Sủng Tỳ Khó Trốn

Chương 21

Đầu xuân sang hạ dễ phát sinh nhiều thiên tai. Từ tháng ba các nơi bắt đầu xuất hiện hạn hán, đặc biệt là vùng Quan Trung và các tỉnh Sơn Đông, Hà Bắc.

Thêm nạn châu chấu phá hoại mùa màng, dân chúng dồn dập kéo đến Trường An, Lạc Dương tìm nơi trú ngụ. Nhiều người chết đói, thiếu ăn, tình hình thiên tai đã cấp bách không thể chậm trễ.

Trước đó, Thánh thượng đã hạ lệnh mở kho phát lương thực, miễn thuế, đồng thời rút một khoản lớn từ quốc khố để vận chuyển đến các vùng bị ảnh hưởng nặng nề. Nhưng không ngờ các quan lại địa phương thông đồng với triều đình tham ô, số lương thực và bạc cứu trợ sau khi bị tham ô chỉ còn lại một phần mười.

Việc này do một huyện lệnh của Vĩnh Châu bí mật vào kinh tấu trình. Thánh thượng xem xong thì nổi giận, phái quan an phủ mới đến Vĩnh Châu điều tra lại vụ tham ô cứu trợ của Tri huyện Vĩnh Châu và Hộ bộ Thị lang Lý Quản.

Triều đình trở nên xôn xao, nhưng Dạ Lộ Các vẫn giữ được vẻ yên bình tĩnh lặng.

Hôm nay, Vệ Hiền không phải vào chiều. Nữ nhi mà Vương gia cưng chiều nhất, A Loan, cứ quấn lấy Vệ Hiền không rời. Nhất định bắt hắn phải hứa cho mình và cháu gái nhỏ của Công chúa Đoan Dương, Nguyệt Nương, cùng đi phát cháo từ thiện.

"Đại ca, phụ vương rất nghe lời huynh, chỉ cần huynh nói giúp phụ vương nhất định sẽ đồng ý. Đại ca, xin huynh đó!"

Cô bé năm nay mới tám tuổi, là con của Trắc phi Phùng thị. Vương gia đã từng có một trưởng nữ với tiên Vương phi nhưng không may qua đời trước khi đầy tháng. Vì vậy Vương gia rất cưng chiều tiểu nữ nhi này, coi nàng như viên ngọc quý trong lòng. Cả ba người nam nhi trong nhà, kể cả Vệ Liên người ít nghiêm túc nhất, cũng luôn nhường nhịn nàng.

Đáng tiếc đối phương là đại ca Vệ Hiền, người luôn nghiêm khắc và lạnh lùng. Dù cô bé có năn nỉ thế nào Thế tử cũng không mủi lòng, thậm chí còn ra lệnh cho Cát Tường đưa nàng về.

Sau khi không thuyết phục được phụ thân và đại ca, buổi chiều A Loan liền tìm đến người cứu trợ là cô mẫu, Trưởng công chúa Đoan Dương.

Trưởng công chúa Đoan Dương là biểu tỷ của Vương gia và Thánh thượng, tuy không cùng mẫu thân sinh ra nhưng mối quan hệ giữa bà và hai bào đệ khá hòa thuận. Bà sớm trở thành góa phụ, nhi tử và tức phụ (con dâu) đều mất sớm vì bệnh tật, dưới gối chỉ còn một cháu gái nhỏ tên Nguyệt Nương, có quan hệ rất tốt với A Loan.

Những năm gần đây, Vương gia ít quan tâm đến chính sự, hầu hết mọi việc trong phủ đều do trưởng tử quản lý. Trưởng công chúa Đoan Dương không nỡ từ chối lời cầu xin của cháu gái nhỏ nên đích thân đến tìm cháu trai Vệ Hiền để cầu tình.

"Gần đây, nạn đói ở Quan Trung rất nghiêm trọng, hậu cung và các phu nhân trong các vương phủ đều học theo triều trước, góp tiền cứu trợ, thậm chí có quý nữ còn dựng lều phát cháo ở các huyện lân cận. Việc phát cháo tuy nhỏ nhưng tấm lòng lại lớn. Tuy tuổi của Nguyệt Nương và A Loan còn nhỏ, nhưng tấm lòng chân thành này thực sự đáng cảm động. Nếu vì a di mà con có thể cho A Loan đi thì thật tốt quá!"

Trước sự cầu tình của bậc trưởng bối, Vệ Hiền không thể từ chối, liếc nhìn hai tiểu cô nương đang thấp thỏm mong đợi, cuối cùng cũng gật đầu đồng ý.

Tuy nhiên, hai tiểu cô nương, một bảy tuổi, một tám tuổi lại còn quá nhỏ. Vệ Hiền trước đây không yên tâm cũng vì biết rằng những người dân lưu lạc tuy trông đáng thương nhưng thực ra không yếu đuối như bề ngoài. Khi tranh giành đồ ăn có lúc ngay cả lính canh cũng không giữ được họ.

Đã được cô mẫu đích thân thuyết phục, hắn chỉ có thể cử thêm người đi theo bảo vệ hai tiểu muội.

"Để Lan Huệ đi cùng nàng và Nguyệt Nương đến ngoại ô phía Tây, không được để các nàng chạy lung tung."

Thẩm Y Y đứng bên cạnh nhìn thấy A Loan reo vui một tiếng, kéo tay Nguyệt Nương chạy ra ngoài.

Tối đến, nàng mang chậu nước ấm vào phòng, trong lòng không khỏi hồi hộp.

Nàng… cũng muốn xin đi cùng Lan Huệ và A Loan tiểu thư đến huyện Vạn Niên ở phía Tây để phát cháo, không biết Thế tử có đồng ý không?

Trước đây, biểu ca của nàng đến Trường An một năm trước kỳ thi mùa xuân để ôn luyện, hai người thậm chí đã đón Tết trên đường đi. Là vị hôn thê của hắn, Thẩm Y Y vốn định ở lại quê nhà Tô Châu chăm sóc a di (dì) già yếu, nhưng a di kiên quyết muốn nàng theo biểu ca. Để trên đường hai người có thể chăm sóc lẫn nhau, tiện thể mở mang kiến thức.

Giá cả ở Trường An cao, hai người họ túng thiếu phải thuê một căn nhà ở huyện Vạn Niên, cách Trường An khá xa.

Nàng vẫn nhớ rõ hôm đó mình đang giặt đồ trong sân, chờ biểu ca về để cùng ăn cơm, nhưng bất ngờ bị người từ phía sau đánh ngất không kịp đề phòng. Khi tỉnh lại, nàng đã bị trói hai tay chân và bán cho Hoàng Đại Lang.

Nàng từng nhờ Hàn Vĩnh dò hỏi tin tức về biểu ca, Hàn Vĩnh nói rằng ngôi nhà đó đã không còn ai ở.

Biểu ca sẽ đi đâu? Huynh ấy phải tham gia kỳ thi mùa xuân năm sau, không thể rời khỏi Trường An. Nếu nàng có thể đến Vạn Niên lần này biết đâu sẽ gặp lại huynh ấy, có thể hỏi cho rõ ràng mọi chuyện?

Thẩm Y Y không biết liệu có trùng hợp như vậy hay không, nhưng nàng muốn biết sự thật. Dù có chết cũng muốn làm một hồn ma hiểu rõ mọi chuyện.

Chậu nước sau khi thêm nước trở nên nặng hơn, nàng bê bằng cả hai tay còn thấy khó khăn. Đặt xuống xong, gương mặt đỏ bừng, thở khẽ và gọi nhẹ nam nhân đang ngồi trên giường: “Thế tử.”

Vệ Hiền nhìn khuôn mặt nàng trong sáng, ửng hồng. Mang theo một chút mong đợi, ý định tiếp tục đọc sách của ngài chợt thay đổi.

Thẩm Y Y lau chân một lát, lòng chần chừ, khó mà nói thành lời.

Nàng vừa mới đến hầu hạ Thế tử chưa bao lâu, lại muốn xin phép ngài điều gì đó, liệu có phải không hay lắm không?

Nhưng nàng thực sự muốn đi cùng, nếu không thử xin thì làm sao biết Thế tử sẽ không đồng ý?

Hơn nữa, Thế tử ngoài lạnh trong nóng, tính cách nhân từ nhỡ đâu ngài đồng ý thì sao?

Tỳ nữ nhỏ cắn môi, im lặng, trông như muốn nói nhưng lại thôi. Đầu cúi xuống gần chạm ngực.

“Nâng đầu lên.” Vệ Hiền nói.

Thẩm Y Y ngẩn ra, theo phản xạ ngẩng đầu lên.

Động tác của nàng vô tình kéo lại cổ áo bị lỏng, che khuất làn da trắng nõn làm người ta mơ màng.

“Có chuyện gì?” Vệ Hiền hỏi.

Thẩm Y Y giật mình.

Thế tử quả thật có thể thấu hiểu lòng người, nàng cứ tưởng mình không biểu hiện ra ngoài, không ngờ ngài đã nhận thấy từ lâu.

“Thế tử, nô tỳ… có thể ngày mai cùng Lan Huệ tỷ tỷ theo tiểu thư A Loan đi phát cháo ở Vạn Niên không?”

Nàng lén nhìn Vệ Hiền một cái rồi vội cúi đầu, không dám nhìn thêm.

Ánh mắt của Thế tử không biết vì sao luôn khiến nàng có cảm giác kỳ lạ.

Vệ Hiền nhìn thoáng qua phần áo kín cẩn thận của tỳ nữ nhỏ, ánh mắt lại dừng ở những bông hải đường trắng ngoài cửa sổ, giọng điệu nhạt nhẽo: “Không thể.”

Thẩm Y Y không ngạc nhiên, chỉ khẽ đáp “Dạ.”

Lan Huệ trầm tính có kinh nghiệm. Thế tử để nàng ấy đi cùng tiểu thư A Loan là để bảo vệ cô bé. Nếu nàng cũng đi, chắc hẳn Lan Huệ sẽ phải lo thêm cả nàng.

Y Y vẩy nước ấm lên chân của Vệ Hiền, ngài nhìn hàng mi dài rũ xuống của tỳ nữ nhỏ một lúc rồi khẽ mở môi mỏng, “Không cho ngươi đi, trong lòng có oán trách không?”

Thẩm Y Y ngạc nhiên, vội đáp: “Thế tử hiểu lầm rồi. Thế tử có suy nghĩ của mình, nô tỳ không dám can thiệp.”

Nói rồi, nàng mỉm cười. Hai lúm đồng tiền ẩn hiện nơi khóe miệng tựa như chứa đầy mật ngọt, ngọt ngào đến mê người.

Nàng dường như không hề biết, dáng vẻ trong sáng ngây thơ này của mình lại cuốn hút đến mức nào.

Vệ Hiền hơi nheo đôi mắt phượng. Đợi nàng rửa chân xong, Thẩm Y Y mang nước ra ngoài đổ, Vệ Hiền gọi lại: “Thay y phục cho ta.”

Thẩm Y Y ngạc nhiên, quay đầu lại nhìn, thấy Thế tử đã đứng trước giường như thể đang nói với nàng.

Tiểu tỳ nữ chỉ đành đưa chậu nước cho Cát Tường ở cửa, chần chừ một chút rồi chậm rãi bước vào.