Hoa Dại

Chương 26

Chương 26
🍀Hoa dại P26🍀

Bác Thành trầm ngâm không nói gì. Chú Tâm thâý vâỵ bèn nói: nêú khó quá thì thôi anh ạ. Em cũng làm phiền anh nhiêù quá rôì. Có khi vợ chồng em đi vay lãi rôì về tính đường làm ăn vâỵ anh ạ.

Bác Thành: Chú Thím mơí ở xa về có quen biết ai mà vay lãi?

Chú Tâm: Ngươì ta có kiêủ cho vay tiền không cần thế chấp đó anh. Đường cùng em vay của họ tạm để làm ăn vâỵ

- Chú lần trước đã suýt chết vì vay nặng lãi mà chưa sáng mắt ra hay sao? Tôi tưởng chú thím lần này trở về sẽ thay đôỉ chứ? Cái gì càng dễ dàng thì càng có nhiều rủi ro, không lẽ chú 40 tuổi đầu rồi còn không hiểu lí lẽ đó hay sao?

- Nhưng anh bảo em biết làm gì bây giờ? Một thằng thất bại từ bé như em, làm cái gì cũng bị phá đám, lừa lọc. Em không đường cùng anh nghĩ em có chạy về cái đất quê mùa, khỉ ho cò gáy này hay không?

- Quê cha đất tổ mà chú nói quê mùa với khỉ ho cò gáy hay sao?  Cũng nhờ cái quê mùa này mà tôi có cơ ngơi như vậy đấy. Nếu chú không chú tâm làm ăn mà đứng núi này trông núi nọ thì mãi mãi chú chỉ là kẻ thất bại mà thôi. Tôi nói không phải là coi thường chú nhưng bao nhiêu bài học cũ còn sờ sờ ra đó, không phải chú không biết. Làm ở đâu cũng là làm, cây mọc trên đá còn có thể ra hoa; chỉ cần có mục tiêu và quyết tâm, tôi tin đất nào cũng làm ăn được hết.

Thím Hoa vội đáp: Vâng, anh dạy phải ạ! Tại chúng em trẻ người non dạ, chưa biết tính toán nên mới lâm vào hoàn cảnh như này. Chúng em cũng hối hận lắm rồi anh ạ! Giờ chúng em về ngoài những bài học xương máu và kinh nghiệm ra thì chả có gì. Anh thương vợ chồng em và các cháu thì mở cho chúng em một con đường sống với ạ. Chúng em cũng chẳng biết bấu víu vào ai ngoài anh ra cả.

- Tôi biết chú thím long đong, vất vả nhiều. Người ta tầm tuổi như chú thím nhà cửa đàng hoàng, có của ăn của để rồi. Chú Thím bao năm lăn lộn bên ngoài cuối cùng về hóa trắng tay. Chú thím đau lòng một thì tôi đau lòng gấp 3, gấp 4 lần. Vậy tôi tính thế này đi, nhà cửa chú có mang thế chấp ngân hàng cũng chả được bao nhiêu tiền bởi chú thím không có công việc đàng hoàng không có căn cứ để ngân hàng rải ngân đâu. Họ có cho vay cũng không được bao nhiêu tiền cả nên tạm thời tôi cho chú thím mượn tiền làm vốn kinh doanh. Còn cái nhà kia vốn tôi đã trả tiền mua nên tôi sẽ có trách nhiệm sửa chữa lại, chú thím khỏi cần lo tiền sửa chữa.

Chú Tâm nghe bác Thành nói vậy mừng như ăn mày bắt được vàng: anh à! Em biết anh sẽ không bỏ rơi thằng em này mà. Người ta nói đúng, không gì bằng anh em trong nhà với nhau. Ơn này của anh chúng em ghi tạc cả đời không dám quên.

Bác Thành đáp: Tôi chả cần cái đó, chú thím ghi hay không ghi với tôi không quan trọng. Nhưng quan trọng là tình cảm hay tiền bạc phải rõ ràng. Chú Thím làm cho tôi cái giấy vay nợ. Tôi muốn cả hai vợ chồng chú ghi rõ số tiền mượn và hẹn ngày trả. Tôi sẽ không lấy lãi của chú thím coi như la giúp đỡ chú thím rồi. Chú thím thấy sao?

Chú Tâm đứng ngây cả người, nụ cười cũng méo xệch nhìn trông như chú sốc lắm. Thím Hoa thì miệng cười giả lả: quý hóa quá anh ạ! Anh giúp chúng em như vậy thì còn gì bằng nữa ạ? Chúng em cũng chẳng mong gì nhiều hơn thế.

Bác Thành  hỏi: sao nào chú Tâm? Chú có ý kiến gì nữa không?

Chú Tâm gượng cười: à vâng, em không có ý kiến gì anh ạ. Anh giúp cho em vay không lấy lãi là tốt quá rồi ấy chứ..

Bác Thành: vậy quyết định như thế. Lúc nào chú thím cần tiền thì cứ nói với tôi. Tôi sẽ đưa cho chú thím.

Thím Hoa: thế chuyện sửa quán thì khi nao tiến hành được hả anh?

Bác Thành: sửa nhà là chuyện quan trọng, tôi sẽ đi xem nhờ thầy xem ngày nào đẹp thì tôi sắp cái lễ xin phép thổ địa chúa đất và các cụ cho phép sửa chữa. Việc đó chú thím không cần gì phải vội.

Thím Hoa: vâng ạ. Anh lo cho chúng em chu đáo quá! Vậy mọi chuyện chúng em nhờ cả vào anh và cháu. Mà tại chúng em bình thường làm lụng quen rồi giờ về ăn không, ở không thế này buồn tay buồn chân lắm anh ạ

Bác Thành: Xuyến Chi đâu, ra đây bố bảo.

Tôi chạy ra, bác nói: con dẫn thím Hoa sang nhà mấy người móc thủ công hay nhà hàng mã mà hai mẹ con vẫn nhận hàng về làm ấy cho thím nhận hàng về làm cho đỡ buồn tay chân, lại có thu nhập lo cho em Đạt.

Tôi mỉm cười: vâng, chiều nay trời mát cháu dẫn thím đi. ở đó họ dễ tính lắm thím ạ, mình không cần cọc tiền đâu ạ. Thím cứ nhận hàng và kí tên vào rồi khi làm xong mang đến trả hàng thì họ sẽ trả tiền. Mẹ con cháu làm ở đó mấy năm nay rồi cô ạ, công họ trả cao hơn hẳn chỗ khác luôn đó thím.

Tôi vui vẻ giới thiệu mà không hiểu sao mặt thím đang tươi bỗng chuyển sang nhăn nhó như khỉ ăn phải ớt không bằng.

Chú Tâm vội nói: nhà em trước giờ toàn làm việc lớn chứ có biết móc miếc hay làm hàng mã đâu mà anh lại bảo nhà em đi nhận mấy hàng đó về làm. Với cả làm mấy cái đó mất mặt lắm!

Bác Thành: sao chú lại nói thế? Người ta làm hàng mã mà có hai miếng đất mặt đường, mới xây cái nhà 3 tầng to nhất nhì xã đấy chú ạ. Nghề nào mà không là nghề mà chú lại có suy nghĩ như vậy? Tôi hỏi chú, vậy theo chú cái nghề gì mới không mất mặt?

Thím Hoa vội đỡ lời: anh ơi, nhà em không phải có ý đó đâu anh ạ. Ý anh Tâm nhà em nói là từ bé đến giờ em chưa làm mấy việc đó thì sợ không quen tay, làm lỡ hỏng của người ta lại phải đền thì vừa mất công lại mất tiền, lại mất mặt với mọi người đó anh.

Bác Thành chau mày: thím năm nay bao nhiêu tuổi rồi?

Thím Hoa nghe bác thành hỏi lúng túng: em...em 36 tuổi rồi anh ạ.

Bác khẽ cười: thím gấp đôi tuổi Xuyến Chi rồi, cháu nó bé thế này mà đã nhận hàng đó về làm bao nhiêu năm nay rồi đấy thím. Muốn làm thì đừng sợ mình không biết làm. Không biết thì phải học, học một ngày làm chưa được thì học tiếp. Thím sợ không biết làm thì tôi bảo Xuyến Chi chỉ cho thím.

Lần này thím Hoa mặt biến sắc nhanh như tắc kè hoa ấy. Thím vội lảng sang chuyện của tôi: ôi anh ơi, em làm sao dám phiền Xuyến Chi chứ? Dạo này Xuyến chi chắc sắp thi học kì rồi ấy nhỉ? Giờ em nghĩ quan trọng nhất là tập trung cho cháu học hành thi cử anh ạ.

Bác Thành nghe nhắc đến tôi lại nở nụ cười tươi như hoa:đúng rồi! Suýt nữa quên mất chuyện chính. Xuyến chi được nhà trường chọn đi thi học sinh giỏi thành phố rồi ấy. Giờ phải giành hết mọi thời gian dồn vào việc học. Con nhất địnhn phải lấy được cái giải Thành phố về cho bố nghe không? Con chính là niềm tự hào của bố và mẹ Lan.

Thím Hoa nghe bác Thành nói vậy vội vã lao vào nịnh nọt tôi:  ôi! Chuyện này là thật hả anh? Cháu gái tôi giỏi quá cơ. Cháu không những xinh xắn lại học hành giỏi giang thế này. Quý hóa quá anh nhỉ, cháu chắc chắn sẽ giành được giải nhất làm nở mày nở mặt gia đình mình anh ạ. Ngày đầu gặp em đã thấy con bé là người thông minh, giỏi giang mà.

Tôi nghe thím luyên thuyên một hồi mà muốn buồn nôn. Ngày đầu gặp mặt, sao mà tôi quên được những gì họ nói về tôi cơ chứ?

Thím nói tiếp: em tính thế này, để tập trung toàn lực cho Xuyến Chi học hành thi cử em sẽ làm hết việc nhà, cơm nước anh ạ. Nhà ta có người thi học sinh giỏi thành phố cơ mà.

Thím quay ra nói với tôi: thím sẽ làm hết mọi việc nhà, cháu không cần đυ.ng tay chân bất cứ việc gì cả. Việc của cháu là học bài thôi, biết chưa nào? Nhất định phải mang được giải thành phố về làm vẻ vang gia đình cháu ạ.

Chuyện lạ Việt Nam đây sao? Hay là tai em bị  ù nên nghe nhầm các anh chị nhỉ?- tiếng cô Thúy hỏi vọng vào nhà.

Tôi nghe thấy tiếng cô Thúy lập tức chạy ra khoe: cháu được chọn thi học sinh giỏi thành phố môn văn thật đấy cô ạ.

Cô cười:Xuyến chi giỏi thật đấy. Ngày trước cô cũng giỏi văn lắm nhưng tại bố cô không cho cô theo nghề chứ không cô cũng làm cô giáo dạy văn rồi ấy chứ.

Chú Tâm thấy cô Thuý hình như mặt hơi tái nhưng cũng chào hỏi: Cô Thúy đấy à. Lâu lắm chúng tôi không gặp cô rồi, cô không đi làm hay sao mà giờ này lại ở đây?

Cô Thúy: Vâng, em chào anh chị. Hôm nay em được nghỉ làm ngày vì em trực đêm hôm qua. Em mà ở nhà thì đêm qua đã sang ngủ cùng bé Xuyến Chi rồi ấy chứ. Anh chị  mới về quê chơi đấy ạ.Từ ngày anh chị chuyển vào Nam lập nghiệp chắc đây là lần đầu anh chị về thăm nhà đấy nhỉ?

Thím Hoa xởi lởi: cô vào nhà chơi đi cô. Lâu lắm chị em mình mới gặp nhau. Giờ anh chị về đây ở hẳn rồi, có gì chị em mình giúp đỡ lẫn nhau. Chẳng đâu bằng anh chị em trong nhà cô ạ.

Cô Thúy cười: vậy chắc anh chị làm ăn kiếm được vốn kha khá nên mới về lại quê hương tính làm giàu cho quê nhà ạ? Em nghe người ta nói người ta nói ngày anh chị đi tuyên bố như vậy mà. Thật may mắn qua, mới có chục năm mà anh chị đã tạo dựng được sự nghiệp vinh quang trở về quê nhà thế này. Biết vậy ngày xưa lúc chị rủ em cũng khuyên nhà em bán nhà đi theo anh chị có phải giờ đã giàu to rồi không?

Cô Thúy nói chuyện tâng bốc vợ chồng chú Tâm lên trời mà mặt mũi họ đang tươi chuyển thành màu xám xịt. Bác Thành phải mở lời thay cho vợ chồng họ: Chuyện dài lắm, cô Thúy vào nhà uống chén nước nói chuyện từ từ cô ạ. Sông có khúc, người có lúc; nhưng nếu không nản chí và có hướng phấn đấu thì không gì là không thể.

Cô Thúy nghe bác thành nói càng hỏi nhiều hơn: ơ, anh nói vậy là làm sao? Ý anh nói vợ chồng em rồi có lúc sẽ thoát nghèo hả anh? Em cũng mong lắm mà mãi không được đây anh ạ. Người ta nói " phi thương bất phú" có khi em phải bỏ nghề theo gót anh Tâm chị Hoa để làm giàu anh Thành ạ.

Vợ chồng chú Tâm không mở miệng ra nói nổi một câu nào cả. Bác Thành lên tiếng giải vây tiếp: vợ chống chú thím ấy năm nay gặp vận xui nên bị người ta lừa trắng tay cô ạ.

Thím Hoa thấy bác Thành nói vậy mới gật đầu giải thích: đúng rồi cô ạ. Không hiểu năm nay là cái năm gì mà vợ chồng tôi đen thế không biết nữa. Chúng tôi trong kia cũng mua được đất đai rộng rãi xây nhà, mở xưởng làm ăn rồi ấy chứ. Vậy mà tôi tin người ta quá mang cầm cố nhà cửa đất đai lấy tiền mở rộng kinh doanh, ai dè nó lừa ôm tiền bỏ chạy hại vợ chồng tôi phải ôm một đống nợ.

Cô Thúy nghe thím Hoa nói vậy cũng hốt hoảng theo: sao hả chị? Anh chị bị người ta lừa trắng tay rồi sao? Làm sao có thể chứ? Anh trai chị làm công an cơ mà, sao chị lại để người ta lừa mất dễ dàng như thế sao?em cứ tưởng người nhà làm công an thì bọn giang hồ nó không dám động đến anh chị nữa chứ nhỉ? Đúng là trở vai cho trời xem, người đang làm mà trời cũng đang nhìn.

Câu nói của cô Thúy vừa kết thúc thì mặt thím Hoa lại cứng đơ lại ngay. Tôi không hiểu chuyện gì đã xảy ra giữa họ, chỉ thấy cách nói chuyện của cô Thúy rất khác lạ so với ngày thường. Hình như cô cũng không ưa gì vợ chồng nhà chú Tâm giống như tôi.

Bác Thành nói: dù sao  mọi chuyện không hay cũng đã xảy ra rồi, chúng ta không muốn cũng chẳng giải quyết được vấn đề gì nữa. Giờ chú thím ấy tính về quê ở hẳn rồi buôn bán ở bên nhà cô ạ. Chú thím mới bàn bạc với tôi việc muốn mở cửa hàng bán quần áo, có gì cô giúp thêm ý tưởng cho chú thím ấy giúp tôi với nhé. Tôi làm đàn ông nên chẳng hiểu biết mấy chuyện quần áo, thời trang cô ạ.

Cô Thúy nhìn vợ chồng họ rồi lại nhìn tôi: anh chị muốn sửa nhà thành cửa hàng quần áo á? Vậy Xuyến Chi thì làm sao?

Thím Hoa nhanh nhảu: qua 100 ngày cho mẹ Xuyến Chi anh Thành sẽ đón hai mẹ con cháu về nhà ở cô ạ.

Cô Thúy gật đầu :vậy cũng tốt, Xuyến Chi đỡ phải ở một mình, đỡ buồn. Về bên này có anh Thành con bé cũng đỡ phải lo bị người nào đó bắt nạt. Con gái anh dạo này lớn quá rồi đấy, anh nuôi nhiều chó vào nhé. Một mét vuông có khi có tới mấy con thú ăn thịt người chứ chả đùa. Con thỏ mà đưa vào rừng thì dễ bị người ta ăn thịt lắm đấy.

P/s: đọc đoạn này cực kì thích cô Thuý luôn hehe, ai giống mình hem???