Thuở thơ ấu, Đàn Đạo Nhất bị Đàn Tế gửi cho Huyền Tố làm tiểu, chịu đủ nỗi khổ ma âm xuyên tai, trông thấy Huyền Tố là màng nhĩ nhức nhối, nhưng giãy thế nào cũng không thoát, đành chắp tay hành lễ, kính cẩn vái Huyền Tố, “Sư phụ.”
Huyền Tố ngồi xuống bồ đoàn giảng kinh Phật. Đàn Tế suất lĩnh một đám gia quyến nô bộc, ngay ngắn ngồi đầu sân, nghe như si như say, không tự kiềm chế được, chỉ hận không thể cạo tóc xả thân bái Phật ngay tại chỗ. Đàn Đạo Nhất nhẫn nhịn hồi lâu mà đại hòa thượng vẫn thao thao bất tuyệt không biết mệt. Chàng thoáng nghiêng người, vai lưng ưỡn thẳng tắp, nhắm hai mắt lại, ngủ gà ngủ gật.
Huyền Tố dừng miệng, Đàn Đạo Nhất mở choàng mắt, ngồi dậy nghiêm chỉnh.
Huyền Tố vui mừng khôn xiết, trước khi lên đường còn lải nhải căn dặn Đàn Đạo Nhất không được lười biếng, phải tĩnh tọa sớm chiều, phùng thập trai giới1, hẹn xong ngày giảng kinh kế tiếp với Đàn Tế rồi mới hài lòng rời đi.
1 Tục lệ của người tu Phật và tu Đạo, mỗi tháng (nông lịch) phải ăn chay mười ngày: mồng một, mồng tám, mười bốn, mười lăm, mười tám, hăm ba, hăm bốn, hăm tám, hăm chín, ba mươi.
Đàn Đạo Nhất như trút được gánh nặng, trở về chỗ ở, bóng đêm đã sâu. Chàng vừa chợp mắt một giấc dài, tinh thần dồi dào, bèn dứt khoát nhân lúc này chép đại mấy bài kinh phật để nộp bài. Xách nến tới ngồi trước bàn, viết được hai dòng thì chợt nghe bên tai có người nói mớ, Đàn Đạo Nhất sinh lòng cảnh giác, lặng lẽ mở hộp kiếm, rút kiếm ra cầm trong tay, đi đến trước màn, vung kiếm bổ vào màn lụa.
Lụa mỏng bay xuống mặt A Na Côi, khóe miệng nàng nhênh nhếch, nở một nụ cười ngọt ngào.
Nàng mơ thấy mẹ. Khi còn bé nàng nằm trên nệm da trong lều nỉ, say sưa ngắm mẹ mặc váy áo như ráng chiều, lướt qua lướt lại trước mắt nàng, thi thoảng phất lên mặt nàng.
Hương thơm cũng phiêu diêu như vậy, quanh quẩn ở chóp mũi.
Mộng đẹp của nàng bị phá nát, có hai bàn tay thô bạo tóm lấy cổ áo nàng, ném nàng ra khỏi giường.
A Na Côi lơ mơ chớp mắt, thấy Đàn Đạo Nhất dằn mạnh trường kiếm lên mặt bàn, sau đó xông ra ngoài kêu gào, sai người đổi hết nệm màn đi.
Trời tối người yên, bị chàng náo động như vậy, trong sân nhất thời ầm ĩ, nhóm vυ' già vội vàng thay màn trướng mới. Đàn Đạo Nhất lạnh mặt ngồi vào bàn tiếp tục chép kinh, viết được hai chữ lại đặt bút xuống, nghĩ bụng: Nguyên Dực gửi nuôi nàng ở nhà họ Đàn, chẳng phải chủ chẳng phải tớ, thực sự bất tiện, lại không thể thả nàng chạy lung tung gây họa. Đau đầu một lúc lâu, chàng nói với quản gia: “Dọn phòng xép bên cạnh cho nó ở.”
Quản gia ngạc nhiên, “Không để nó ở gian ngoài cho tiện nghe lệnh đợi hầu ạ?”
Đàn Đạo Nhất lắc đầu, “Không được.”
Đám vυ' già ào ào tới rồi lại ào ào đi, A Na Côi đứng nguyên tại chỗ, trong yên tĩnh bất chợt, hai người nghe thấy tiếng hơi thở của nhau. Đàn Đạo Nhất xem như A Na Côi không tồn tại, ánh nến leo lắt, chàng cụp mi xuống, sườn mặt vẫn ngạo mạn tột cùng.
Xí, mắt lác mũi lệch giả vờ đứng đắn! Để ta bảo điện hạ chém đầu ngươi! A Na Côi trù tính trong lòng, thu ba trong mắt dập dờn, chậm rãi đi tới, định hóa can qua thành gấm vóc với Đàm Đạo Nhất. “Đàn lang,” Nàng mềm giọng nũng nịu, nghe như pha mật, khuôn mặt nhỏ nhắn ửng hồng vì ngủ say, lông mi cong vυ't, thần sắc không rành thế sự, “Bao lâu thì điện hạ xuất cung một lần? Ngày mai ngài ấy…”
“Không biết.” Đàn Đạo Nhất lạnh nhạt nói, chẳng buồn liếc nàng, “Ngươi đừng gọi ta là Đàn lang.”
A Na Côi ồ một tiếng, rất chi là nghe lời, “Vậy tôi gọi anh là Đạo Nhất huynh nhé.”
“Ta không phải huynh muội với ngươi.”
“Thế tôi gọi anh là gì?”
“Tùy ngươi.”
A Na Côi chống khuỷu tay lên bàn, hai bàn tay đỡ cằm, hơi nghiêng về phía trước, sóng mắt dập dềnh, nhưng Đàn Đạo Nhất không ngước lên, nàng hậm hực nhìn xuống dưới bút chàng, lại bắt chuyện: “Anh đang làm thơ à?” Đàn Đạo Nhất không tiếp lời, nàng chân thành khen: “Thơ hay, chữ đẹp.”