Hoa Dại

Chương 20

Chương 20
🍀Hoa Dại P20🍀

Cô Thuý vội vàng chạy lại phía bác Thành: anh à! Chuyện này...chuyện này...là...không như anh nghĩ đâu.

Bác Thành bước thẳng đến hai tay giữ lấy hai vai mẹ: Lan, trả lời anh! Chuyện này là thế nào?

Mẹ khóc!

Tôi bò sang ôm lấy bác: mẹ cháu sẽ không sao! Mẹ sẽ không chết phải không bác ơi!

Bác Thành quát to: Nói! Cho anh biết! Chuyện này là thế nào?

Mẹ chỉ có khóc nức nở mà không trả lời câu hỏi của bác.

Bác Thành kéo tay tôi ra: con tránh ra cho bác.

Bác bước sang chỗ cô Thuý quát: nói đi! Rốt cuộc mọi chuyện là thế nào?

Cô Thuý lắp bắp: anh...chuyện này...

- Nói!

- Chị Lan trong một lần cứu người bị tai nạn cách đây mấy năm đã vô tình bị nhiễm HIV. Chị...chị ấy khi đó biết bị bệnh đã từ chối anh...chị ấy khổ tâm lắm anh ơi!

Cô Thuý nói tới đó bác Thành ôm đầu rồi lao người đấm vào tường liên tục : Tại sao lại như thế? Tại... sao...?

Cô Thuý đỡ lấy tay bác: anh bình tĩnh đi. Chị ấy còn đau và khổ tâm hơn chúng ta rất nhiều. Giờ mọi người cần bình tâm chuyện trò, động viên chứ không phải là trách cứ

Bác Thành tự trách bản thân: là tại tôi! Tất cả là tại tôi. Giá như tôi tìm mẹ con cô ấy sớm hơn. Giá như tôi quyết định sẽ cưới cô ấy sớm hơn, chuyện này sẽ không xảy ra phải không?

Mẹ tôi bấy giờ mới nói: anh Thành! Anh không làm sai gì cả. Anh là người tốt. Anh tìm ra mẹ con em đúng lúc. Nếu không có anh cuộc đời mẹ con em sẽ không được như bây giờ. Em cảm kích anh nhiều lắm. Anh tự trách mình, em lại càng giận bản thân mình hơn.

Bác Thành nhìn mẹ tôi rồi lại nhìn cô Thuý: vậy các người coi tôi là cái gì? Là người ngoài cuộc hay là kẻ dưng không đáng có?

Cô Thuý đáp: sao anh lại hỏi em như thế? Anh là anh của em...

Bác Thành: không đúng sao? Nếu như không phải chờ mãi Xuyến Chi không trở ra. Không phải tôi lo thừa đi mua cho cô ấy tô cháo ăn đêm thì có phải các người sẽ tiếp tục giấu tôi mọi chuyện hay không?

Không ai trả lời câu hỏi của bác. Bác nói tiếp: sao? Mọi người trả lời đi! Tôi là cái gì?

Mẹ tôi chậm rãi: anh là một người đàn ông tốt. Anh xứng đáng có một cuộc sống tốt. Em cũng vì muốn giữ mãi hình ảnh của anh như thế và em cũng tham lam mong mỏi rằng hình ảnh của em trong anh mãi đẹp như phút ban đầu ta quen nhau.

Cả căn phòng im lặng sau câu nói của mẹ.

Vâng! Mẹ tôi là như thế! Mẹ luôn chịu thiệt thòi về cho bản thân mình để mang lại những điều tốt đẹp nhất cho tôi. Có nghe mẹ bộc bạch tôi mới thấy mẹ tuyệt vời đến mức nào. Chết mẹ không sợ! Mẹ chỉ sợ tôi không bằng bạn bằng bè...

Nhưng giây phút ấy tim tôi đau lắm. Mọi người có biết cái thời ấy chỉ cần nhắc tới sida là cơn ác mộng đáng sợ. Người người sợ Sida, nhà nhà sợ Sida. Lỡ như một ai đó không may bị sida giống mẹ tôi sẽ bị cả xã hội lên án, tất cả mọi người xa lánh, khinh bỉ. Thế mới thấu mẹ tôi đã kiên cường đến bao nhiêu. Mẹ đã chịu khổ tâm, dằn vặt nỗi đau cả về thể xác và tâm hồn đến thế nào...Chắc chắn, sẽ không ai thấu hiểu tột cùng nỗi đau trong lòng của mẹ. Bởi lẽ cái bản án tử hình mang tên HIV/AIDS là bản án đau đớn nhất cho số kiếp của một con người bất hạnh như mẹ.

🍀🍀🍀

Tất cả mọi chuyện mẹ không thể giấu nên lặng lẽ kể lại một lượt cho mọi người nghe. Đêm ấy, cái đêm dài tựa như cả năm chụm lại; bốn người chúng tôi ngồi trong căn phòng bệnh của mẹ lặng im, đau theo từng cách riêng.

Bác Thành và cô Thuý là người lớn hiểu chuyện hơn tôi. Bác và cô khuyên tôi hãy bên mẹ thật nhiều, yêu thương mẹ thật nhiều; để mẹ thấy cuộc sống vẫn luôn thật đẹp, thật ý nghĩa. Cô Thuý còn ra sức động viên tôi rằng mẹ nhiễm HIV nhưng chỉ cần theo dõi sát sao và dùng thuốc kháng viruts thì có thể kéo dài sự sống đến khi về già. Tôi mặc dù khi ấy mới chỉ là học sinh lớp 12 chứ không là bác sỹ như cô nhưng kiến thức về HIV không phải tôi không biết. Dù gì tôi cũng từng mấy năm liền làm trong hội của đoàn trường tuyên truyền về HIV/AIDS. Tôi tự biết mẹ tôi đang ở giai đoạn nào, cuộc sống của mẹ còn ngắn ngủi và nguy hiểm ra làm sao. Tuy nhiên tôi cứ ngây thơ nói chuyện như một đứa trẻ lên 5, lên 7 kể với mọi người rằng bệnh chỉ cần uống thuốc là sẽ khỏi, nhất định mẹ sẽ sống thật khoẻ mạnh chờ tôi thi đại học rồi cầm tấm bằng tốt nghiệp về làm quà cho mẹ; rồi hai mẹ con tôi sẽ có thời gian đi du lịch đây đó...tôi đã giả ngây thơ, giả khờ dại vẽ ra viễn cảnh tươi đẹp cho cuộc sống của mẹ con tôi rất nhiều năm về sau như thế. Mỗi lần tôi nói chuyện mẹ lại mỉm cười thật tươi. Nụ cười mẹ đánh đổi đi bao nhiêu gian nan, vất vả; bao nhiêu tủi nhục trong suốt gần 40 năm cuộc đời!

🍀🍀🍀🍀

Sau khi nhập viện điều trị, mẹ cắt sốt, không có ho ra máu và cơ thể dần phục hồi. Mẹ phải điều trị tại khoa lây, cách li. Khi mẹ ra viện, về nhà theo dõi, mọi người tiếp xúc với mẹ cũng phải hạn chế, đeo khẩu trang và vệ sinh sạch sẽ bằng xà phòng. Tôi cũng phải ngủ riêng hoàn toàn cách li với mẹ.

Cô Thuý nói chỉ cần mẹ tuân thủ theo pháp đồ của bác sỹ sẽ chữa khỏi được lao và kéo dài sự sống, mẹ sẽ có thời gian ở bên chăm lo cho tôi. Bên bệnh viện Cũng giữ bảo mật thông tin cho bệnh nhân để không làm ảnh hưởng tới cuộc sống của những người bị bệnh. Tuy nhiên, mẹ tôi do gắng sức quá lớn, HIV đã chuyển qua gia đoạn AIDS, giai đoạn cuối cùng này lại quá ngắn ngủi, mẹ chỉ có thể sống được tối đa 6 tháng. Tôi biết được điều ấy do nghe lén cô Thuý và bác Thành nói chuyện bởi khi tôi cố ý hỏi thăm nhưng cô Thuý và bác cứ giấu giếm. Tôi tự mua sách báo về đọc và tìm hiểu về căn bệnh của mẹ.

Càng ngày diễn biến bệnh của mẹ càng xấu, mẹ gầy đi rất nhanh, cô Thuý nói mẹ tuổi mắc bệnh cao, sức khoẻ yếu; mẹ lại tham lao động vất vả; dinh dưỡng thiếu thốn nên bệnh mới quật nhanh đến như thế. Và cuối cùng cái ngày định mệnh của cuộc đời mẹ cũng đã đến.

Tôi còn nhớ hôm ấy tôi vẫn đi học bình thường. Sáng đó mẹ còn dặn: con đi học trưa về nhớ ghé tiệm thuốc mua cho mẹ chai thuốc nhỏ mắt. Sáng nay mắt mẹ mờ quá!

Tôi đáp: vậy con mua cầm về cho mẹ rồi mới đi học.

Mẹ bảo: không cần con ạ! Con đi học đi kẻo muộn. Nhớ làm bài kiểm tra cho tốt nghe không?

Tôi đáp: con sẽ lấy điểm 10 về cho mẹ xem.

Tôi vui vẻ đạp xe đi, mẹ còn đứng ở cửa giục tôi đi đường cẩn thận. Ấy vậy mà lúc về đến nhà tôi thấy cửa khoá kín bưng. Tôi nghĩ hay mẹ chờ tôi lâu quá nên tự đi mua chai thuốc rửa mắt. Tôi ngồi chờ mẹ ở sân vì cổng không khoá. Chờ một lúc tôi mới ngó sang nhà bác Thành, kì lạ, hôm nay nhà bác cũng đóng cửa khoá kín. Tôi đang ngó nghiêng thì bác hàng xóm gọi: Xuyến Chi, mẹ cháu đi viện cấp cứu rồi. Cháu chưa biết hay sao mà còn ở nhà thế?

Tôi lắp bắp: mẹ..mẹ...cháu sao rồi ạ? Cháu....cháu vừa đi học về.

- Mẹ cháu bị ngã trong nhà. Tầm buổi nay bác Thành với mấy người đưa mẹ cháu đi viện rồi.

Tôi hốt hoảng và lo lắng: mẹ cháu đi viện nào hả bác?

Vừa lúc đó có chú hàng xóm khác trở về. Chú ấy nói giọng mệt mỏi: Xuyến Chi hả? Mẹ bị bệnh đi cấp cứu. Chú vừa ở viện về đây.

Tôi chạy ào ra hỏi: chú...mẹ cháu...mẹ cháu sao rồi chú?

Chú lắc đầu: chú cũng không rõ. Lúc đưa cô Lan vào viện là bác sỹ đẩy vào phòng cấp cứu luôn. Chú ngồi chờ một lúc thì bác Thành bảo chú về đi, mọi chuyện bác ấy lo cho vì chú còn phải đi làm.

Tôi luống cuống: cháu...cháu đi xuống viện với mẹ. Cháu phải xuống viện với mẹ.

Tôi nói rồi gọi chiếc xe ôm giục chú chở nhanh xuống viện. Xuống tới khu cấp cứu tôi gặp bác Thành người đang bơ phờ ngồi thu lu một góc. Tôi lao vào: bác ơi! Mẹ cháu đâu? Giờ mẹ cháu sao rồi hả bác?

Bác ngước lên nhìn tôi, mặt bác buồn lắm: mẹ cháu đang trong phòng cấp cứu.

Bác chỉ nói một câu rồi cúi gằm mặt xuống. Tôi cuống cuồng chạy về phía cửa phòng cấp cứu. Đúng lúc ấy cửa phòng mở ra, một cô y tá đi ra hỏi: ai là người nhà bệnh nhân Tôn Nữ Thị Lan?

Bác Thành vội vã đứng dậy: là tôi đây bác sỹ.

Cô y tá nhìn bác rồi gật đầu: anh vào phòng bác sỹ có việc cần trao đổi.

Bác Thành nhanh nhẹn đứng dậy đi theo cô y tá. Tôi cũng muốn đi theo nhưng cô y tá không cho tôi vào. Tôi đành đứng bên ngoài chờ đợi. Chưa khi nào tôi thấy thời gian trôi chậm rãi đến như thế. Mãi lúc sau tôi thấy bác thất thểu bước ra. Mặt bác căng thẳng và hình như bác khóc. Dự cảm chẳng lành tôi lao vào hỏi: bác, mẹ cháu đâu? Mẹ cháu không sao phải không bác?

Bác nhìn tôi lắc đầu không đáp. Cô Thuý cũng xuất hiện ở đó tự bao giờ. Cô ôm chầm lấy tôi mà khóc. Tôi nhắm chặt mắt. Tôi tự nhủ: không được khóc! Mẹ nhất đinh sẽ qua khỏi! Nhất định là như thế!

Cô Thuý chậm rãi nói: đã đến lúc phải cho chị về rồi anh. Nếu để chị lại bệnh viện thì thủ tục nhận xác sẽ phức tạp lắm đấy. Anh quyết định sớm đi. Bệnh của chị không cố được nữa đâu anh.

Tôi nghe cô Thuý nói đưa tay bịt miệng mà nức nở, vậy là cuối cùng cái thời khắc oan nghiệt ấy cũng đã đến, nó sớm hơn tôi tưởng tưởn tượng rất nhiều. Tôi bấu chặt tay vào áo cô Thuý: không đâu! Mẹ cháu còn chờ cháu thi đại học. Mẹ cháu còn chờ cháu tốt nghiệp lấy băng giỏi về làm quà cho mẹ. Mẹ sẽ không sao! Nhất định mẹ cháu sẽ không sao!

Cô Thuý ôm chặt lấy tôi: Xuyến Chi, hãy nén đau thương. Mẹ cháu đã cố gắng hết sức rồi. Quãng đường còn lại cháu phải đi tiếp, phải dũng cảm đối mặt và thực hiện bằng được. Có như thế mẹ cháu mới yên lòng.

Bác Thành hét lên: cô im đi. Cô ấy chưa chết. Sao cô nói cái gì thế?

Có cô ý tá trong phòng đi ra nhìn bác Thành đáp: đã AIDS rồi còn cứu cái gì nữa mà tiếc! Lao phổi cũng đủ chết chứ huống chi là SIDA giai đoạn cuối.

Mắt bác trợn lên, mặt bác căng phừng phừng lửa giận: cô câm mồm. Cô nói nữa tôi gϊếŧ cô.

Cô Thuý vội vàng buông tôi ra chạy sang phía bác Thành: anh bình tĩnh đi.

Cô Thuý quay lại nói với cô y tá: cô làm y tá mà nói năng với người nhà bệnh nhân như vậy sao? Nếu hôm nay đổi vị trí người trong kia là người nhà của cô, cô có đành lòng hay không?

Cô y tá không nói gì cúi gằm mặt bỏ đi ngay lập tức. Cô Thuý nhỏ giọng khuyên bác Thành: em làm trong ngành nên em biết. Bệnh tình của chị ấy không cố được nữa anh. Theo em chúng ta đưa chị về nhà để chị thoải mái. Giờ cố đấm ăn xôi bám bệnh viện chị ấy cũng không qua nổi mà lỡ như chị mất thì phải đưa vào nhà xác, khi ấy thủ tục sẽ khó khăn và phức tạp lắm anh ạ. Anh nghe em đi.

Tôi hít một hơi thật sâu rồi bất ngờ lên tiếng: bác và cô cho mẹ cháu về. Cháu tin rằng mẹ cháu cũng muốn như thế. Mẹ cháu đau đớn cả đời rồi, bây giờ mẹ cũng sẽ muốn ở nhà chứ không muốn ở lại cái nơi lạ lẫm như thế.

🍀🍀🍀🍀

Xe bệnh viện đưa mẹ tôi về nhà. Cả xóm đổ dồn ra đường theo tiếng còi ầm ĩ của xe cấp cứu. Mẹ nằm im lặng, mắt trũng sâu nhắm nghiền....Tôi đau đớn cầm chai thuốc nhỏ mắt thì thầm với mẹ: con mua thuốc về cho mẹ rồi đây, mẹ hãy mở mắt ra đi. Con sẽ giúp mẹ nhỏ mắt. Mẹ nói mắt mẹ mờ cơ mà. Mẹ có nghe con nói hay không? Mẹ hãy nói gì với con đi mẹ. Mẹ hãy nói với con đi mẹ ơi! Con còn nhiều chuyện muốn kể cho mẹ nghe lắm! Hôm nay con làm bài kiểm tra tốt lắm mẹ ạ! Con nhất định sẽ mang điểm 10 về cho mẹ. Con sẽ cố gắng học thật tốt lấy giấy khen học sinh giỏi về cho mẹ nữa. Rồi con phải thi tốt nghiệp, con thi đại học. Con nhất định sẽ lấy được bằng giỏi về cho mẹ xem. Mẹ phải chờ con tới ngày con cầm bằng tốt nghiệp nhé. Hai mẹ con mình sẽ cùng đi du lịch khắp đó đây. Nơi nào mẹ muốn đi con nhất định sẽ đi cùng với mẹ. Mẹ hứa với con, mẹ hãy hứa sẽ cùng con đi tới ngày đó nghe mẹ. Mẹ hãy nói với con đi mẹ ơi!....

Ai nhìn cảnh ấy cũng không khỏi thương tâm. Mẹ tôi cứ nằm im như vậy. Mắt mẹ nhắm nhưng dòng nước mắt bỗng trào ra. Tôi biết, mẹ vẫn nghe thấy lời tôi nói. Rồi đột ngột, mẹ nấc lên mấy cái. Bác Thành đứng cạnh tôi hít một hơi dài rồi nói: Xuyến Chi, mẹ con đi rồi!

Tôi gào lên: mẹ ơi! Thế là mẹ nói dối con hay sao? Mẹ mau tỉnh dậy cho con! Con muốn nghe tiếng mẹ nói chuyện. Sao mẹ lại bỏ con mà đi như thế? Mẹ ơi! Mẹ ơi! Mẹ mau tỉnh lại cho con.

Tôi nhào vào ôm lấy mẹ nhưng bác Thành không cho. Bác quát: Con bình tĩnh lại đi. Mẹ con đi rồi!

Tôi nhìn bác rồi khép chặt mi mắt khẽ nói: Mẹ! Thế là con vĩnh viễn mất mẹ rồi mẹ ơi!

Dứt câu tôi cũng ngã quỵ xuống sàn!

Edit: Mị giản lược cho bớt tang thương ở những chap này. Buồn!

"Em chính là một khóm hoa dại

Nguyện vì anh mà mãi mãi nở bông!"

~~~~~~~~~~

Đây mới là ý nghĩa thực sự của "Hoa Dại" nha mọi người.

Mẹ Xuyến Chi mất mới chỉ là kết thúc một đời cơ cực của cô ấy. Tuy nhiên, nó lại mở ra một trang đời thực sự của Hoa dại- Xuyến Chi.

Sau cùng mị muốn mọi người cùng đón chờ xem bông hoa dại ấy đã ngoan cường thế nào hay cũng thuận theo số phận.