Quân sĩ thấy Lâu Kính mặc áo vải, đi dép cỏ, dáng điệu tiều tụy liền nói:- Nhà ngươi ăn mặc như thế này làm sao chầu vua được?
Lâu Kính nói:
- Vua quan có đồ triều phục của vua quan, còn tôi, là dân giả, tôi có thường phục của dân giả, áo vải, dép cỏ không phải là vật đáng khinh.
Quân sĩ thấy Lâu Kính ăn nói cứng rắn, liền tâu với Hán đế.
Hán đế đòi vào yết kiến và hỏi:
- Nhà ngươi muốn vào yết đến trẫm hẳn có điều gì hay?
Lâu Kính tâu:
- Ngày xưa, Bá vương không theo lời của Phạm Tăng, bỏ Quan Trung, đóng đô nơi Bành Thành, đó chính là cái cớ mất thiên hạ. Nay bệ hạ đóng đô ở Lạc Dương, tuy Bành Thành không sánh kịp song chưa phải là kế lâu dài.
Hán đế nói:
- Xưa nhà Chu đóng đô ở Lạc Dương, vẫn giữ được nghiệp cả muôn đời. Nay ta noi gương đó.
Lâu Kính tâu:
- Bệ hạ lập nghiệp không giống nhà Châu. Nhà Châu khởi đầu từ ông Hậu Tắc, mấy trăm năm tu nhân tích đức, thu đoạt nhân tâm, đến đời vua Vũ Vương mới đánh Trụ mà có thiên hạ. Khi vua Vũ lên ngôi, vì nghĩ Lạc Ấp là chỗ trung tâm, chư hầu bốn phương đều về triều cống. Tuy nhiên, ở chỗ nào, có đức thì dễ hưng, và thất đức thì dễ mạt. Bằng cứ là lúc nhà Châu thịnh, chư hầu bốn mặt về chầu, đến lúc nhà Châu suy, thiên hạ tạo phản khắp nơi. Nhà Châu uy đức trùm thiên hạ mà còn như vậy, huống chi Bệ hạ khởi binh từ Phong Bái, đánh nhau với Hạng Vũ, thâu giang san. Lòng người chưa hẳn đã xem đó là đại nghĩa, làm sao Bệ hạ ví với nhà Châu được? Theo ý ngu thần, Bệ hạ nên thiên đô sang Hàm Dương. Ở đó núi sông hùng vĩ, bốn bề hiểm cố. Lúc bình có thể vỗ an lê dân, lúc biến có thể động binh dễ dàng. Ðó là cái cơ dựng nghiệp muôn đời, hạ thần xin vì Bệ hạ mà tâu bày.
Hán đế đem lời ấy hỏi quần thần, và nói:
- Nhà Châu đóng ở Lạc Dương trải mấy trăm năm không suy sút. Thủy Hoàng đóng đô ở Hàm Dương mới có vài đời đã bị diệt vong, thế mà Lâu Kính lại khuyên ta như thế là ý gì?
Trương Lương nói:
- Lạc Dương tuy có thành cao, xung quanh có sông Hào, sông Miện, sông Lạc, song bốn mặt đều thù địch, không phải là đất dụng vũ. Còn Hàm Dương phía hữu có Lũng, Thục, phía tả có Hào, Hàm, lại có đồng rộng thênh thang, hoa màu bát ngát. Ba mặt kín để cố thủ, mặt trước dùng chế ngự chư hầu thật là một cái thành vàng nghìn dặm. Lời Lâu Kính nói rất phải.
Hán đế nghe Trương Lương nói, liền chọn ngày thiên đô sang Hàm Dương, gọi Lâu Kính vào Phụng Xuân quan ban cho quốc tích.
Bá tánh được tin Hán đế thiên đô, đặt bàn hương án dọc đường vọng bái. Cảnh thái bình tràn ngập khắp nhân gian.
Một hôm, Hán đế ngồi một mình nơi ngự điện, chợt nghĩ đến Chung Ly Muội, lâu nay trốn biệt, không thấy ra trình diện, sợ Chung Ly Muội ngấm ngầm phản loạn, liền triệu quần thần đến nói.
- Chung Ly Muội không thấy về, không ai rõ tin tức, các khanh có ý kiến gì chăng?
Quý Bố bước ra tâu:
- Tâu Hoàng thượng, trước kia Chung Ly Muội cùng với hạ thần bỏ Sở đi trốn, Chung Ly Muội có nói Hàn Tín là bạn thân cũ, có lẽ đến đấy ẩn lánh chăng?
Hán đế nghe nói, lòng càng lo ngại, đòi Trần Bình vào hỏi:
- Hàn Tín ẩn giấu Chung Ly Muội tất có thâm ý.
Nay phái sai người đến dò xem cho đích thực rồi sẽ liệu.
Trần Bình nói:
- Việc ấy không nên nóng nảy, Nếu hở môi, Chung Ly Muội hay được trốn đi, ắt sanh hậu hoạn. Bây giờ sai người đến bảo Hàn Tín tìm cách gϊếŧ hắn đi là yên.
Hán đế liền sai Tùy Hà sang Lâm Châu, giả cách sửa sang lăng tẩm vua Nghĩa đế, rồi thuận đường sang thăm Hàn Tín để dò tin tức Chung Ly Muội. Nếu quả có Chung Ly Muội ở đó sẽ tìm cách kɧıêυ ҡɧí©ɧ, khiến cho Hàn Tín gϊếŧ Chung Ly Muội đi.
Tùy Hà lĩnh mệnh, sang Lâm Châu xong, ghé đến thăm Hàn Tín.
Hàn Tín mừng rỡ đặt tiệc khoản đãi.
Trong tiệc rượu, Tùy Hà nhân nói đến công việc triều chính, thừa lúc vui miệng, ghé vào tai Hàn Tín nói:
- Có người mật cáo nói Ðại vương giấu Chung Ly Muội ở đây Nhưng Hoàng thượng không tin, bảo rằng: ngài được thụ phong chức trọng, lẽ nào lại che giấu tên loạn tặc đó. Tuy nhiên, kẻ tả, hữu vẫn kiếm lời dèm pha.
Tôi chịu ơn ngài nên mách giùm câu chuyện ấy. Nếu quả như vậy, ngài nên khu xử, chớ nên vì tình bạn mà để lụy đến thân, bao nhiêu công lao từ xưa đến nay đều hỏng hết.
Hàn Tín nghe Tùy Hà nói dứt lời, ngồi thừ ra hồi lâu không đáp. Lòng áy náy vô cùng.
Qua một lúc, Hàn Tín nói:
- Cứ như lời của quan Ðại phu, bây giờ tôi phải làm thế nào để tuyệt mối nghi ngờ của Hoàng thượng?
Tùy Hà nói:
- Chỉ có cách gϊếŧ Chung Ly Muội, đem đầu về triều dâng là yên chuyện.
Hàn Tín nói:
- Chung Ly Muội là người bạn cũ của tôi đã mấy mươi năm, nay nỡ gϊếŧ đi sao đành.
Tùy Hà nói:
- Nếu ngài trọng bạn, khinh phép nước làm sao tránh khỏi tai họa được.
Hàn Tín thở dài nói:
- Lời quan Ðại phu nói rất phải. Ðể tôi nghĩ đã.
Hàn Tín cùng Tùy Hà đối ẩm cho đến lúc trời khuya, tiệc mới mãn.
Sau đó, Hàn Tín ra đàng sau lên một gác nhỏ thăm Chung Ly Muội, kể hết sự tình.
Chung Ly Muội nói:
- Vậy cố nhân định xử trí tôi cách nào bây giờ?
Hàn Tín nói:
- Chỉ có cách tuân theo phép nước, đem đầu ông nạp về Hàm Dương mới khỏi mang vạ.
Chung Ly Muội nói:
- Tôi còn, Hán đế còn cần đến Ðại vương, nhưng nếu tôi mất, Hán đế không cần đến tài điều binh, khiển tướng của Ðại vương nữa, tất Ðại vương cũng bị gϊếŧ như tôi
Hàn Tín ngồi trầm tư một lúc, ý định gϊếŧ Chung Ly Muội không còn nữa.
Tùy Hà lưu lại vài hôm, thấy Hàn Tín bỏ qua, không nói đến chuyện gϊếŧ Chung Ly Muội, liền mật sai người đem thư về dâng cho Hán đế, còn mình thì từ biệt Hàn Tín, sang Lâm Châu.
Một hôm, Hán đế lâm triều, cùng với quần thần bàn kế, bỗng có người đến dâng mật thư.
Hán đế mở ra xem, đó là thư của Tùy Hà nói việc Hàn Tín giấu Chung Ly Muội, cố ý tạo phản.
Hán đế xám mặt, đòi Trần Bình vào hậu cung nói:
- Hàn Tín cậy công làm bậy. Trước kia hắn định chiếm nước Tề, mưu đoạt nghiệp lớn, chính ta đã thấy lòng hắn, mới cải phong sang Lỗ. Nay hắn cải mệnh, chấp chứa Chung Ly Muội tức là lòng phản phúc đã hiển nhiên.
Trẫm thấy cần phải đem binh trừ đi mới khỏi sanh hậu hoạn.
Trần Bình nói:
- Không nên! Hàn Tín không phải như những kẻ khác, tài gồm thao lược, điều binh khiển tướng như thần. Chỗ đất hắn ở lại chính là chỗ xung yếu giữa Tần, Sái.Nếu sanh biến, binh thiên triều khó địch nổi.
Hán đế nói:
- Theo ý Tiên sinh bây giờ nên xử trí bằng cách nào?
Trần Bình nói:
- Cứ ý ngu hạ thì Hàn Tín chỉ nên dùng trí mà bắt, chứ không nên dùng sức mà đánh.
Hán đế hỏi:
- Dùng trí như thế nào?
Trần Bình nói:
- Thần có một kế, không phải dùng binh lực, mà Hàn Tín phải bó tay chịu bắt. Bệ hạ sẽ trừ được mối hại về sau.
Hán đế vội hỏi:
- Kế ấy như thế nào?
Trần Bình nói:
- Theo thường lệ, các bậc Ðế vương thời xưa thỉnh thoảng tuần du đây đó để dò xét dân tình. Nay Bệ hạ ngự giá ra chơi Vân Mộng, hạ chiếu cho chư hầu cõi Tây phải đến tiếp giá. Hàn Tín nghe Bệ hạ đến thế nào cũng nghênh đón. Chừng ấy Bệ hạ chỉ cần sai một đoàn võ sĩ ra bắt là xong.
Hán đế nghe Trần Bình nói rất mừng, hạ chiếu vào mùa đông năm Canh Tý ngự giá tuần du Vân Mộng.
Chư hầu cõi Tây như Anh Bố, Bành Việt nghe lệnh đều sửa sang tiếp đón.
Hàn Tín hay tin ấy, bàn với tả, hữu:
- Ngày trước Tùy Hà đến đây mật tin cho ta biết triều đình đã hay việc giấu Chung Ly Muội ở đây, khuyên ta nên gϊếŧ Chung Ly Muội để tránh hậu hoạn. Tuy nhiên, vì tình bạn ta không nỡ làm chuyện đó. Nay Thánh thượng tuần du Vân Mộng, nếu hay được việc này, ắt ta không khỏi tội, chi bằng đoạn tình bạn tránh chuyện ưu ái cho xong.
Bàn tính xong, Hàn Tín ra sau vườn hoa, tìm gặp Chung Ly Muội nói rõ việc Hán đế tuần du Vân Mộng, và tỏ ý mình muốn gϊếŧ bạn.
Chung Ly Muội nói:
- Tôi đã nói với ngài, nếu ngài gϊếŧ tôi, sớm muộn ngài cũng bị gϊếŧ. Lời ấy không phải là tôi tham sống mà dọa ngài đâu.
Hàn Tín nói:
- Thà rằng vua phụ tôi chứ tôi không đành lòng phụ vua. Hôm nay tôi quyết lấy đầu của ông đem đến Vân Mộng nạp cho Hán đế.
Chung Ly Muội nổi giận, mắng lớn:
- Khốn kiếp, mày nỡ vô tình đến thế sao? Ta tiếc không được thấy cái chết của mày, sau khi mày đã gϊếŧ ta.
Nói xong, rút gươm đâm cổ tự vận.
Hàn Tín cắt lấy thủ cấp. Kịp lúc Hán đế khởi giá tuần du Hàn Tín bèn đem quân ra biên giới nghênh đón và dâng đầu Chung Ly muội.
Hán đế nói:
- Nhân ngươi giấu Chung Ly Muội đã lâu, nay thấy ta ra chơi Vân Mộng, sợ bị lộ nên phải nạp đầu Chung Ly Muội, chứ đâu phải thiện chí.
Dứt lời quát võ Sĩ trói Hàn Tín lại.
Hàn Tín kêu oan. Hán đế nói:
- Việc như vậy mà ngươi còn gọi là oan ức?
Hàn Tín tâu:
- Tôi là một công thần khai quốc, dẫu phạm tội, Bệ hạ nỡ đối xử như thế sao?
Hán đế nói:
- Ðã cố ý tạo phản, thì dẫu là kẻ công thì cũng chỉ là một tội nhân.
Hàn Tín nói:
- Ôi! Lời thiên hạ thường nói: "Chim cao hết, cung tốt phải xếp xó, thỏ cáo hết chó săn bị làm thịt, địch quốc vỡ mưu thần phải tiêu diệt" câu nói ấy kể cũng đúng vậy.
Hán đế nghe nói cũng động lòng, chưa nỡ gϊếŧ, truyền trói Hàn Tín để sau xe.
Xa giá Hán đế đến Vân Mộng cách ba mươi dặm thì trời sẫm tối, Hán đế xuống xe, cởi con Bạch Long, lỏng buông tay khấu, từ từ tiến tới.
Bỗng đến một khu rừng gần đó, con Bạch Long ré lên mấy tiếng hãi hùng. Hán đế nói:
- Long mã gầm thét, chắc trong rừng có kẻ thích khách.
Liền sai Phàn Khoái dẫn một trăm quân kỵ vào lục soát Quả thật, Phàn Khoái bắt được một người tuổi độ ba mươi ngồi ẩn dưới gốc cây, giương cung đặt tên sẵn, liền đem nộp cho Hán đế.
Hán đế hỏi:
- Nhà ngươi tên gì? Tại sao lại ẩn núp trong ấy, với hành vi đen tối?
Người ấy nói:
- Tôi ở Hoài âm, từng được đội ơn dày của Hàn Tín.
Nhân nghe Bệ hạ vô cớ bắt trói ân nhân của tôi, nên tôi định ân trong rừng tìm cách giải thoát.
Hán đế hét:
- Không phải nhà ngươi muốn giải thoát cho Hàn Tín mà chính là muốn ám hại ta.
Liền sai tả hữu đánh chết người ấy.
Hàn Tín ở sau xe hay tin, lòng bùi ngùi cảm động.
Ngày hôm sau, xa giá đến Vân Mộng nghỉ được ít hôm rồi hồi loan.
Quần thần đều vào triều kiến. Quan Ðại Phu Ðiền Khẳng bước ra tâu:
-Bệ hạ nhờ Hàn Tín dựng nên nghiệp lớn, công của Hàn Tín rất trọng. Nay nhất đán đối xử như vậy, hạ thần e những kẻ đem thân lập công đều nghĩ đó mà chán nản chăng?
- Quan Ðại phu luận cũng phải. Song Hàn Tín đã lâu nay vẫn mang ý khác. E rằng một ngày kia Hàn Tín phản loạn, nên trẫm phải đề phòng.
Ðiền Khẳng nói:
- Nếu sợ Hàn Tín sinh biến, Bệ hạ chỉ cần giữ Hàn Tín nơi Hàm Dương, không giao binh quyền, thế cũng đủ rồi.
Hán đế nhậm lời, sai người ra cởi trói cho Hàn Tín, và dụ rằng:
- Tướng quân từ khi bỏ Sở về Hán, trẫm đắp đàng phong tướng trao cho một trách nhiệm lớn lao đãi tướng quân không chút gì bạc. Thế mà tướng quân trái phép nước, chấp chứa kẻ thù của trẫm, mưu tính tà tâm. Nay bắt về đây, đáng lẽ theo quân pháp xử trị, nhưng trẫm nhớ ơn khai quốc công thần, không nỡ hành tội. Vậy trẫm cải phong chức Hoài Âm hầu, lưu lại nơi triều trung để sửa lỗi. Một ngày nào đó, xét thấy tướng quân đã cải hối, ấn vương hầu trẫm sẽ ban cho.
Hàn Tín lạy tạ lui ra mặt buồn dàu dàu, mấy ngày nhuốm bệnh, không thể vào triều kiến.
Từ đó, Hán đế sửa sang cung thất, chỉnh đốn chính trị, sai Tiêu Hà lập ra pháp luật, dựng tôn miếu xã tắc, thiên hạ an hưởng thái bình.
Hán đế cứ năm ngày lại vào chầu Thái công một lần. Mỗi lần như thế đều phục lạy rất trọng lễ.
Tả hữu thấy thế nói với nhau:
- Cứ lấy tình nhà thì là đạo cha con, nhưng lấy theo quốc thể chỉ là đạo vua tôi. Hoàng thượng lấy tình đãi Thái công như thế hóa ra vua lại cúi đầu lạy bề tôi sao.
Thái công nghe câu nói ấy cho là phải, và tự nghĩ:
- Bấy lâu nay ta đã thất lễ với muôn dân.
Ngày hôm sau, Hán đế vào chầu, Thái công cầm cây chổi đứng đón nơi cạnh cửa.
Hán vương trông thấy kinh hãi, hỏi:
- Sao thân phụ lại có cử chỉ ấy?
Thái công nói:
- Bệ hạ là bậc vua chúa một nước, chớ nên vì một kẻ tôi thân này mà trái đạo vua tôi, trái phép thiên hạ.
Hán đế đem việc ấy bàn với quan thần, rồi tôn Thái công lên làm Thái Thượng Hoàng, ban chiếu hiểu cho thiên hạ rằng:
" Người chí công không ai bằng cha con. Cho nên, cha có thiên hạ truyền xuống cho con, con có thiên hạ hàm ân cho cha. Ðạo làm người vẫn thế. Trẫm bao năm mặc giáp đeo gươm, chịu bao cam khổ, bình bạo loạn, lập chư hầu, tạo trong thiên hạ một đời thạnh trị. Ðược như vậy là nhờ ơn giáo huấn của Thái công.
Nay sự nghiệp hiển vinh, để đền ơn, trẫm tôn Thái công lên làm Thái Thượng Hoàng. "
Trăm quan đều vào triều làm lễ lạy mừng Ai nấy say sưa hỉ dạ.
Chợt tả hữu vào báo:
- Vua nước Hàn là Cơ Tín, cùng với rợ Hung nô hiệp binh đánh các thành Ấp biên cương rất gấp. Nay quân địch đã chiếm lấy Bạch Thổ ở Thái Nguyên, bọn Man Chính Thần, Vương Hoàng thì bàn lập tướng cũ nước Triệu là Triệu Lợi làm vua, họp quân ba mươi vạn, thanh thế rất mạnh, xin Bệ hạ kịp phái quân đi tiễu trừ.
Hán đế nghe lời tâu, vội vã đòi dọn Trần Bình vào hội kiến.
Trong cuộc thảo luận, có người bàn nên lấy binh mã ở các nơi gần đây đem dẹp giặc, lại có người bàn nên sai tướng đến phong Thái Nguyên phá giặc.
Hán đế nói:
- Ý kiến các ngươi đều chưa đủ chế phục được giặc. Nay trẫm cần phải thống xuất đại binh đến đấy mới mong trừ được.