Hoa Dại

Chương 29

Chương 29
🍀Hoa dại P29🍀

Ăn chè xong chúng tôi chia tay nhau về nhà. Các bạn rủ nhau đi siêu thị nhưng tôi không đi nên tách nhóm về nhà trước. Thắng còn cố kéo tôi: bạn đi cùng cả hội cho vui đi. Siêu thị chỉ thành phố mới có chứ quê mình không có đâu,ở đấy có thang máy với nhiều thứ lạ và đẹp lắm. Nó to gấp mấy chục lần cái tạp hoá ở quê mình đấy.

Tôi lắc đầu từ chối: tôi không muốn đi. Mọi người ở nhà đang chờ tôi về.

Thắng hỏi: vậy bạn muốn mua gì không? Tôi đi ngắm nếu có tôi mua cho bạn?

Tôi đáp: không đâu Thắng ạ! Mọi người đi chơi vui vẻ nhé.

- Đã sang đến đây mà về thì phí quá! Chúng ta cũng mua cái gì làm kỉ niệm chứ, đây là năm cuối học phổ thông rồi đấy.

Tôi cười: vậy bạn mua giúp tôi cây bút kim tuyến như trên ti vi nhé. Tôi để dành cuối năm viết lưu bút cho đẹp.

Bạn đồng ý. Tôi vẫy tay chào mọi người rồi đạp xe quay về nhà. Lúc qua phà tôi loay hoay đứng chờ mua vé thì một cậu bé đánh giầy tầm 9-10 tuổi kéo kéo áo tôi. Tôi thấy vậy bèn nói: chị không đánh giầy em ạ!

Cậu bé lắc đầu dúi vào tay tôi một tờ vé.

Tôi thắc mắc: sao em cho chị cái này? Chị trả tiền em nhé!

Cậu bé cười: anh kia nhờ em đưa cho chị.

Tôi nhìn theo hướng tay chỉ của cậu bé đánh giầy nhưng thấy nguyên một rừng người đang đứng chờ phà. Tôi tự cười với bản thân bởi ngày hôm nay quá may mắn khi tôi làm bài tốt lại còn có người tặng vé phà. Tôi quay xe đạp về hướng người soát vé rồi trở về nhà. Trên đường về tôi vui vẻ và thậm chí còn yêu đời hát véo von.

Tôi về cả nhà chờ sẵn hỏi han tình hình. Bác Thành: bố nhìn con gái vui vẻ như vậy thì chắc chắn con làm bài tốt. Bố tin con gái bố sẽ không làm cả nhà thất vọng mà.

Vợ chồng chú Tâm cũng được đà hùa nhau khen ngợi tâng bốc tôi. Tôi nhớ lời cô Thuý dặn phải đề phòng vợ chồng họ nên tôi không cũng tránh không tiếp túc nhiều. Chiều đó thím Hoa sang nhà tôi rủ rê: Xuyến Chi này, giờ cháu thi xong rồi, ngày kia chủ nhật thím cho cháu đi chợ phố giải ngố nhé.

Tôi đáp: cháu không muốn đi thím ạ, cháu muốn tranh thủ chủ nhật ôn bài. Mấy hôm vừa rồi cháu tập trung ôn thi vào môn văn nhiều quá, cháu sợ mấy môn khác không theo kịp các bạn.

- Thím muốn cháu đi cùng sang chỗ lấy hàng ngắm. Tụi cháu đang tầm thanh niên thích mặc kiểu nào để thím tham khảo ấy. Cháu giúp thím nhé, tiện thể hai thím cháu giải ngố chứ ở đây mãi ngố cả người ra cháu ạ. Thím có nói chuyện với anh Thành rồi, anh ấy đồng ý ngay và bảo thím nói chuyện với cháu.

Tôi kiên quyết từ chối thím làm thím mặt sưng như cái bị. Thím trước khi về còn bảo tôi rằng tôi không coi thím là người nhà, rằng thím yêu thương tôi vậy mà tôi không hiểu lòng thím...

Chiều đó tôi đang lau dọn bàn thờ cho mẹ thì nghe tiếng chú Tâm gọi : Xuyến Chi, sáng nay đi thi có gặp thằng Nguyên không?

Tôi đáp: cháu có gặp lúc thi xong chú ạ!

Chú thở dài: khổ! Mới tí tuổi đầu mà chết. Nhà nó đang khóc lóc ầm ĩ kia kìa.

Tôi sựng người rồi chạy ra hỏi chú: chú nghe ai nói vậy? Cháu mới gặp Nguyên lúc sáng mà. Sao bạn ấy chết? Cháu không tin!

- Ngoài chợ người ta đang đồn nhau kìa. Cháu nhớ sáng nay nó đi xe biển số nào không?

- Cháu không nhớ! Chú mau nói cho cháu biết đi, mọi chuyện là như thế nào ạ? Có phải chú nghe nhầm không?

- Sao mà nhầm được. Cháu không biết biển số xe của nó à? Thế nó sinh ngày nào có biết không?

Tôi đáp: mới sinh nhật bạn ấy xong đó chú.

Chú gật gù: ờ nhỉ! Thế mà chú quên. Vậy nó cũng 18 tuổi như cháu. Chú chạy đi ghi con đề cái. Cháu muốn biết thông tin chính xác thì ra ngã 3 chợ mà hỏi. Người ta đang khaod nhau ầm ầm ngoài đấy. Chú vừa nghe được xong.

- Chú nghe được điều gi? Chú mau nói cho cháu biết với.

- Cháu tự ra nghe đi. Chú đi ghi mấy con đề không người ta kênh sổ rồi không đánh được.

Chú nói xong chạy đi luôn bỏ tôi lại bần thần với cả đống câu hỏi ở trong đầu về cái chết bất ngờ của Nguyên. Tôi khoá cửa lấy xe đạp thật nhanh ra ngã ba chợ thì gặp ngay thím Hoa đang ngồi buôn chuyện ở đó. Thấy tôi thím gọi: Xuyến Chi mau vào đây, chuyện này hay lắm nhé, giật gân nữa. Thằng Nguyên bạn cháu vừa bị tai nạn chết xong.

Tôi nghe thím nói bèn đáp: mất đi người thân đau lắm, sao thím lại bảo chuyện hay chứ?

- Mày thì biết cái gì. Vào đây nghe các cô ấy kể chuyện cho mà nghe

Tôi lao vào hỏi: các cô cho cháu hỏi, chuyện của Nguyên là thế nào ạ? Có đúng là bạn ấy mất rồi không ạ? Tại sao lại như thế hả các cô?

Một phụ nữ lên tiếng: là chính mắt cô chứng kiến đấy. Cậu thằng bé chở cháu đi thi về thì gặp cái xe tải chở đá hộc. Cái xe tải kia cơi thùng cao lại chất đầy quá nên đi đường trúng cái ổ gà bị nghiêng thùng nên đá đổ ập xuống xe máy bên cậu cháu nhà thằng bé đó. Cậu nó thì ngã lộn xuống mương may mắn thoát chết còn thằng cháu bị mấy tảng đá to đè bẹp luôn. Mấy người bọn cô còn đỗ lại vần đá ra giúp mà. Nhìn máu mê be bét tội nghiệp lắm! Cậu nó bò lên bờ xong cứ ôm cái xác dập nát của cháu khóc rống lên, ai nhìn cũng thương.

Tôi nghe cô ấy kể mà tim như muốn ngừng đập theo. Ngực tôi có cơn đau dâng tới khiến tôi muốn ngạt thở. Tôi phải há miệng có sức hít một hơi thật sâu trấn tĩnh mình. Cậu ấy, đúng là đã gặp tai nạn mà mất rồi.

Một người khác lên tiếng: đời người chả biết thế nào mà lần. Thằng bé cũng tội nghiệp, bố thì cũng chết, bỏ lại hai mẹ con dựa nhau mà sống. Giờ thằng bé lại chết đột ngột và đau đớn như thế thì mẹ nó biết sống làm sao?

Thím Hoa thấy tôi ngây người ra bèn hỏi: con bé này bị sao thế? Nghe tin bạn mất sốc quá hả?

Thím quay ra nói với mấy bà ngồi đó: đấy, đây là cháu tôi này, nó học chung với thằng chết đấy. Tụi nó còn đi sinh nhật nhau mấy hôm trước thôi. Khổ thân! Chưa cả kịp học xong cấp 3 đã chết.

Cô ban nãy nói tiếp: nói thật tôi giờ vẫn còn rùng mình đây này. Nhìn nó chết sợ lắm ấy.  Mắt lồi cả ra, người dập be bét cả.

- Thì bao nhiêu cục đá hộc đổ thẳng vào người như thế thì chả dập nát người chứ sống làm sao được. Phen này thì người chết, nhà xe cũng đền ốm. Mà sao cơi thùng làm gì nhỉ, cứ có sao chạy vậy có phải không tai nạn rồi không?

Tôi buồn và sốc lắm. Mới sáng nay thôi, tôi còn ngồi với bạn cùng ở quán chè. Giá như lúc ấy tôi chuyện trò với bạn vài câu chắc tôi đã không hối tiếc như lúc này. Tôi gạt chân chống xe đạp vội tới nhà Nguyên. Trên đường đi tôi vẫn muốn hi vọng rằng đó không phải là sự thật, rằng chỉ là do mọi người nghe nhận, nhận nhầm bạn mà thôi. Đáng tiếc, cảnh khóc lóc tang thương ở nhà Nguyên làm tôi thấy thất vọng. Tôi đứng nép bên cổng nhìn vào trong sân nhà bạn. Quỳnh Vi cũng đến đó tự bao giờ, bạn khóc lóc vật vã và đau đớn. Tôi thấy đau lòng và thương xót nhưng không dám vào gặp người nhà bạn. Đứng một lúc tôi không cầm được nước mắt dong xe quay về.

Lúc tôi vừa quay ra thì gặp ngay mợ Nguyên vừa đi tới. Mợ thương Nguyên khóc đến nước mắt giàn giụa. Vừa thấy tôi mợ lao ngay vào: con kia, mày đúng là sao chổi. Mày hại chết thằng Nguyên rồi. Mày đã hả lòng hả dạ chưa? Ối Nguyên ơi, sao cháu chết thê thảm quá Nguyên ơi. Mọi người nghe ầm ĩ nên cũng chạy ra. Tôi đứng yên mặc cho mợ cấu xé. Mợ ấy thấy vậy tay châm đấm đá liên tục gào thét: Nguyên ơi! Cháu chết thảm quá! Cũng tại con sao chổi này. Mợ biết nó xuất hiện ở sinh nhật cháu sẽ mang điềm chẳng lành mà. Nguyên ơi là Nguyên.

Tôi lí nhí: cháu xin lỗi! Cháu không cố ý.

- Mày giỏi lắm! Mẹ mày mới chết! Nhà mày đang có tang. Mày không biết thân biết phận ở yên trong nhà còn chạy tới nhà người khác làm gì? Mày có biết hôm ấy là sinh nhật, là ngày vui của thằng Nguyên không? Sao mày lỡ lòng nào mang caid vận tang trắng lại cho nó cơ chứ? Ối Nguyên ơi! Nó hại chết cháu rồi, Nguyên ơi là Nguyên.

Mấy người xung quanh vội kéo tôi ra và giữ lấy người mợ ấy. Mợ ấy gào lên: mọi nguòiw thả tôi ra. Tôi đánh chết cái con xui xẻo này. Sao mày không chết giống mẹ mày trước đi để cháu tao sống cơ chứ. Nguyên ơi! Cháu đúng là số khổ quá!

Người nhà Nguyên kéo mợ ấy vào nhà. Tôi không giận mợ ấy bởi mợ quá thương xót cho Nguyên nên mới như thế. Mọi người bảo tôi: cháu mau về nhà đi. Cô ấy giờ đang xúc động nên mới làm như thế. Mong cháu thông cảm cho gia đình. Chúng tôi nghĩ cháu nên về nhà tránh cô ấy nhìn thấy cháu lại kích động như thế.

Tôi gật đầu cám ơn rồi dựng cái xe lên dắt quay lại. Vi đứng yên nhìn tôi bị mợ Nguyên giày vò đến quần áo, đầu tóc rối mù. Bạn thản nhiên nói: đáng đời sao chổi. Vì bạn mà Nguyên đã đi rồi. Bạn sẽ vì chuyện này mà ân hận cả đời. Tôi sẽ hận bạn. Nhất định sau này, bạn đừng có làm chuyện gì liên quan đến tôi. Nếu không, cái bí mật của bạn tôi sẽ không vì một người đã chết mà giữ nó đâu. Bạn đáng bị trừng phạt. Bạn đáng bị nguyền rủa.

Bạn nói rồi quay lưng đi vào trong sân bỏ mặc tôi đứng lặng một mình. Cái bí mật gì mà bạn đang dùng đe tôi? Tại sao Nguyên lại bắt Vi giữ lời hứa không nói ra bí mật của tôi? Rốt cuộc là Nguyên và Vi đã biết được những gì và giao kèo gì với nhau? Phải chăng Vi cũng đã biết bí mật cái chết của mẹ tôi nên bị Nguyên chặn lại?

Nguyên ơi! Bạn hứa sẽ có ngày cho tôi biết lí do tại sao hôm sinh nhật bạn tiễn tôi về ngay và khuyên tôi không nên ở lại? Tôi khóc, thương cho mình, tội cho Nguyên.

Ngày đám ma của Nguyên tôi không dám tới dự. Tôi sợ mọi người nhìn thấy tôi sẽ không vui. Lúc đám ma đưa bạn ra nghĩa trang, tôi đứng nép ở gốc cây đằng xa dõi theo đoàn người. Khi mọi người về hết tôi mới dám ôm chục huệ trắng ra khóc than bên mộ của bạn. Cả cái khu nghĩa địa buồn lạnh lẽo, mình tôi ngồi đó thì thầm kể chuyện ấu thơ.

Đó là ngày chủ nhật buồn thương ảm đạm. Cô Thuý và bác Thành biết tôi đau lòng nên hai người ngồi tỉ tê tâm sự với tôi. Vợ chồng chú Tâm nghe đâu trúng đề 3 càng tới cả chục triệu nên hí hửng rủ nhau đi sang thành phố giải ngố. Một nhà 3 người chúng tôi ngồi phòng khách nhìn nhau rồi thở dài. Cô Thuý mở lời: cháu buồn thì cứ khóc đi. Ngày mẹ cháu mất cháu khóc nhiều lắm. Giờ bạn mất rồi, cháu có thể khóc to như khi mẹ Lan mất ấy. Khóc có thể làm người ta quên đi nỗi đau Xuyến Chi ạ!

Bác Thành cũng đồng tình: Nguyên là thằng bé tốt. Bố biết nó quý con và con cũng vậy. Tuy nhiên đời thường không như ta mong ước. Giống như bố với mẹ Lan cũng vậy. Con cố gắng vui vẻ lên. Thằng bé ở trên trời nhất định cũng vui khi thấy con vui vẻ, hạnh phúc.

Tôi cười: con thấy thương vì bạn ấy trẻ quá mà sớm vội lìa đời. Lẽ ra ngày sinh nhật bạn con không nên đến phải không bác? Có phải con là sao chổi đã mang tai hoạ đến cho Nguyên không ạ? Con thấy áy náy với cậu ấy.

Bác vỗ về tôi: không! Ai rồi cũng phải chết, sống chết là do số trời định. Chuyện đó chả có liên quan gì đến con cả. Có trách thì trách ông trời không cho cậu ấy thọ mà thôi.

Tôi nức nở: nhưng người ta nói con đang mang tang của mẹ mà tới dự sinh nhật của bạn nên mới xảy ra chuyện tai nạn ấy.

Cô Thuý: ai nói thế? Tầm bậy không à! Có phải là cô hay mợ thằng bé đó không? Cô cùng mấy người ở xóm sang hỏi thăm gặp cô ta. Có phải cô ta đã nói gì làm cháu phiền lòng? Là cô ta nói chuyện của mẹ Lan ra đúng không? Nếu cô ta làm như thế, cô sẽ thay cháu xử lí.

Bác Thành thắc mắc: hai cô cháu đang nhắc tới ai vậy? Ai mà liên quan đến cả mẹ Xuyến Chi?

Cô Thuý đáp: là cô y tá bị mắng ở viện hôm chị Lan cấp cứu đấy anh. Cô ta là người nhà của Nguyên.

Bác Thành nghe vậy vội thốt lên: thảo nào, hôm sinh nhật thằng Nguyên chạy sang nhà hỏi tôi xem Xuyến Chi về nhà chưa. Tôi biết ngay là có chuyện mà.

Tôi nghe bác nói giật mình: sao...sao lại thế hả bác? Nguyên sang nhà khi nào ạ?

Bác kể lại: là cái ngày con đi sinh nhật thằng nhóc đi. Lúc hơn 8h bố đang trông quán thấy thằng bé ngó nghiêng ở cửa nên chạy ra hỏi. Thằng bé nói con không ăn sinh nhật mà về sớm nên nó chạy qua xem con về chưa đưa cho con hộp kẹo.

Tôi nghe bác kể mà nước mắt rưng rưng. Thì ra Nguyên vì không muốn tôi khó xử nên mới để tôi về trước. Tuy nhiên bạn lại quan tâm chạy tới nhà xem tôi đã về hay chưa. Có lẽ bạn biết bí mật của tôi nhưng có chuyện khó giải thích nên mới làm mặt lạnh với tôi chứ không hẳn là ghét bỏ như tôi từng nghĩ. Tự nhiên tôi thấy mình thật ngốc nghếch.

Tôi quay lại cám ơn bác Thành. Bác nói: bởi vì chúng ta là người một nhà!

Tôi cám ơn vì bác cho tôi biết chuyện. Tôi cám ơn bác vì đủ kiên nhẫn nghe lời tôi nói dối. Tôi cám ơn bác vì bát cháo tối hôm ấy...Có như vậy mới thấm cái gì gọi là yêu thương thực sự.