Chương 30
🍀Hoa dại P30🍀Cuộc đời của mỗi người luôn luôn có biến cố, dù ta có muốn hay không thì mọi chuyện vẫn cứ xảy ra. Bác Thành luôn ở bên, mang cho tôi liều thuốc trị bệnh những lúc tôi tưởng như kiệt quệ. Tôi càng ngày càng yêu quý và khâm phục bác Thành hơn.
Nhiều khi vui vui ngồi nói chuyện với mọi người cô Thuý hay hỏi tôi nếu sau này lựa chọn người yêu thì tìm người thế nào? Tôi toàn đáp: cháu sẽ chả lấy chồng vì cháu sẽ nguyện ở vậy trả hiếu cho bác Thành.
Cô Thuý phá lên cười: con bé này vui tính. Lúc trúng tiếng sét ái tình có khi lại mê lên theo trai bỏ lại bác Thành thì khổ thôi cháu ạ!
Tôi làm mặt hài đáp lại cô: trừ khi người ấy yêu thương cháu và tốt hơn bác Thành cháu mới chịu.
Cô Thuý bĩu môi: thế thì ế, ế suốt đời Xuyến Chi ạ!
Cô Thuý nói vậy đó. Có khi vì cô bảo tôi ế nên sau này tôi ế thật. Cũng có thể do tôi mặc cảm và cố kì vọng vào một người đàn ông không hề tồn tại, nhưng đó là chuyện của sau này.
🍀🍀🍀
Nhà tôi ở được bác Thành cho thợ đến sửa lại. Ngày nào chú Tâm với thím Hoa cũng ở bên nhà tôi trông nom đốc thúc thợ làm cho nhanh. Có lẽ chú thím muốn mau chóng được mở cửa hàng buôn bán. Chú Tâm thì dạo này hay đề đóm lắm. Từ sau cái vụ chú đánh đề trúng ngày Nguyên mất tôi thấy chú cứ chiều tối là chạy sang quán cây soài ngồi xem bảng đề. Bác Thành biết chuyện hay nhắc nhơt chú mà chú lại không nghe, chú bảo: em đánh vui ấy mà. Mỗi ngày chơi vài nghìn thì anh lo cái gì, lỡ trúng ra tiền triệu, vừa nhanh lại đỡ vất vả. Em tính sau này học hỏi rồi cũng mở bảng ghi đề anh ạ.
Bác Thành đáp: từ xưa đến giờ chú thấy ai giàu lên nhờ đánh đề không? "đánh đề ra đê mà ở", Chú đừng có mà dính líu đến cờ bạc như thế. Anh không đồng ý đâu. Anh muốn chú làm ăn đàng hoàng, tử tế. Chú thím muốn kinh doanh quần áo, anh cũng tạo điều kiện hết mức có thể rồi đó. Mong chú suy nghĩ cho thấu đáo.
Chú Tâm vâng dạ đồng ý. Từ sau buổi ấy tôi không thấy chú ra quán cây soài ngồi ngóng bảng đề nữa. Bác Thành cũng yên tâm, không nhắc tới chuyện đề đóm của chú Tâm.
Thím Hoa thì nhanh nhẹn đốc thúc thợ thuyền nên quán gần như hoàn thiện. Thím chạy đôn chạy đáo tìm mối hàng, thăm dò các nguồn hàng đẹp và rẻ. Tôi thấy dường như thím thay đổi hẳn chứ không như thím những ngày đầu tôi gặp nữa. Chỉ duy nhất cái miệng sơn sớt nịnh nọt của thím thì vẫn y như vậy. Cô Thuý là rất ghét cái kiểu nói chuyện của thím nên nhiều khi cô sang nhà tôi thím cũng không ngồi nói chuyện.
----------
Hôm ấy tôi đi học và nhận được thông báo kết quả thi học sinh giỏi thành phố. Tôi rất may mắn được giải nhì. Cô giáo dạy văn gọi riêng tôi xuống cho tôi xem kết quả. Tôi sung sướиɠ tới mức muốn hét toáng lên. Cô bảo: cô rất tự hào về em Xuyến Chi ạ! Cô tin tưởng và lòng tin của cô đã đặt đúng chỗ. Cám ơn em nhé!
Tôi vui vẻ đáp lại: là em phải cám ơn cô. Em cám ơn cô đã truyền dạy cho em cảm hứng nên em mới làm bài thi tốt như vậy. Lúc thi em chỉ nghĩ sẽ làm bài tốt nhất có thể. Giải nhì là ngoài sức tưởng tượng của em. Em rất vui. Em cám ơn cô ạ!
Tôi nhanh chóng chạy về lớp nhưng cũng không thông báo cho các bạn biết tin tôi đạt giải cho đến khi lớp trưởng về nói oang oang: lớp mình ơi! Xuyến Chi đạt giải nhì học sinh giỏi thành phố này.
Cả lớp tôi ồ lên: khao đi! Khao đi!
Tôi cười: khi nào có tiền thưởng tôi khao cả lớp nhé!
Vi tức giận đứng lên đi ra ngoài. Cả lớp dường như không để ý tới bạn mà tập trung vào hỏi han chúc mừng tôi. Trang lại kéo tóc tôi nói thầm: cái Vi không được giải. Hôm thi xong nó về kể lể khắp nơi khoe đề dễ, nó làm xong bài trước thời gian. Giờ cháy nhà ra mặt chuột. Dễ mà giải khuyến khích còn không có, thua bạn rồi Xuyến Chi ơi! Bạn làm tôi ngưỡng mộ quá đi!
Kết quả cuộc thi làm thêm một lí do để Vi ghét tôi.
Trưa đó tan học tôi muốn đạp xe thật nhanh về nhà báo cho bác Thành biết tin vui. Về tới nhà tôi thấy cả bác và 3 người nhà chú Tâm ngồi ở ghế vẻ mặt rất căng thẳng, cu Đạt thì cắm mặt vào cái trò chơi xế hình. Vừa thấy tôi chú Tâm gọi ngay: Xuyến Chi mau vào đây, mọi người nói chuyện một chút.
Tôi dự cảm chuyện chẳng lành nên không cả cất cặp sách chạy thẳng vào nhà bác Thành hỏi: chú gọi cháu có chuyện gì thế ạ?
Bác Thành nói: con ngồi xuống đi, không có gì to tát đâu.
Thím Hoa lườm tôi: cái gì mà không to tát hả anh? Anh mất cả đống tiền thế mà bảo không to tát. Tiền chứ có phải lá mít đâu.
Tôi nghe thím nhắc tới tiền mà ngạc nhiên: bác Thành! Chuyện là sao ạ? Bác bị mất tiền khi nào? Bị trộm vào nhà lấy hả bác?
Thím Hoa: trộm giờ giống người như đúc. Chả biết trộm đường hay trộm nhà
Tôi thấy khó chịu với câu nói của thím nhưng không đáp lại chỉ chờ câu trả lời của bác Thành. Bác từ từ nói: chiều qua bố cất tiền vào ngăn tủ quán. Bố tính sáng nay bỏ tiền đó ra trả cho mấy bác thợ. Vậy mà tiền mất rồi con ạ!
Tôi sửng sốt: sao lại có chuyện như vậy chứ? Là số tiền chiều qua bác đếm rồi xin con cái nịt buộc lại đúng không ạ?
Thím Hoa lên tiếng: đấy, anh xem đi. Người biết số tiền anh cất chỉ có mình Xuyến Chi. Chiều qua chúng em không ai có ở nhà, làm sao mà biết tiền anh để ở đâu chứ.
Tôi nghe thím nói vậy vội cãi: cháu không lấy.
Bác Thành: con bình tĩnh đi. Không ai nói con lấy tiền cả.
Chú Tâm: sao anh cứ phải xuống nước hạ giọng với nó. Chỉ mình nó biết chỗ anh để tiền, không nó lấy thì ai lấy nữa? Ngay từ lúc đầu anh nói nhận nó làm con nuôi em đã nghi ngờ lắm rồi. Cái mặt nó thế kia là gian lắm đấy.
Bác Thành quát: chú im đi không? Chú có nhìn thấy con bé lấy không mà chú nói thế? Tôi chỉ là thông báo mất tiền chứ không phải gọi chú thím ra để đổ tội cho con bé.
Thím Hoa: anh đừng bênh nó nữa. Anh biết tính chúng em rồi đấy. Từ trước giờ chúng em chưa lấy cái gì của ai. Mà chúng em ở đây bao nhiêu ngày, tiền nong anh để có khi nào mất một xu nào không? Chúng em là người một nhà, không thương anh thì thôi, sao chúng em lại tắt mắt như vậy được. Chỉ có con bé là người ngoài, không nghi thì nghi ai bây giờ?
Tôi ức quá nói to: nhưng cháu không lấy tiền. Bác Thành cho cháu tiền tiêu vặt cháu còn không lấy, tại sao cháu phải lấy cắp chứ?
Chú Tâm: tiền tiêu vặt có mấy đồng? Mày chê ít không lấy để dành lấy tiền cục. Đây là chục triệu đấy, có phải mấy đồng bạc lẻ đâu.
Tôi cãi: nhưng cháu không lấy. Chưa khi nào cháu lấy của ai cái gì cả. Chú đừng đổ oan cho cháu.
Thím Hoa: có đứa nào ăn trộm mà nhận mình lấy trộm đâu. Nhìn cái mặt xinh mà gian. Các cụ vẫn bảo"cái nết đánh chết cái đẹp" cấm có sai.
Chú Tâm: phải đấy anh ạ! Chỉ có thể trộm nhà lấy thôi chứ người ngoài ai lại vào tủ đồ của anh lục lọi làm gì chứ. Người ta sẽ nghĩ anh cất tiền chỗ kín đáo chứ chẳng để tênh hênh ngoài quán như vậy. Chỉ ai biết chỗ anh cất mới lấy thôi anh ạ! Anh xem lại xem thế nào chứ nuôi ong tay áo thế thì chết giở, giờ là tiền bạc, sau này còn nhiều thứ quan trọng hơn nữa anh ạ.
Tôi cứ một mực khẳng định mình không lấy trộm tiền thì vợ chồng họ một mực khẳng định tôi lấy cắp. Bác Thành sau một hồi nghe cả 2 bên tranh cãi bèn nói: Sao chú thím lại hợp lực bắt nạt con gái tôi. Con Xuyến Chi tính nết nó ra sao tôi đâu phải không biết. Nó nhặt được cả cái vì tiền còn trả lại chứ không có chuyện nó lấy trộm tiền của tôi đâu.
Thím Hoa: anh đừng bênh con bé như thế. Anh làm thế là vẽ đường cho hươu chạy đấy anh ạ! Sau này lớn lên nó lại hư hỏng.
Bác Thành: thím đừng nặng lời như thế. Cháu thím tuyệt đối sẽ không bao giờ có cái tính ấy.
Chú Tâm: người ta nói bần cùng sinh đạo tặc mà anh. Trước đây có thể nó ngoan ngoãn vì còn mẹ nó, giờ nó chả còn ai thì mới sinh lòng tham.
Bác Thành tức giận: ai cho phép chú nói con gái tôi như thế? mới có một chút chuyện tôi muốn thử lòng mọi người mà chú thím làm tôi thất vọng quá.
Chú Tâm sửng sốt: mất thì anh cứ nói là mất, việc gì phải bao che cho nó? Nó có phải con đẻ của anh đâu. Mà có là con đẻ cũng không thể tin.
Bác Thành: sao chú khẳng định tôi mất tiền? Chú trốn ở góc tủ nhà tôi đấy à? Người một nhà phải biết đoàn kết yêu thương và bảo vệ lẫn nhau, đằng này chú thím lại...
Thím Hoa: anh này, nhà em nói phải, anh không phải bao che đâu. Ai làm sai cứ lọc cổ ra mà đánh cho chừa thì thôi.
Bác Thành: vậy nếu tôi nói tôi nghi ngờ chú Tâm, nghi ngờ thím, nghi ngờ cháu Đạt thì mọi người tính sao?
Vợ chồng chú Tâm sửng sốt: làm sao có chuyện đó chứ? Chúng em không bao giờ làm chuyện đó.
Cu Đạt ngồi chơi nãy giờ thấy nhắc tới tên vội vàng ngẩng đầu lên phản đối: cháu không lấy tiền của bác đâu. Cháu bé thế nếu mà lấy chị dám lấy mấy nghìn chứ làm sao lấy cả cọc tiền được. Bác đừng đổ cho cháu. Cháu không lấy sẽ không nhận đâu đấy.
Bác Thành: bác đang nói chuyện với bố mẹ cháu. Bác biết Đạt ngoan sẽ không lấy trộm đâu, đúng không nào? Bác tin cháu.
Cu Đạt nghe bác Thành nói tán thành cúi xuống tiếp tục chơi xếp hình.
Bác nói với vợ chồng chú Tâm: chú vừa bảo người nhà cũng không tin được nhau còn gì, nếu đã không tin nhau thì tôi có quyền nghi ngờ tất cả. Chú nói bần cùng sinh đạo tặc chứ gì? Vậy cũng rất hợp với hoàn cảnh của chú thím hiệu tại, chú thím chẳng phải đang lâm bần cùng hay sao?
Thím Hoa: anh à! Anh đừng nghĩ vậy mà tội nghiệp chúng em. Chúng em không bao giờ làm như thế? Oan lắm anh ạ! Em thề có trời chứng giám, chúng em mà lấy tiền của anh thì...
Chú Tâm vội nói luôn: phải, chúng em mà lấy tiền của anh thì cả đời em không có con gái
Chú thề khôn lắm! Tôi nghe mà ức. Chú chẳng phải vẫn nói chú chỉ sinh một đứa không cần đông con, giờ chú có con trai rồi, chú thề cũng như không.
Bác Thành bấy giờ mới đáp: là tôi thử lòng chú thím. Tôi không mất tiền, tôi cất tiền trong tủ kìa. Tôi muốn xem xem chú thím đối với con gái tôi thế nào. Thực tình hôm nay tôi thấy thất vọng lắm.
Bác nói xong đứng dậy mở tủ lấy ra một cọc tiền đặt trên bàn. Sợi dây thun buộc tiền nói cho tôi biết bác đang nói dối. Tuy nhiên tôi không dám nói ra điều đó vì sợ gia đình lại xào xáo. Tôi tin vào cách giải quyết của bác.
Thím Hoa thấy bác cầm cọc tiền ra liền thắc mắc: anh à! Vậy là anh đã cố ý thử chúng em sao? Không phải anh mất tiền thật sao? Giời ạ! Anh làm em lo lắng nãy giờ. Không mất là may lắm rồi anh ạ! Vậy là lại có tiền trả công thợ anh nhỉ?
Bác Thành: thím chỉ lo tiền trả công thợ thôi à? Vậy còn những câu thím xúc phạm con gái tôi nãy giờ thím tính làm sao?
Thím Hoa quay sang tôi ngọt nhạt: anh à! Chỉ là hiểu nhầm thôi anh ạ! Em nghĩ anh mất tiền thật nên xót của mới nói năng không suy nghĩ. Xuyến Chi chắc không để bụng đâu anh ạ! Phải không cháu.
Tôi buồn không muốn trả lời câu hỏi của thím. Chú Tâm thấy vậy: con này lớn rồi mà không có mồm à? Hay tai bị điếc? Sao thím hỏi không trả lời?
Bác Thành: đó có phải là thái độ nên có của người xin lỗi hay không? Chú thím nên xem lại bản thân của mình thì hơn. Chuyện hôm nay tôi không muốn xảy ra thêm một lần nào nữa. Tôi nói cho chú thím biết, Xuyến Chi là con gái tôi. Nếu ai dám làm tổn thương con bé tôi sẽ không bỏ qua đâu.
Thím Hoa nghe vậy chuyển sang cười vui vẻ: vâng anh ạ! Chúng em nào dám, chỉ tại lúc nãy xót của nên mới giận quá hoá dại, ăn nói lung tung, không suy nghĩ trước sau.
Thím quay ra nói với tôi: Xuyến Chi à, cháu đừng giận chú thím nhé! Chú thím bình thường coi cháu như người trong nhà mà, người trong nhà thì không nên giận nhau, bỏ qua mọi chuyện hôm nay nhé!
Tôi hít một hơi thở dài: cháu chỉ mong chuyện này sẽ không xảy ra nữa. Chú thím như vậy cháu buồn lắm!
Thím cười xoà: đấy, thím biết cháu hiểu lí lẽ mà. Cháu đúng là đứa trẻ ngoan. Mặt cháu xinh thế này sao có thể lấy trộm đồ của người khác được chứ, phải không!
Bác Thành giục tôi: con về nhà cất cặp thay quần áo rồi sang ăn cơm đi. Chuyện này coi như chấm dứt ở đây. Từ nay mọi người không được phép nghi ngờ gây mất đoàn kết nữa.
Thím Hoa:vâng, người một nhà thì yêu thương lẫn nhau anh ạ!
Like và share đi cả nhà.