay che chắn cho mình, thầm nghĩ: "Ai gu đến lúc nguy nan vẫn còn có người đồng hành, thôi sống trên đời không phải là không có ích"
Chỉ sau có mấy giây, Cám và Bắp bị gô cổ xách đi như xách một con lợn, lòng nó thầm nghĩ:
- Lần cuối cùng vẫn muốn nhìn thấy Vữa với hàm răng xinh xắn một lần, nhìn thấy anh Khoai khỏe mạnh không bị gãy cái xương nào. Đến lúc đó chết cũng yên lòng vì hết tội.
VỮA!
VỮA ƠI!
----------------- to be continue -----------------
(1) Trích miêu tả Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao. Vì thế bạn ấy cũng tên là Nở
Xong! Một chap dài lê cmn thê.
Sau khi viết chap này đột nhiên thấy nó đờ ram ma cẩu huyết vờ lờ. Ô mình hồi xưa vẫn muốn viết hài thuần thúy cơ mà nhỉ.