Chương 26: Kết bè đánh nhau
Cuộc đua bắt đầu, năm chiếc thuyền rồng hẹp dài giống như mũi tên nhọn, phóng qua vạch xuất phát làmột
sợi dây thừng màu đen vắt ngang mặt sông, mái chèo mở ra tựa như đôi cánh để chiếc thuyền bay lượn
trên
mặt nước.
trên
bờ, tiếng kèn, tiếng trống, tiếng chiêng vang lên
không
dứt.
Phụ nữ trẻ em, sĩ tử văn nhân, nhân dân trong huyện giống như những làn sóng tầng tầng lớp lớp nhào về hướng bờ sông để xem cho
rõ
hơn.
Tiếng hò hét cổ vũ vang tận mây xanh. Ngay cả người
đang
ngồi
trên
trúc lâu quan sát cuộc đua cũng có thể nghe được những tiếng gào thét đầy kích động.
Phó Quế
không
kiềm chế nổi liền đứng dậy, tựa người vào bệ cửa sổ, chỉ vào
một
chiếc thuyền rồng sơn son, "Nhìn kìa, đó là ngũ ca ca của tam phòng!"
Phó Vân
anh
nhìn theo đầu ngón tay đỏ rực của Phó Quế, thấy
một
chiếc thuyền rồng
đang
đội từng đợt sóng, phi nhanh như chớp về hướng trúc lâu bọn họ
đang
ngời. Thanh niên
trên
thuyền đều để lưng trần, mặc quần rộng màu trắng, eo đeo thắt lưng đỏ thẫm, cơ bắp cuồn cuộn, bóng loáng như bôi mỡ. Bọn họ chèo thuyền nhịp nhàng theo tiếng sống, tạo ra từng đợt sóng trắng xóa. Ánh mặt trời chiếu vào những giọt nước bắn lên
không
trung tạo thành
một
vầng sáng rực rỡ đủ màu.
Đây là lần đầu tiên nàng được xem đua thuyền rồng, Phó Nguyệt ngồi bên cạnh khe khẽ giảng giải cho nàng: "Phó gia chúng ta và Trịnh gia ở trấn Cam Tuyền là
một
thuyền, trong huyện
một
thuyền, Chu gia và Lý gia
một
thuyền, Dương gia, Tề gia, Quách gia chung nhau
một
thuyền, chiếc còn lại là từ nơi khác tới dự thi."
Năm chiếc thuyền rồng này hằng năm đều tham gia thi đấu, người
trên
thuyền đều là các dũng sĩ được tuyển chọn từ các dòng họ của địa phương, họ đều là những người thân thể cường tráng, khỏe như trâu mộng.
Phó Quế tới bên Phó Vân
anh, gật đầu cười
nói: "Nhiều năm rồi nhà chúng ta chưa giành chiến thắng, năm nay họ tộc nhất định phải gọi mấy người ngũ ca ca về. Mấy người ngũ ca ca hằng năm đều đưa thuyền
đi
buôn hàng, rất khỏe đó, nhất định
sẽ
đứng nhất cho xem."
Phó Vân
anh
nhướn mày liếc về phía Phó Vân Chương
đang
đứng trước cửa sổ. Dáng người y mảnh khảnh nhưng cao lớn,
không
biết người trong tộc có bao giờ nghĩ tới chuyện kéo y tham gia đua thuyền rồng hay
không. Người huyện Hoàng Châu mê tín, sao
không
nghĩ tới việc đưa y vào đội ngũ người thi đấu để “trừ” mấy đội khác như trừ tà nhỉ?
Hai búi tóc
nhỏ
trên
đầu nàng bỗng bị xoa
nhẹ, nàng vội vàng giơ tay lên giữ. Phó Vân Chương cúi đầu nhìn nàng, khóe miệng hơi cong lên, "Vui
không?"
Nàng chột dạ nhìn
đi
chỗ khác,
không
dám
nói
với y chuyện nàng
đang
tưởng tượng cảnh y đứng
trên
thuyền rồng múa may cổ vũ dũng sĩ chèo thuyền trong tộc họ. Như thế
thì
lại thành trò cười mất thôi. Cảnh thích hợp với y hẳn phải là đêm trăng dạo thuyền trong hồ,
một
ấm trà,
một
lò hương,
một
ván cờ tàn, y đắm chìm trong ánh trăng thanh lãnh, gió thổi quần áo phấp phới bay.
Bên tai lại truyền đến tiếng cười của Phó Quế: "Mau tới xem này, thuyền rồng nhà chúng ta sắp thắng rồi kìa!"
Thuyền rồng của Phó gia và Trịnh ra
đang
dẫn đầu, bỏ lại bốn chiếc thuyền rồng khác lại phía sau. Trong nhịp trống dồn dập, người dân bên bờ sông gào thét cổ vũ nhiệt liệt.
trên
lầu, Trần tri huyện
đã
mời Triệu sư gia đứng dậy, chuẩn bị trao giải cho đội được hạng nhất.
Phó Quế tươi cười, vỗ tay hô hoán: "Sắp cướp được cờ màu rồi kìa!"
Cờ màu treo
trên
một
gậy tre dài ngay trước trúc lâu, đội nào giật được cờ màu đầu tiên
thì
đội đó giành chiến thắng.
Tiếng hò hét, tiếng cổ vũ, tiếng cười vui, còn có cả những tiếng
thì
thào bất mãn của
một
vài người tạo nên
âm
thanh hỗn loạn nhưng phấn khích vang động.
Phó Quế
đã
sẵn sàng nhảy lên chúc mừng, bỗng tiếng hò hét tắt ngấm, từ mặt sông dội lại
một
tiếng ầm
thật
lớn.
Cả bờ sông ồ lên.
Hai chiếc thuyền rồng đâm vào nhau.
một
chiếc thuyền trong số đó
đã
nhếch đầu lên, đâm thẳng về hướng con thuyền
đang
sắp giành thắng lợi của Phó gia. Thuyền rồng của Phó gia bị đâm đến nghiêng
đi, người
trên
thuyền liên tiếp rơi xuống nước.
Ba chiếc thuyền rồng còn lại ngỡ ngàng trong chốc lát nhưng cũng vội vàng tận dụng thời cơ, tiến về phía trước.
Chiếc thuyền rồng trong huyện lướt qua chiếc thuyền
đã
bị lật của Phó gia, giật được cờ màu. Chiếc thuyền rồng vốn tưởng sắp giành chiến thắng của Phó gia đột nhiên bị đâm đến mức bị lật nghiêng, người dân
trên
bờ đứng hồi lâu vẫn chưa thoát khỏi
sự
bàng hoàng. Tới tận khi Trần tri huyện xuất
hiện
bên ngoài trúc lâu, mấy tên tiểu lại cao giọng thông báo thuyền giành chiến thắng hôm nay là thuyền rồng trong huyện, khán giả hai bên bờ sông mới nhớ ra cần phải vỗ tay hoan hô.
Đương nhiên, rất nhiều người trong số họ
đã
mặt đỏ tía tai, lớn tiếng chửi mắng chiếc thuyền rồng của Chu gia và Lý gia vì
đã
đâm lật thuyền của Phó gia. Đủ các loại lời lẽ tục tĩu dơ bẩn đều văng ra, phụ nữ ngồi
trên
trúc lâu vội vàng che tai con
gái
mình lại.
Phó Quế tức giận đến mức kéo tay áo lên, hận
không
thể nhảy xuống đẩy hết người Chu gia và Lý gia xuống sông, "Lũ người Chu gia đê tiện! Nhất định là người Chu gia mà!"
Phó Vân Chương nhíu chặt mày lại, dặn dò Phó Vân
anh, Phó Nguyệt và Phó Quế, "Các muội ở lại đây, đừng
đi
lung tung." Dứt lời, y vội vã
đi
lên lầu
trên.
trên
trúc lâu, Trần tri huyện
đang
xấu hổ, Triệu sư gia lần này tới huyện Hoàng Châu thăm bạn, ông ta phí bao nhiêu công sức mới mời được người ta tới bờ sông xem đua thuyền rồng,
không
nghĩ lại thành ra thế này.
Trái lại, Triệu sư gia lại cảm thấy thú vị, vuốt râu cười ha ha nỏi: "Trước đây từng nghe người ta
nói
nhân dân quý huyện hoạt bát, chất phác hồn nhiên, quả nhiên là như thế!"
Trần tri huyện còn có thể
nói
gì đây? Đành phải cố giương ra
một
gương mặt cười, hùa theo: "Khiến Triệu sư gia chê cười rồi."
Đám tiểu lại chèo thuyền ra cứu những người rơi xuống nước lên. Người Phó gia và Trịnh gia thấy chiến thắng
đã
gần ngay trước mắt bỗng lại bị Chu gia, Lý gia đánh lén, lỡ mất thời cơ đoạt được cờ màu nên đương nhiên nào chịu buông tha cho người Chu gia và Lý gia, bơi tới trước bên rồng của bọn họ, hợp sức đẩy lật thuyền rồng nhà bọn họ luôn!
"Bùm bùm", người rơi xuống nước ngày càng nhiều, đám đàn ông rơi xuống nước rồi lại tiếp tục đánh nhau, đám tiểu lại muốn kéo họ ra nhưng họ
đang
ở dưới nước, kéo ra thế nào được?
trên
bờ, những người đến xem thi đấu cũng bị kích động, cởϊ áσ tháo giày, nhảy xuống sông giúp nhà mình đánh nhau.
một
trận hỗn chiến. Người
trên
bờ căn bản
không
biết nhà ai
đang
chiếm thế thượng phong, từ
trên
nhìn xuống chỉ thấy cuồn cuộn sóng nước, mấy chục gần trăm người
đang
đánh nhau dưới nước, tiếng chửi bới vang lên ào ào, át cả tiếng chiêng trống, thanh la
trên
bờ.
Làm Phó Vân
anh
sửng sốt hơn nữa là cảnh đám phụ nữ bên bờ sông nhìn thấy chồng con,
anh
em nhà mình đánh nhau hăng là thế cũng nhảy vào đấu võ mồm với nhau, cuối cùng
không
hiểu xô đẩy thế nào mà cũng đánh nhau luôn. Ngươi giật tóc ta, ta kéo khuyên tai ngươi, tiếng thét, tiếng chửi còn chói tai hơn cánh đàn ông.
Nàng nhìn xung quanh, dưới sông, bờ sông,
trên
trúc lâu, cả trai lẫn
gái, già trẻ lớn bé... người đánh nhau, người đứng xem, người cổ vũ, thậm chí có mấy thím lớn tuổi còn nhận nhiệm vụ chạy theo mấy người phụ nữ trẻ hơn để nhặt trang sức họ đánh rơi, người nào việc nấy, vô cùng náo nhiệt.
thật
ra... đây là lần đầu tiên nàng nhìn thấy nhiều người như vậy chia phe chia phái ra đánh nhau...
thật
hoành tráng!
Trong gió truyền lại tiếng cười của Triệu sư gia: "Hôm nay
thật
đã
làm lệnh mỗ được mở rộng tầm mắt, mở rộng tầm mắt rồi!"
Trần tri huyện giận tái mặt.
Phó Nguyệt hay lo lắng, đứng tựa vào cửa sổ ưu tư nhìn xung quanh, "Cha tỷ liệu có ở trong đám người kia
không? Nếu bị thương
thì
làm thế nào bây giờ?"
Phó Vân
anh
trấn an: "Tứ thúc còn phải bảo vệ nãi nãi bên kia,
sẽ
không
kích động như mấy người ngũ ca đâu."
Nàng vừa dứt lời,
một
bà tử đầu tóc rối bời
đã
trèo lên trúc lâu, luôn miệng gào thét chửi bới toàn từ ngữ thô tục nhưng vừa nhìn thấy các vị tiểu thư
thì
vội ngừng chửi, "Tứ lão gia sợ các tiểu thư lo lắng, sai nô tì qua đây
nói
với các tiểu thư
một
tiếng. Các tiểu thư cứ theo sát nhị thiếu gia bên này, chưa cần trở về nhà vội, đợi đám người dưới kia tản ra rồi về sau cũng được."
nói
xong lời này, bà ta cũng chậm rãi lui ra ngoài nhã gia. Nhưng rồi lại xét thấy các vị tiểu thư cũng
không
cần mình, bà ta lập tức cúi xuống cởi giày, xông vào giữa mấy thím lớn tuổi
đang
đánh nhau bất phân thắng bại, "Cái lũ vô liêm sỉ này! Hôm nay ta phải cho các ngươi biết chúng ta Phó gia ghê gớm thế nào!"
Nghe thấy bà tử bắt đầu chửi bởi, Phó Vân
anh...
Nàng thậm chí nghi ngờ
không
biết có phải Phó tứ lão gia
đã
sai hết đám người hầu kẻ hạ trong nhà ra đánh nhau rồi
không.
Phó Quế tựa vào cửa sổ, chỉ về phía người Chu gia
đang
ngụp lặn trong nước khẽ mắng, Phó Quế sốt sắng như vậy, dường như
đã
rất muốn xuống lầu so cao thấp
một
phen với người Chu gia rồi.
Phó Nguyệt vẫn lo âu sốt ruột,
đi
đi
lại lại trước bình phong.
một
hội đua thuyền rồng cuối cùng kết thúc bằng cảnh ẩu đả như thế.
Đợi Triệu sư gia được người hầu Triệu gia đỡ xuống lầu, Trần tri huyện mới tức giận phừng phừng bỏ
đi.
Đám tiểu lại bất lực,
không
khuyên cản nổi mấy họ lớn trong vùng ngừng đánh nhau, cũng
không
thể bắt bọn họ tới huyện nha. Người quá nhiều, bắt
không
hết, đành phải chèo thuyền qua qua lại lại cứu những người lại vừa bị ném xuống nước.
Phó Vân Chương nhanh chóng trở lại đưa Phó Vân
anh, Phó Nguyệt và Phó Quế về nhà. Địa vị của y ở Phó gia hết sức quan trọng, đa số người Phó gia đều nghe lời y, nhìn thấy y mặt mày cau có,
không
cần y lên tiếng, đám người Phó gia cũng tự tan. Mấy họ khác vẫn
đang
đánh nhau,
không
dứt ra được.
Vừa ra khỏi trúc lâu,
một
tiểu nương tử dáng người mặc áo hồng thêu hoa đỗ quyên
đã
nhào tới,
trên
mặt đầy nước mắt, "Nhị ca ca!"
Bước chân Phó Vân Chương khựng lại.
Phó Vân
anh
thấy tiểu nương tử kia khóc lóc thảm thiết, người run rẩy, dường như là
đang
cực kỳ sợ hãi nhưng tầm mắt lại cực kỳ chuẩn, trái
không
ngã, phải
không
ngã, lại ngã đúng về hướng Phó Vân Chương
thì
mày hơi nhíu lại, bước
một
bước dài, chắn trước người Phó Vân Chương, đỡ được tiểu nương tử kia, lạnh nhạt
nói: "Tỷ tỷ cẩn thận."
Phó Vân Chương ngạc nhiên nhìn nàng
một
cái, đáy mắt
hiện
lên ý cười.
Tiểu nương tử
đang
khóc sướt mướt nọ nào nghĩ đến nửa đường lại có
một
cô
bé sắc mặt lãnh đạm nhảy ra như thế, hơi sửng sốt.
cô
bé này là ai? Sao lại từ nhã gian của nhị ca ca
đi
ra? Hôm nay Phó Dung
không
đi
xem đua thuyền rồng cơ mà?
Phó Quế vòng từ sau lưng Phó Vân
anh
lại, kéo tay tiểu nương tử, "Tô tỷ tỷ, sao tỷ lại ở đây?"
Tô tiểu nương tử giờ mới bình tĩnh lại, cúi đầu lau nước mắt, nhìn rất đáng thương, "Khắp nơi toàn người là người, tỷ với Tô Đồng bị lạc nhau."
Phó Quế nháy mắt với Phó Vân
anh
một
cái, cười
nói
với Tô tiểu nương tử: "Bên ngoài rối loại, tỷ
đi
cùng với bọn muội nhé." Rồi
không
cho đối phương cơ hội từ chối, tiến lên ôm cánh tay Tô tiểu nương tử, kéo nàng ta theo rồi đỡ nàng ta lên xe ngựa.
Phó Vân
anh
vẫy tay, "Nhị ca,
không
cần cảm tạ."
Phó Vân Chương lắc đầu bật cười, xoa đầu nàng, "Được, về thôi."
oOo
Phó tứ lão gia vừa mới đưa Đại Ngô thị, Lư thị và Hàn thị về đến nhà,
đang
định trở lại bờ sông đó con
gái
và các cháu
thì
đã
nhìn thấy Phó Vân Chương đích thân đưa mấy chị em về nhà, cảm ơn rối rít.
Phó Vân Chương cũng khách khí vài câu với Phó tứ lão gia vài câu, thấy mấy người Phó Vân
anh
vào nhà rồi cũng xin phép ra về.
Phó Vân
anh
nhắc nhở Phó tứ lão gia, "Tứ thúc nhớ sai người đưa Tô tỷ tỷ về nhà."
Phó tứ lão gia đồng ý ngay, Tô tiểu nương tử nhìn bóng dáng Phó Vân Chương
đang
vội vàng rời
đi
mà tràn đầy thất vọng.
Trở lại trong viện, Phó Quế bật cười, cầm tay Phó Vân
anh, "anh
tỷ nhi, muội lúc nãy phản ứng
rõ
là nhanh."
Phó Vân
anh
bình tĩnh, "Vẫn kém tỷ tỷ."
Phó Quế cười nhạo, hất cằm lên, "Nhị thiếu gia là người có tiền đồ nhất trong hàng chữ Vân của Phó gia chúng ta, sau này còn phải thi tiến sỹ, cưới thiên kim tiểu thư nhà quan, Diệu tỷ nhi Tô gia kia làm sao xứng đôi với Nhị thiếu gia cho được chứ!"
Phó Nguyệt bên cạnh hơi nhíu mày, "Quế tỷ nhi, muội đừng
nói
người ta như thế, Tô tỷ tỷ cũng đáng thương..."
Phó Quế trừng mắt, kéo Phó Vân
anh
sang
một
bên, tiếp tục buôn chuyện với nàng, "Diệu tỷ nhi Tô gia kia mơ ước viển vông, Tô Đồng đính hôn với Phó Dung xong, nàng ta còn lén
nói
với nha hoàn rằng hai nhà quan hệ tốt như thế, hẳn là nên thân càng thêm thân, mong muốn hai chị em họ, Tô Đồng cưới Phó gia tiểu thư, nàng ta gả cho Phó gia thiếu gia...
nói
còn hay hơn hát, sao
không
nghĩ xem đến tiểu thư nhà tri huyện lão gia còn chẳng lọt được vào mắt xanh của nhị thiếu gia, làm sao đến lượt nàng ta!"
Con
gái
lớn của Tô nương tử, Tô đại tỷ là con dâu cả của Phó tam lão gia. Sau này, con trai Phó tam lão gia bệnh nặng qua đời, Tô đại tỷ ở lại Phó gia thủ tiết. Khi đó Tô lão gia lại cũng bị bệnh qua đời, để lại Tô nương tử và hai đứa con,
một
trai
một
gái, lâm vào cảnh
cô
nhi quả phụ nên bị nhiều người chèn ép. Phó tam lão gia là người trượng nghĩa, đón Tô nương tử và Diệu tỷ nhi, Tô Đồng về đoàn tụ với Tô đại tỷ. Từ đó, Diệu tỷ nhi và Tô Đồng cũng được Phó gia nuôi dưỡng. Sau này, Tô đại tỷ cũng bị bệnh rời xa nhân thế, Phó tam lão gia cũng
không
nỡ đuổi mấy mẹ con Tô nương tử
đi. Tô nương tử biết ơn Phó gia
không
để đâu cho hết, nhiều lần công khai
nói
trước mặt mọi người rằng con trai bà
sẽ
chỉ cưới Phó gia tiểu thư còn con
gái
cũng
sẽ
làm con dâu Phó gia.
Giờ Tô Đồng và Phó Dung
đã
đính thân, chuyện hôn nhân của Diệu tỷ nhi Tô gia lại vẫn chưa quyết định, ngũ thiếu gia của tam phòng từng muốn cầu hôn nhưng lại nghe
nói
nàng ta có ý với Phó Vân Chương nên cũng
không
dám đánh tiếng nữa.
Phó Vân
anh
từng sống ở kinh sư nhiều năm, mỗi lần có kết quả thi hội, bảng vàng
đã
đề tên xong, trong thành chắc chắn
sẽ
có
một
cơn sốt khiến người người hứng khởi: mọi người đua nhau cưới gả. Chờ cơn sốt qua
đi, những người vợ tào khang của mấy tân tiến sỹ đó mới lên tới kinh thành, làm ầm lên
một
trận, những chuyện kiểu vì kết thân với nhà quyền quý mà vứt bỏ vợ con cũng chẳng phải là chuyện mới nữa.
Phó Vân Chương còn trẻ, tư dung xuất chúng, nếu vào kinh dự thi,
một
khi có tên
trên
bảng vàng, những người ở kinh sư vẫn chờ đợi kết quả yết bảng để chọn rể kia chắc chắn
sẽ
đua nhau cầu thân với y. Dù là xét về gia cảnh hay xét về quan hệ, cưới người ở kinh sư làm vợ vẫn
sẽ
có ích cho Phó Vân Chương hơn là cưới người ở huyện Hoàng Châu nhiều. Trần lão thái thái
không
cho y thành thân sớm quả là việc làm sáng suốt.
Phó Quế còn
đang
oán giận Diệu tỷ nhi Tô gia
không
biết điều, "Tỷ theo Tô nương tử học thêu thùa, Tô nương tử là người tốt,
không
bao giờ mắng bọn tỷ, Tô Đồng cũng tốt, rất thân thiện. Diệu tỷ nhi
thì
khác, nhìn yếu đuối thế thôi mà tính toán ghê lắm, nàng ta toàn
đi
với Phó Dung, bắt nạt bọn tỷ thôi.
anh
tỷ nhi, lần tới mà gặp Diệu tỷ nhi ấy, muội phải cảnh giác chút, đừng để nàng ta lừa, muội là học sinh của nhị thiếu gia, Diệu tỷ nhi có khi còn phải lấy lòng muội giống như lấy lòng Phó Dung cũng nên."
Nàng lại liếc nhìn Phó Nguyệt
đang
đứng gần đó,
thì
thầm: "Nguyệt tỷ nhi vẫn cứ cho nàng ta là người tốt, đúng là chỉ biết nghĩ cho người ngoài, nhiều lần tỷ ấy còn bênh Diệu tỷ nhi nữa!"
Phó Vân
anh
cười cười
không
nói
lời nào. Phó Quế bình thường rất hoạt bát, vui vẻ nhưng lại rất lãnh đạm với Phó Nguyệt, chỉ thích chỉ ra cái sai của Phó Nguyệt. Phó Nguyệt là người mềm yếu,
không
thích tranh giành với ai, đương nhiên
sẽ
thích những người dịu dàng dễ gần như Diệu tỷ nhi Tô gia.
Mấy chị em cuối cùng cũng tách nhau ra, ai về viện người đó. Khi Phó Vân
anh
trở lại Đan Ánh Sơn Quán, Hàn thị
đã
kéo nàng lại sờ soạng khắp nơi xem nàng có bị va đập vào đâu
không, cuối cùng cười lớn: "Bọn họ đua thuyền rồng đến đánh nhau luôn! Ai, nếu
không
phải bà nội con còn ngồi đó, mẹ cũng muốn nhảy xuống đánh cho mấy người đàn bà đanh đá chanh chua đó
một
trận tơi bời hoa lá!"
Hồi còn ở Cam Châu, Hàn thị chính là người đanh đá nhất, chanh chua nhất, đánh nhau giỏi nhất. Ai dám bắt nạt bà, bà
sẽ
vác xẻng lên đánh cho đối phương sưng đầu.
Hai mẹ con uống trà cho bình tĩnh lại rồi ngồi bên cửa sổ làm khăn lưới. Phó Vân
anh
báo thu nhập hằng tháng cho Hàn thị, Hàn thị vui lắm, làm khăn lưới cũng nhanh tay hơn.
một
lát sau, nha hoàn Phu nhi của Đại Ngô thị sang gọi nàng: "Ngũ tiểu thư, lão thái thái cho mời tiểu thư qua
nói
chuyện."
Hàn thị nhìn ra hỏi Phu Nhi, "Có chuyện gì vậy?"
Phu Nhi đáp: "Nô tì
không
biết, lão thái thái muốn tìm ngũ tiểu thư
nói
mấy câu."
Phó Vân
anh
đặt dây nhung
trên
tay xuống, sửa soạn lại váy áo cho thẳng thớm rồi trấn an Hàn thị, "không
sao đâu mẹ, chắc bà nội sợ hôm nay con bị sợ hãi thôi."
Nàng theo Phu Nhi tới chính viện, Lư thị, Phó Quế, Phó Nguyệt đều
đang
ở trong phòng, sắc mặt Đại Ngô thị
không
được tốt lắm, vừa nhìn thấy nàng
đã
đánh phủ đầu: "Triệu sư gia muốn ngươi bái ông ấy làm thầy, ngươi
không
đồng ý phải
không?"
Phó Vân
anh
bình tĩnh đáp lời, "Vâng ạ."
Mặt Lư thị biến sắc, mặt Phó Quế cũng tỏ vẻ kì quái, Đại Ngô thị đập mạnh
trên
sập
một
cái, "Cái đồ
không
có tiền đồ này! Ngươi biết Triệu sư gia là ai
không? Là thầy dạy của các lão phu nhân! Người thường như chúng ta
thì
đến cửa Triệu gia nhà người ta cũng
không
bước vào được! Ngươi
thì
sao, trước mặt bao nhiêu người trong huyện mà còn dám làm mất mặt Triệu sư gia!"
Nàng chỉ thẳng vào Phó Vân
anh, lạnh lùng
nói: "Ta
sẽ
sai người chuẩn bị lễ vật, ngươi mang
đi
xin lỗi Triệu sư gia!"
Phó Vân
anh
nghĩ ngợi
một
lát, nếu bây giờ nàng đối đầu chính diện với Đại Ngô thị
thì
càng to chuyện, thế
thì
không
tốt... Nhưng mà trong mắt Đại Ngô thị, lâu nay nàng
đã
là
một
đứa cháu
gái
phản nghịch rồi, giờ tại sao lại phải thỏa hiệp? Dù nàng có cố gắng thế nào
đi
chăng nữa cũng chẳng thể thay đổi cách nhìn nhận của Đại Ngô thị về nàng. Phó Nguyệt và Phó Quế ban đầu căn bản cũng
không
hiểu những hành động khác người của nàng nhưng bọn họ đều còn
nhỏ, chỉ là nghi hoặc, là khó hiểu chứ cũng
không
có ác ý gì. Đại Ngô thị
thì
thật
sự
ghét nàng.
Nàng uyển chuyện: "Nãi nãi
nói
đúng ạ, là do con lỗ mãng, đợi tứ thúc về, con
sẽ
tới xin lỗi tứ thúc."
Phó Vân Khải và Phó Vân Thái còn chưa về nhà, Phó tứ lão gia
đã
ra ngoài tìm người. Đại Ngô thị
không
hiểu
ẩn
ý trong lời
nói
của Phó Vân
anh, cho là nàng khuất phục, hừ
nhẹ
một
tiếng, chì chiết: "Cha ngươi chết sớm, tứ thúc, tứ thẩm của ngươi thấy ngươi đáng thương,
không
nỡ quản giáo ngươi, để cho ngươi muốn gió được gió, muốn mưa được mưa, ta thấy lão tứ chiều ngươi quá rồi!"
Phó Nguyệt sợ tới mức run rẩy, Phó Quế cắn chặt môi, nhìn Phó Vân
anh
lo lắng.
Lư thị sợ Phó Vân
anh
đau lòng, cố gắng cười cười,
đang
định
nói
gì xoa dịu, Phó Vân
anh
đã
khẽ mỉm cười, "Nãi nãi
nói
đúng ạ, tứ thúc đúng là rất thương con."
Nàng
nói, mặt vẫn tỉnh bơ,
không
có chút gì gọi là xấu hổ.
Lư thị sửng sốt.
Đại Ngô thị cũng ngẩn ra, há miệng mà
không
biết phải
nói
gì tiếp.
Lúc này, tiếng bước chân bên ngoài bỗng dồn dập truyền đến, tiếng người
nói
ồn ào cũng nổi lên.
Lư thị nhíu mày
đi
ra ngoài, "Có chuyện gì mà loạn lên thế?"
Vương thúc lau mồ hôi, "Thái thái,
không
hay rồi, Tô thiếu gia bị thương!"
Phó gia chỉ có
một
Tô thiếu gia, đó chính là Tô Đồng. Nhưng mà Tô Đồng bị thương
thì
liên quan gì đến bọn họ? Nếu có sốt ruột
thì
cũng phải là Tô nương tử với Phó Dung của đại phòng mới phải chứ?
Lư thị rảo bước ra ngoài
đã
thấy mấy gã sau vặt
đang
nâng
một
cái cáng
đi
vào chính đường.
trên
cáng là
một
thiếu niên mặt vàng như nến, đầu đầy mồ hôi, Phó Vân Thái và Phó Vân Khải
đang
nắm chặt tay
hắn, vừa
đi
vừa nức nở, hai
anh
em hồn xiêu phách lạc, nước mắt ầng ậc tuôn mãi
không
dứt.
Vương thúc thở dài kể
rõ
ngọn nguồn: Phó Vân Thái và Phó Vân Khải trốn ra ngoài chơi, lại gặp phải đám người Chu gia, hai bên xích mích suýt nữa đánh nhau nhưng lại có người khác khuyên ngăn. Vốn tưởng
sẽ
chẳng có việc gì, sau lại xảy ra chuyện thuyền rồng của Chu gia đâm lật thuyền rồng của Phó gia, Phó Vân Khải và Chu gia thiếu gia lại đυ.ng phải nhau lần nữa, lúc này thù mới hận cũ mới bừng bừng nổi lên, hai bên lao vào đánh nhau.
Phó Vân Khải và Phó Vân Thái trốn Lư thị chạy ra ngoài nên chỉ mang theo hai gã sai vặt, làm sao so lại được bên Chu gia thiếu gia người đông thế mạnh, bị người Chu gia đè ra đất đánh
một
trận.
Khi đó, Tô Đồng
đi
ngang qua, vì cứu Phó Vân Khải và Phó Vân Thái nên bị người Chu gia đánh chảy máu đầu, gãy cả tay.
Người Chu gia vốn
không
nhận ra Tô Đồng, tới khi gã sai vặt của Tô gia bù lu bù loa lên
nói
Tô Đồng sắp tham gia viện thí
thì
mới biết lần này mình
đã
gây ra họa lớn, lập tức đào tẩu.
Lư thị tức giận, nếu người bị thương là Phó Vân Khải hoặc Phó Vân Thái
thì
thực ra cũng
không
có gì, trẻ con nghịch ngợm, bị kích động
một
chút, gây chuyện cũng là bình thường, nhưng mà Tô Đồng lại sắp thi tú tài!
Người ta vừa mới thi đỗ huyện thí và phủ thí, nhị thiếu gia
nói
hắn
nhất định có thể thi đỗ tú tài!
Thế này
thì
nhà bọn họ biết ăn
nói
với Tô nương tử và Trần lão thái thái thế nào đây!
Lư thị cuống quýt: "Mau
đi
mời thầy thuốc, mời thầy bấm huyệt, mời thầy xoa bóp, ai cũng được, chỉ cần là người biết cách trị thương, mời hết về đây!"
Rồi gọi người mau
đi
tìm Phó tứ lão gia, giục ông về nhà.
Thầy thuốc vội vàng tới Phó gia, chưa kịp thở
đã
bị Vương thúc giục giã mau mau đến chính đường xem vết thương cho Tô Đồng. Ông ta cắt trường bào
trên
người Tô Đồng ra, nhìn vết thương rồi
nói, "Ít nhất phải dưỡng thương
một
tháng."
Mặt Lư thị tái mét.
Phó Vân Thái và Phó Vân Khải lại khóc nấc lên, nhưng Tô Đồng vẫn bình tĩnh, an ủi hai người, "không
sao, chỉ là vết thương
nhỏ. Viện thí sau này thi cũng được."
hắn
càng biết thông cảm, Lư thị càng áy náy trong lòng. Đầu tiên, bà dặn dò người dưới nâng Tô Đồng vào phòng để thầy thuốc chẩn trị cho kỹ càng. Sau đó, bà phái người
đi
mời Tô nương tử tới.
Trong chính viện, lão thái thái Đại Ngô thị nghe Phu Nhi
nói
chuyện Tô Đồng bị thương, mặt cũng biến sắc, ưu sầu
nói: "Giờ phải làm sao đây? Người ta sắp thi tú tài..."
Loảng xoảng máy tiếng, ly trà rơi xuống đất. Phó Nguyệt tay chân luống cuống, vội vàng đứng lên giũ lá trà bị bắn vào váy xuống, mặt đỏ bừng.
Phó Quế liếc nàng
một
cái, khẽ nhíu mày.
Bị chuyện này cắt ngang, Đại Ngô thị
không
còn hứng thú răn dạy Phó Vân
anh, xua tay ra hiệu cho nàng trở về phòng.
Phó Vân
anh
cáo lui
đi
ra ngoài,
đi
tới hành lang bên ngoài,
đã
có người vội vàng đuổi theo, đặt tay lên bả vai nàng, "anh
tỷ nhi, muội đừng giận, nãi nãi cũng muốn tốt cho muội thôi."
Phó Quế thở hổn hển, nhét
một
nắm kẹo đậu phộng và kẹo đường vào tay Phó Vân
anh. Mỗi khi muốn người khác nghe lời mình, Phó Quế vẫn thích dùng mấy thứ đồ ăn đồ chơi dỗ dành họ, với nha hoàn là thế, với Phó Vân
anh
cũng là vậy.
Phó Vân
anh
cười cười,
nhẹ
nhàng trả lại cho Phó Quế, "Tứ tỷ giữ lấy mà ăn."
Phó Quế ngập ngừng, "anh
tỷ nhi... Đáng lẽ ra muội phải bái Triệu sư gia làm thầy mới phải, muội còn
nhỏ,
không
hiểu được ông ta lợi hại thế nào đâu, bái ông ta làm thầy rồi người trong nhà cũng
sẽ
đối xử tốt với muội hơn."
Phó Quế ấm ức. Phó Nguyệt là con
gái
của tứ thúc, sau này thể nào cũng
sẽ
có rất nhiều đồ cưới, vậy mà tính tình lại yếu đuối, thế
thì
làm sao có thể gả tới nhà giàu được! Nếu Phó Quế nàng có
một
người cha bản lĩnh như ông, đừng
nói
là nhà tri huyện, có khi nhà tri phủ nàng cũng có thể gả tới được ấy chứ! Còn ngũ muội muội nữa,
không
chỉ nhị thiếu gia muốn làm thầy dạy cho muội ấy, đến Triệu sư gia cũng muốn muội ấy bái ông ta làm thầy, vậy mà chẳng hiểu muội ấy suy nghĩ cái gì, từ chối thẳng thừng luôn! Đúng là bỏ lớn lấy
nhỏ!
Phó Quế ghen tỵ đỏ cả mắt, nếu như nàng có thể bái Triệu sư gia làm thầy, nàng căn bản
không
cần lo sau này
không
tìm được người tốt để gả nữa!
Ông trời
thật
không
công bằng mà! Phó Quế chua xót nhưng vẫn cố gắng ép
sự
ghen tỵ
đang
quay cuồng trong lòng xuống, khuyên nhủ: "anh
tỷ nhi, lần tới nếu lại có chuyện tốt như thế, muội phải hỏi tứ thúc hoặc tứ thẩm trước rồi mới được quyết định, đừng để đắc tội với người ta, muội hiểu
không?"
Phó Vân
anh
không
nói
gì, chỉ gật đầu. Thực ra Phó Quế cũng
không
có ác ý gì hết, nàng cứ gật đầu, coi như dỗ dành người chị
nhỏ
này
đi.