Kế Hoạch Chiếm Giữ Của Chưởng Quỹ

Chương 18

Đêm Nguyên Tiêu hôm nay không có giờ giới nghiêm, Đường Cảnh Ngọc nhìn xe ngựa ra khỏi cửa thành, nãy giờ vẫn luôn chạy dọc theo bờ sông Hoành Lịch tiến về phía trước.

Sắc trời càng ngày càng âm u, hai bên bờ sông càng ngày càng ít người, tiếng ồn ào náo nhiệt trong thành dần dần mờ nhạt nghe không rõ, chung quanh đặc biệt yên ắng đến lạ thường.

Đường Cảnh Ngọc đặt tay lên bệ cửa sổ, còn cằm gác lên trên mu bàn tay, ngắm những ngọn đèn xa gần vô biên vô tận trong màn đêm, lòng nàng bất giác cũng tĩnh lặng lại.

Cuộc sống cứ như thế trôi qua, nên bình thản một chút, sống bình thản thì mới có thể nhớ về những kỉ niệm đẹp với người thân đã mất. Con người không thể cứ sống mãi trong quá khứ, cũng không thể cứ mãi nghĩ về những chuyện buồn được, mỗi năm chọn ra mấy ngày đặc biệt để tưởng nhớ người thân là được rồi, đương nhiên phải mang theo lòng thành, chứ đừng giống một đám người tụ tập quanh bờ sông, nhìn thì như đang thả Hà Đăng cho người thân, thật ra lại muốn tham gia náo nhiệt so thử Hà Đăng ai đẹp hơn, cũng nhân cơ hội ngắm nghía cô nương, thiếu niên nào đó mà ngày thường mình khó gặp được……

Phía xa xa có thôn xóm nho nhỏ, ánh đèn mờ nhạt tỏa ra như đàn đom đóm

.Đường Cảnh Ngọc ngẩn ngơ nhìn thứ ánh sáng kia, lại nhớ về thuở nàng còn bé.

Trong kinh thành cũng tổ chức lễ hội đèn l*иg, cha mẹ đã từng dẫn nàng đi theo ngắm đèn, lúc trở về nàng không chịu đi còn ôm chặt cổ phụ thân nũng nịu, khi đó phụ thân sẽ vén màn lên chỉ vào tòa nhà treo một cái đèn l*иg lớn đỏ thẫm trước cửa nói với nàng rằng, đã về tới nhà rồi.

Giờ đây nàng đã quên mất nhà mình trông như thế nào, nhưng nàng vẫn còn nhớ rõ vào cái đêm ảm đạm đó, nàng đã tựa vào l*иg ngực của phụ thân, còn tay thì nắm chặt tay mẫu thân, một nhà ba người cùng nhau đi vào tiểu viện, cùng nhau bước từ trong đêm đen vào trong căn phòng ấm áp, bọn họ dỗ nàng ngủ rồi mới nắm tay rời đi.

Bây giờ thì sao, ánh đèn trong thành rực rỡ lộng lẫy hay ánh đèn mờ nhạt nhu hòa nơi thôn xóm nhỏ bé đằng kia, nhiều nhà như vậy nhưng không có nơi nào là nhà của nàng, không có một chiếc đèn nào vì nàng mà thấp, không có ai đợi nàng về nhà.

Xe ngựa bỗng nhiên ngừng lại, khẽ chòng chành, có thứ gì từ trong mắt trào ra.

Đường Cảnh Ngọc lặng lẽ lấy ống tay áo quệt nước mắt, rũ mắt thấp xuống quay mặt đi, thấy Tống Thù đứng dậy, nàng liền ngồi im nhường hắn đi trước.

Tống Thù đưa giỏ trúc cho Tiền Tiến xách, còn mình thì quay đầu lại nói với Đường Cảnh Ngọc:

– Đưa giỏ cho ta, ta đỡ ngươi xuống dưới.

Đường Cảnh Ngọc nhanh chóng điều chỉnh lại cảm xúc, khi ngẩng đầu lên lại là nụ cười vui vẻ lúc trước.

Bên ngoài xe ngựa cũng treo đèn l*иg, trên mặt đất là một mảnh tối tăm, sau khi Đường Cảnh Ngọc đưa giỏ qua nàng tự mình nhảy xuống, nhưng tay lại bị người khác nắm lấy. Nàng giương mắt, đối diện là khuôn mặt lạnh nhạt bình tĩnh của Tống Thù, cả người mặc quần áo màu đen như hòa lẫn vào trong bóng đêm, đơn độc lẻ loi.

Lòng bàn tay rộng lớn của đàn ông mang hơi ấm nhàn nhạt truyền qua người nàng, Đường Cảnh Ngọc vững vàng nhảy xuống, hai chân nàng gần như sắp chạm đất thì Tống Thù mới buông tay ra, tiếp tục đỡ Chu Thọ xuống.

Người này thật thân thiết.

Càng ở lâu với nhau, Đường Cảnh Ngọc càng phát hiện Tống Thù là một người rất tốt, chẳng qua hầu hết mọi người đều bị vẻ bề ngoài lạnh lùng của hắn hù dọa, vì vậy nên họ không dám cười nói với hắn chăng?

Khi mọi người đã xuống xe hết, Đường Cảnh Ngọc mới lấy giỏ trúc của mình từ tay Tiền Tiến, nàng hỏi Tống Thù:

– Chưởng quầy, chúng ta, chúng ta đốt đèn ở chỗ này hay đốt bên bờ sông? – Bởi vì chung quanh quá vắng lặng, nên nàng bất giác hạ giọng thấp xuống, chắc do khi nãy mới khóc một trận nên giọng nàng có chút đáng thương, khiến nàng xém bị dọa sợ.

– Đốt trước đi.

Tống Thù thảy giỏ trúc lên nền xe, Tiền Tiến tự động đi tới nhóm mồi đốt đèn.

Ngọn nến sáng lên soi rõ những dòng chữ ẩn hiện sau cánh sen, Tống Thù không kìm được thoáng nhìn qua Hà Đăng Đường Cảnh Ngọc đang ôm trong ngực, hắn do dự một lát, chờ cho đèn của mình thấp xong, bèn bưng đèn lùi sang một bên không đứng cạnh xe nữa.

Mỗi người đều có bí mật của riêng mình, nếu nàng không muốn cho ai biết thì hắn cũng không nên nhìn trộm, dù hắn đang băn khoăn cớ sao nàng nói cha mẹ đều mất mà nàng chỉ viết văn tế [1] ↓ cho mẫu thân. Thậm chí nhũ danh của nàng là “Ngọc”, cũng là cái tên phổ biến mà người ta hay đặt cho con gái, không có gì hiếm lạ, ngay cả cháu của sư mẫu cũng gọi là “A Ngọc”.

Đáng tiếc cùng tên nhưng không cùng mệnh, lẽ ra hắn không nên nhắc tới đứa cháu gái đã mất kia.

– Tiền đại ca đưa cho tôi đi, tôi tự đốt.

Âm thành cười đùa vang lên, Tống Thù ghé mắt nhìn sang, đã thấy tiểu cô nương giật mồi lửa trong tay Tiền Tiến, lại còn đẩy cậu ta lùi ra xa vài bước mới chắn gió đốt đèn. Hắn đứng khá xa, vừa hay có thể nhìn thấy sườn mặt của nàng, ngọn lửa lẳng lặng cháy, phản chiếu khuôn mặt nhu mì tĩnh lặng của tiểu cô nương, lông mì rất dài lại hơi cong cong, ánh mắt chuyên chú nghiêm túc.

Cha mẹ nàng ở trên trời nhìn thấy đứa con gái hiểu chuyện như vậy, đau lòng nhiều hơn hay vui mừng nhiều hơn?

Tống Thù lại nhìn về phía Chu Thọ.

Chu Thọ cúi đầu nhìn chiếc Hà Đăng trong l*иg ngực, mắt phượng rủ xuống che dấu đôi mắt đờ đẫn ngày thường, để lộ khuôn mặt tuấn tú văn nhã tịch mịch.

Đều là những con người đáng thương cả.

– Đi thôi, bờ sông không bằng phẳng, nhớ chú ý dưới chân – Khóe mắt thấy tiểu cô nương đã tắt mồi lửa, Tống Thù mới bình tĩnh mở miệng.

Trong tay Tiền Tiến xách theo cái đèn l*иg chiếu sáng cho Chu Thọ đi phía trước.

Lúc này Đường Cảnh Ngọc mới phát hiện có một con thuyền nho nhỏ đậu ở phía trước bờ sông, nàng có chút hưng phấn bèn tới trước mặt Tống Thù hỏi hắn:

– Chưởng quầy, chúng ta đi thuyền sao? – Nàng chưa ngồi thuyền bao giờ cả.

Giọng nói của nàng hoạt bát, giống như đứa trẻ thấy đồ mới lạ liền quên đi nỗi đau trong lòng vậy, khiến cho người lớn phải hâm mộ. Tống Thù bất giác cong khóe môi, vừa đi vừa nói:

– Thả đèn ở bờ sông dễ bị cản trở, thả giữa sông thì gió thổi đèn sẽ đi xa hơn, sao vậy, ngươi chưa đi thuyền bao giờ à? – Mắt hắn luôn nhìn phía trước, không nhìn sang tiểu cô nương bên cạnh.

Đường Cảnh Ngọc gật gật đầu:

– Chưa đi bao giờ, ở quê nhà tôi không có nhiều sông.

Bởi vì quá mức tò mò, nàng vừa nói xong đã bước nhanh hơn, nếu không phải nàng đang lo đèn trong ngực sẽ bị gió thổi tắt, thì chắc chắn nàng đã chạy lên rồi.

Tống Thù cứ lo nàng sẽ bị sẩy chân nên cũng bước dài hơn.

Khi lên thuyền, Tống Thù nắm lấy cổ tay Đường Cảnh Ngọc:

– Thuyền hơi lắc lư

Bốn chữ ngắn ngủn, không có lấy thêm một lời nào, Đường Cảnh Ngọc cúi đầu nhìn tay hắn, một loại cảm xúc khác thường dâng lên trong lòng.

Hôm nay, đây là lần thứ tư Tống Thù chạm vào nàng.

Đối với việc nam nữ gần gũi, Đường Cảnh Ngọc đã sớm chai mặt, chỉ cần không đυ.ng chạm với mục đích riêng thì đám dàn ông có chạm vào nàng nàng cũng không để ý, thí dụ như Tiền Tiến hay Dương Xương khoác vai nàng nè, Chu Thọ sợ bị lạc nên nắm tay nàng nè, thậm chí ngay cả việc ngủ chung trên một cái giường với Chu Thọ nữa. Bình thường nàng cũng không rãnh rổi tới mức đi đυ.ng chạm bọn họ làm gì, nhưng nếu khi chơi đùa hay có chuyện cần lôi kéo thì nàng vẫn sẽ chạm vào người họ.

Nhưng không biết vì sao, trước kia khi Tống Thù cầm tay nàng chỉ nàng cách làm đèn, cả khi hắn đỡ nàng xuống xe nàng cũng chẳng thấy có gì sai, thế mà giờ hắn dìu nàng lên thuyền, nàng lại không biết xử trí ra sao.

Nàng bèn ngẫm lại, loại người như Tống Thù nếu biết rõ người ta là cô nương, dù cho có lòng chiếu cố đi chăng nữa, cũng sẽ không đυ.ng vào nàng nhiều lần chứ nhỉ? Nói thế nào nàng cũng đã mười bốn tuổi, bậc cửa xe ngựa quá cao nên không có cách leo lên, nhưng chẳng lẽ cái chuyện đơn giản như lên thuyền hắn cũng thấy nàng không làm nổi sao?

Đầu óc đang miên man suy nghĩ, thì người đã bị Tống Thù dắt lên thuyền từ lúc nào không hay, sau khi Tống Thù để nàng ngồi yên trên thuyền mới buông tay ra, chờ Chu Thọ ngồi xong, hắn mới ngồi vào vị trí của mình, nhìn người lái đò phân phó:

– Đi thôi.

Trên đầu người lái đò đội một chiếc nón lá, trong đêm tối không thấy rõ mặt, chỉ thấy người đó dùng sào trúc đẩy mấy cái, con thuyền nhỏ đã đi về phía lòng sông.

Đường Cảnh Ngọc ngắm nghía sườn mặt Tống Thù, nhìn đã đời rồi bỗng bật cười.

Nếu không phải hắn tốt bụng muốn giúp đỡ thì còn có thể là gì? Cợt nhả nàng, sàm sở nàng?

Ý niệm này vừa nảy ra, Đường Cảnh Ngọc nhịn không được khinh bỉ mình, giống như nàng nghe được chuyện gì buồn cười lắm vậy. Dựa vào học vấn, tướng mạo và gia sản của Tống Thù, nếu thật sự hắn muốn thành thân, thì giờ hắn hồi kinh làm quan rồi cưới em gái Hoàng Thượng thì Hoàng Thượng cũng đồng ý nữa là, chỉ cần hắn muốn, loại gái đẹp nào mà chẳng có, cần gì phải để ý tới một nha đầu vừa thiếu sắc vừa nghèo như nàng?

Sau khi Đường Cảnh Ngọc nghĩ thông suốt nàng mới cảm thấy dễ chịu hơn, chờ thuyền dừng lại, Tống Thù để bọn họ tùy ý tìm một chỗ thả đèn, Đường Cảnh Ngọc ôm đèn của mình tới đuôi thuyền. Chu Thọ muốn tới chỗ nàng liền bị Đường Cảnh Ngọc đuổi đi, còn nàng thì bưng đèn đặt sát mép thuyền, yên lặng nhìn một lúc lâu, mới cẩn thận thả Hà Đăng xuống nước.

Tiếng nước chảy róc rách, Hà Đăng nhanh chóng trôi ra một khoảng xa, ra cả ngoài dự đoán của nàng.

Đường Cảnh Ngọc cầm lòng không đậu đuổi theo chiếc đèn l*иg, muốn nhìn xem nó sẽ trôi đến nơi nào.

Tống Thù vừa thả xong đèn của mình, khóe mắt thấy một ngọn đèn màu tím trôi tới, chưa kịp suy nghĩ thì mắt đã tự động nhìn sang.

“Mẹ, A Ngọc đã tới Gia Định, hết thảy đều tốt. Đây là chiếc đèn con tự làm, mẹ cảm thấy so với bà ngoại……”

Mặt nước dao động làm ngọn đèn xoay tròn càng lộ ra nhiều chữ hơn, đáng tiếc Hà Đăng đã dần dần trôi xa, dù chữ có nhiều hơn thì hắn vẫn không thấy rõ.

~~~

Tết Nguyên Tiêu trôi qua, cửa tiệm đèn Tống gia lại bắt đầu bận bù đầu bù cổ.

Mỗi tháng Tống Thù phải làm ba cặp đèn l*иg, tháng bảy do hắn bận dạy đồ đệ nên mới làm xong một đôi, mắt thấy Trung Thu đã sắp tới, hắn còn phải chuẩn bị đèn l*иg để tham dự cuộc tỷ thí hoa đăng, mai mốt không còn bao nhiêu thời gian để giảng bài nữa, nên hắn liền quyết định để ba người Đường Cảnh Ngọc tự tập luyện không cần hắn lúc nào cũng phải đứng xem bọn họ luyện mấy thao tác cơ bản.

– Muốn làm nan đèn, thì cách chia nan tre là bước cơ bản nhất, sau khi lựa tre xong thì bước tiếp theo lần lượt là chẻ tre, ngâm tre, tước nan tre, dựng khung nan, sắp xếp nan, đặt nan cố định lên mâm, chia nan, sau đó mới quét hồ dán giấy lên khung làm đèn l*иg. Sang năm, trong ba tháng tới thứ các ngươi phải học chính là cách chia nan, mỗi một bước phải làm thật nhuần nhuyễn cho ta tới khi đó mới có thể học tiếp.

Trong tiểu viện nơi bọn tiểu nhị làm việc, Tống Thù đang cầm một cây trúc dài giảng dạy ba người Đường Cảnh Ngọc:

– Tháng này trước tiên các ngươi sẽ học chẻ tre và ngâm tre, chẻ tre bao gồm đo, chặt, cắt……

Vào giờ phút này, hắn không còn giống văn nhân thư sinh mười ngón tay không chạm nước nữa mà là một thợ chẻ tre chuyên nghiệp, tay cầm bút đổi thành tay cầm dao bầu, tay cầm dao chém xuống cứ như nước chảy mây trôi, tiêu sái tuấn dật.

Đường Cảnh Ngọc nhìn tới u mê.

Lúc trước, khi Tống Thù bảo muốn dạy bọn họ tước nan tre, nàng cứ tưởng Tống Thù sẽ để nhóm tiểu nhị dạy bọn họ, chứ đâu ngờ hắn sẽ tự làm công việc nặng nhọc này, không ngờ động tác của hắn còn nhuần nhuyễn hơn so với mấy tiểu nhị trong tiệm. Hắn là Trạng Nguyên lang mà, chỉ cần hắn biết dùng nan tre làm đèn l*иg, đề bút viết tự là được rồi, căn bản đâu cần tự mình làm lấy, mấy việc đó các vị quan lớn hay quý nhân nào có quan tâm hắn tự làm hay không? Hắn cần gì nghiêm túc như thế, phải thông thạo mọi thứ?

Đường Cảnh Ngọc nhìn chằm chú vào tay Tống Thù, càng nhìn nàng càng thấy phí của trời.

Tay đẹp như vậy, trời sinh là để cầm bút viết chữ, chứ không phải cầm dao bầu……

– Mỗi người các ngươi đi lựa tre đi.

Đường Cảnh Ngọc đang đau lòng thương xót, tự nhiên nghe mấy lời này của Tống Thù tụt cả hứng, thừa dịp hai người Chu Thọ, Dương Xương đi lựa tre, Đường Cảnh Ngọc sáp lại cạnh Tống Thù, ngửa mặt cầu khẩn:

– Chưởng quầy, anh nói tôi làm đèn l*иg để trả nợ, chắc không cần học kỹ từng bước một như vậy đâu ha?

Tay nàng mới nuôi trở lại, trắng trắng mềm mềm, Đường Cảnh Ngọc không muốn nó lại thô ráp như xưa, hơn nữa nghe ý tứ của Tống Thù thì hơn nửa năm tới bọn họ đều phải tiếp xúc nhiều với cây tre, ngày ngày cứ chẻ tre, đẽo tre, lúc đó tay xù xì tới mức nào chứ. Không phải Đường Cảnh Ngọc không thể chịu khổ, chẳng qua nàng cảm thấy phần khổ này không cần phải phí sức đến vậy.

Đường Cảnh Ngọc càng nghĩ càng đau lòng, lúc năn nỉ càng thêm đáng thương:

– Chưởng quầy……

Cặp mắt đào hoa của tiểu cô nương đẹp như cơn mưa bụi lất phất, thế nhưng thái độ của Tống Thù vẫn không thay đổi, cầm con dao bầu chĩa về phía nàng:

– Làm nan tre có vất vả thì khi làm đèn l*иg mới càng cẩn thận tỉ mỉ, giống như viết chữ vậy, giấy có quý thì người hạ bút mới càng cẩn trọng. Ngươi muốn làm một cái đèn l*иg đẹp thì nhất định phải học trọn bộ.

Đạo lý lớn cũng đã nói rồi, rõ ràng là không muốn mặc cả, Đường Cảnh Ngọc nhìn con dao bầu kia, cắn cắn môi rồi vẫn cầm lấy, dõi mắt theo cánh tay lên xuống của Tống Thù. Nàng nhìn kỹ rồi nhỏ giọng hỏi hắn:

– Chưởng quầy, trước kia anh cũng luyện qua mấy thứ này hả?

Tống Thù “Ừ” một tiếng, nể tình nàng còn nhỏ nên hắn nói thêm một câu:

– Nếu ngươi thấy học đèn quá vô ích thì ta sẽ không ép ngươi.

Cái Đường Cảnh Ngọc muốn hỏi không phải là cái này, nàng lặng lẽ chỉ tay hắn, cười hì hì:

– Tay chưởng quầy mất bao lâu mới nuôi lại như cũ? Có đeo cái gì để bảo vệ tay không? Có thể cho tôi mượn dùng được hay không?

Ánh mắt kia, giọng nói kia, cứ như thể hắn là bạn thân chốn khuê phòng với nàng không bằng, thứ hai người đàm luận không phải là chuyện làm đèn l*иg, mà là chuyện phấn son.

Ánh mắt Tống Thù lạnh xuống, không nói gì nhìn nàng.

Khóe miệng Đường Cảnh Ngọc đang tươi cười càng ngày càng cứng ngắc, cuối cùng không thể kiên nhẫn nổi nữa, đành ảo não cầm con dao bầu đi lựa tre.

Người nào đó, có thì nói có, không có thì nói không có, nói thẳng với nàng một tiếng không được hả?

Tống Thù ở phía sau nghe thấy giọng nói lầm bầm oán giận không rõ của tiểu cô nương, lần đầu tiên hắn thấy hối hận vì gần đây mình quá nuông chiều nàng.

Thầy giỏi sẽ đào tạo ra trò giỏi quả nhiên là có đạo lý của nó, đặc biệt là đối phó với những loại học trò được voi đòi tiên này, không thể nuông chiều mãi được.

[1] Văn tế là bài văn đọc lúc tế người chết (cũng có khi để tế sống) để kể tính nết, công đức của người ấy và bày tỏ tấm lòng kính trọng và thương tiếc của mình