Chương 34
🍀HOA DẠI P34🍀Tôi nghe anh công an nói dứt câu mà ngã quỵ xuống đất. Anh cũng đỡ tôi dậy và an ủi: mong gia đình bớt thương tâm, chuyện này là ngoài ý muốn.
Tôi lắp bắp: sao...chuyện này...sao lại...chuyện này...rốt cuộc là sao?
Cô hàng xóm cũng vội vã hỏi thăm: chú công an làm ơn nói rõ được hay không? Làm sao anh ấy tai nạn? Mà tình hình bây giờ của anh ấy thế nào rồi?
Anh công an: công an thị trấn gọi điện báo rằng anh Thành bị tai nạn giao thông. người đi đường phát hiện ra anh ấy nằm trên vũng máu và bất tỉnh nên tìm ví thấy có giấy chứng minh nhân dân nên đã báo công an dưới đó. Họ xác minh danh tính nạn nhân và gọi điện về xã thông báo. Tôi chỉ biết có như vậy. Giờ anh ấy đang ở bệnh viện, người nhà mau thu xếp xuống dưới ấy để biết thông tin chính xác.
Tay chân tôi luống cuống, tôi không biết mình nên làm gì vào lúc ấy. Mọi chuyện xảy ra quá bất ngờ, tôi chưa kịp bình tâm sau cái chết của mẹ, của bạn, giờ lại đến vụ tai nạn của bác Thành.
Tôi lẩm bẩm: bác ơi! Bác không sao! Bác nhất định sẽ ổn yên thôi! Bác không được phép xảy ra chuyện gì cả đâu.
Tôi lao thẳng ra đường, cô hàng xóm lo lắng: Xuyến Chi, cháu tính làm gì thế?
Tôi đáp: không sao, mọi chuyện sẽ không sao hết, bác Thành nhất định sẽ bình an. Cháu phải xuống bệnh viện với bác ấy.
Anh công an nói: tôi biết sự việc đau lòng nhưng cô hãy giữ bình tĩnh. Giờ cô xuống bệnh viện đi, công an ở đó họ cũng đưa bác ấy vào viện. Tôi hi vọng là anh ấy không có vấn đề gì.
Tôi gọi xe ôm để xuống viện, trước khi đi tôi nhờ cô hàng xóm hãy báo tin cho vợ chồng chú Tâm biết.
Chú xe ôm hôm ấy cũng phát hoảng vì tôi liên tục giục chú chạy cho nhanh, chú nói: đường thì đông người thế này, tôi chạy như vậy là nhanh lắm rồi ấy. Cô không để yên cho tôi chạy xe lại xảy ra tai nạn bây giờ. Không biết chừng người dưới viện thì không việc gì mà chúng ta lại bị thương thì khổ.
Tôi không dám giục chú xe ôm nữa mà bắt đầu cầu trời cầu phật. Tôi cầu cho bác tai qua nạn khỏi, cầu cho bác chỉ ngã xây xước ngoài da chứ không có vấn đề gì nghiêm trọng. Tôi gọi mẹ, tôi xin mẹ phù hộ cho bác bình an vô sự.
Chú xe ôm chở tôi xuống đến cổng bệnh viện tôi còn không kịp trả tiền mà lao ngay vào khu cấp cứu. Ngày hôm ấy có rất nhiều vụ tai nạn. Tôi hỏi thăm mấy cô y tá xem có người tên P.V.Thành bị tai nạn được công an đưa vào viện cấp cứu hay không. Tuy nhiên họ nói ngày hôm nay nhiều vụ tai nạn quá họ chưa kiểm tra ngay được, họ bảo tôi ngồi chờ họ tra sổ nhập viện.
Tôi đứng sát sang một bên tránh đường cho mọi người qua lại. Bỗng một bàn tay đặt lên vai tôi. Tôi hót hoảng quay lại gọi: bác Thành...
Cô Thúy ôm lấy tôi khóc nức nở: Xuyến Chi ơi! Khổ quá cháu ơi!
Trời đất như sụp đổ xuống dưới chân tôi khi nghe cô Thúy nói như vậy. Tôi mếu máo: cô nói gì vậy? Cô đang đùa cháu đúng không ạ? Bác Thành đâu rồi hả cô? Cháu muốn gặp bác Thành.
Cô không trả lời tôi mà chỉ khóc. Vòng tay cô càng ôm càng chặt. người tôi cũng run lên theo từng tiếng khóc của cô.
Tôi thều thào: không phải, đúng không cô? Bác Thành không sao cả, bác ấy chỉ bị thương nhẹ thôi, một lát nữa bác sẽ tỉnh lại và bác gọi cháu: Xuyến Chi, mau học bài đi, sắp thi cử rồi, sao con lại cứ thích chạy lung tung như vậy chứ? bố khỏe lắm, bố chẳng làm sao hết, bố con mình mau về nhà thôi kẻo làm phiền bác sỹ. Bác ấy sẽ nói như thế và cháu với bác sẽ trở về nhà, phải không cô?
- Khổ thân cháu tôi.Ông trời ơi! Sao ông bất công thế hả ông trời ơi! Sao ông lấy đi của con bé hết người thân này tới người thân khác! Con bé nó còn nhỏ và ngây thơ như thế, ông nói xem quãng thời gian sau này con bé sẽ sống ra sao?
- Không phải! Ông trời thương cháu lắm cô ơi! Ông trời sẽ cho bác Thành khỏe trở lại! Bây giờ chỉ là bác ấy đang ngủ thôi, một lát nữa bác sẽ tỉnh dậy.
Tiếng một cô ý tá hỏi cô Thúy: chị Thúy, người nhà nạn nhân Thành tới làm thủ tục nhận xác đúng không? Chị là người nhà nạn nhân thì hướng dẫn thủ tục cụ thể để đưa thi thể về chứ sắp tối rồi lằng nhằng lắm ấy.
Tôi nghe họ nói chuyện với nhau, lỗ tai bùng nhùng, tôi lững thững đi ra cổng. Cô Thúy kéo tôi lại: cháu đi đâu đấy? Mau quay lại với cô?
Tôi đáp trong vô thức: cháu về nhà. tối rồi, cháu phải về nhà nấu cơm cho bác Thành còn ăn kẻo đói. Lúc trưa bác dặn cháu tối nhớ nấu cơm rồi bác về sẽ mua thịt quay trên thị trấn về hai bác cháu còn ăn. Cháu chạy vội đi còn chưa kịp nấu cơm. Cô ở lại trông bác Thành nhé. Cháu về nấu ù nồi cơm chờ bác Thành về ăn tối.
Cô lấy hai tay ôm lấy mặt tôi: cháu mau tỉnh táo lại cho cô.
- Cháu đang rất tỉnh táo mà cô. Cô để cháu về nấu cơm đi cô.- Tôi vừa nói vừa khóc nức nở.
- Cô biết cháu sốc và đau lòng lắm! Nhưng chuyện này đã xảy ra rồi. Chúng ta không thể không chấp nhận được. Nghe cô, cháu cố gắng bình tĩnh, nén đau thương lại để còn lo chuyện hậu sự cho bác Thành.
- Không! Bác Thành vẫn khỏe mạnh mà! Cháu không muốn nghe cô nói nữa đâu. Cô đừng nói nữa. Cháu không nghe. ..không nghe...cháu không nghe đâu.- Tôi vừa nói vừa ôm lấy đầu, bịt tai lại không muốn nghe cô Thúy nói tiếp.
- Được! Cô sẽ nói chuyện khác. Cháu đi theo cô, cô vừa điện thoại về nhà nhắn chồng cô báo cho anh chị Tâm Hoa xuống làm thủ tục nhận xác rồi. Cháu cứ ở yên đây chờ là được. Cô sẽ ngồi cùng cháu.
Hai cô cháu tôi ngồi bên hành lang bệnh viện. Trời càng lúc càng tối, điện được bật lên sáng trưng cả dãy hành lang nhưng đầu óc tôi tối tăm mì mịt. Tôi không biết, không dám nghĩ tới những chuyện đã xảy ra. Tôi chỉ biết ngồi và khóc. Cô nắm lấy bàn tay của tôi siết chặt. Thi thoảng cô lại nhắc: mọi chuyện sẽ ổn thôi. Cháu nhất định sẽ phải gắng lên. Cô và mọi người sẽ luôn ở bên cạnh cháu.
Chúng tôi ngồi chờ khá lâu thì chồng cô Thúy xuống viện, chú đưa tờ giấy cho cô Thúy: biên bản của công an đây, anh vừa xin xong. Mình làm thủ tục nhận xác được chưa?
Cô Thúy lắc đầu: chưa anh ạ! Vợ chồng anh Tâm tới giờ chưa thấy mặt mũi họ đâu cả. Vợ chồng nhà này đúng là chả ra làm sao, lúc cần có mặt thì mãi không thấy đâu, lúc có họa thì đâu đâu cũng thấy mặt.
Tôi nói: cháu muốn nghe chuyện của bác Thành, chú nói cho cháu biết đi ạ. Mới trưa nay bác ở nhà còn ăn uống vui vẻ dặn dò cháu khóa cửa cẩn thận để học bài còn bác đi xuống thị trấn có việc. vậy mà bác mới đi có vài tiếng lại xảy ra chuyện này hả chú?
Chồng cô Thúy thở dài chậm rãi kể:chú cũng có biết đâu, chú nghe cô Thúy gọi báo tin là chạy thẳng xuống dưới thị trấn để xác minh thông tin tai nạn và xin cái biên bản của công an để làm thủ tục nhận xác. Chú nghe mọi người kể là bác Thành tự ngã. Lúc họ phát hiện ra thì bác ấy bất tỉnh nằm úp mặt xuống đường rồi. Họ báo công an. Công an xuống đưa bác Thành vào viện và lập biên bản vụ tai nạn. Người ta dựa vào giấy chứng minh thư nên mới có thông tin và báo về xã.
Cô Thúy: sao anh Thành lại tự ngã được cơ chứ? Em hỏi bác sỹ rồi, anh ấy đâu có say rượu, sao có thể tự ngã đến chết tại chỗ như vậy được? Trước giờ anh ấy chạy xe rất chắc tay và cẩn thận, giá như bảo anh bị xe khác nó quẹt vào thì em còn tin hơn là anh ấy tự tai nạn.
Chú đáp: anh cũng nghĩ như em nhưng bên công an nói nhân chứng ở hiện trường nói là bác ấy tự ngã.
Cô Thúy: trời ạ! khổ hết mức, sao lại ra nông nỗi này hả anh Thành? Giờ tội nghiệp con Xuyến Chi thôi. Mà cái vợ chồng anh Tâm sao giờ vẫn chưa thấy mặt mũi ở đâu vậy? Thà rằng họ biến vào Sài Gòn và ở đó vĩnh viễn không quay về có khi anh Thành cũng đỡ khổ tâm, nhà cũng sẽ không xảy ra nhiều chuyện như vậy. Bọn họ đúng là âm hồn bất tán. Kể mà gϊếŧ người không phải đi tù chắc em cũng tình nguyện cầm dao chém chết họ.
Chú giơ tay ra hiệu cho cô lặng im. Cô quay sang nhìn về phía tôi và nói: Cháu đừng suy nghĩ nhiều, cô là đau lòng quá lại ức chế vợ chồng họ nên nói khó nghe. Cháu đừng suy nghĩ gì cả.
Chúng tôi chờ rất lâu tới tận tối muộn mà vẫn không thấy vợ chồng chú Tâm đâu cả. Chồng cô Thúy nóng ruột mới đi đường tắt làm thủ tục xin xác bác Thành về. Chúng tôi cùng lên xe của bệnh viện theo thi thể của bác về nhà. Lúc nhận xác tôi không kìm được lòng lại òa lên khóc như một đứa trẻ. Cô Thúy nói bác Thành bị ngã đập đầu xuống đất nên chết ngay tại chỗ. Khuôn mặt bác xây xước khắp cả đã dần chuyển màu không còn tươi tỉnh như lúc trưa bác ngồi ăn cơm nói chuyện với tôi. Cô Thúy cũng khóc giống như tôi. May thay có chồng cô ở bên an ủi động viên cả hai cô cháu.
Xe về tới nhà, hàng xóm láng giềng kéo nhau sang nhà tôi hỏi thăm. Nhìn một nhà người đông đúc nhưng tuyệt nhiên lại vắng mặt cả nhà chú Tâm. Tôi cũng chả buồn quan tâm tới họ có mặt hay không có mặt bởi lúc ấy tôi đau lắm. Tôi chẳng có tâm trí nào mà quan tâm tới mấy người bọn họ.
Cô Thúy giận khóc lóc ầm ĩ: ối anh ơi! Anh chết tức tưởi và đau lòng quá anh ơi! Anh ra đi như vậy mà giờ còn chưa thấy mặt mũi em trai em dâu của anh ở đâu. ối anh ơi, đau quá anh ơi! Ông trời bất công quá anh ơi.
Tiếng người hàng xóm trả lời cô Thúy: Chúng tôi từ chiều tới giờ chạy tới chạy lui quán của họ mà mãi chưa thấy họ về nhà . không biết cả gia đình họ hôm nay đi đâu mà đóng cửa hàng kín mít cô ạ! Khổ thân anh Thành quá! Mới có tí tuổi, con Xuyến Chi còn đang học cấp 3 thế này...
🍀🍀🍀🍀
Lúc mẹ mất tôi gào khóc. Lúc Nguyên mất tôi đứng từ xa khóc. Giờ bác Thành mất tôi không thể khóc, bởi nỗi đau chồng chất nỗi đau. Tim tôi không muốn đập, tôi chỉ biết thẫn thờ quỳ dưới đất ôm lấy thi thể đã lạnh ngắt, cứng đơ của bác.
Người ta kéo tôi ra để thay quần áo mới cho bác. Hàng xóm láng giềng, họ hàng gần xa đều có mặt đông đủ, mỗi người một tay giúp đỡ lo tang lễ. Tôi như cái xác không hồn mếu máo rồi cười trong vô thức. Cô Thuý kéo tôi đứng dậy tôi nhắm chặt mắt mặc cho muốn ai kéo đi đâu thì kéo, tôi mệt lắm rồi, đau nhiều lắm rồi.
Ngẫm lại,lúc bác còn sống luôn yêu thương đùm bọc tôi. Bác chưa khi nào để tôi chịu thiệt thòi. Bác luôn là một người bố tốt hơn cả bố đẻ. Tôi đã nhiều lần muốn gọi bác một tiếng bố, vậy nhưng cái tiếng thiêng liêng ấy cứ nghẹn lại trong cổ. Có lẽ do tuổi thơ tôi chưa bao giờ được gọi bố nên tôi cần có thời gian để học gọi. Đáng tiếc, thời gian học tiếng bố của tôi kéo dài quá, dài tới mức tôi chả bao giờ có cơ hội thực hành.
Cô Thuý kéo tôi: cháu mau vào với bố Thành đi. Hãy trò chuyện với bố để bố biết con gái Xuyến Chi dũng cảm và bản lĩnh như thế nào.
Tôi thất thểu tới bên chiếc giường của bác. Bác nằm đó lặng im chờ tôi gọi "bố". Tôi bước, một bước, hai bước...rồi ngất lịm.
Like và share cho mị nha cả nhà.