Buổi sáng làm đèn l*иg, còn buổi chiều Đường Cảnh Ngọc và Chu Thọ cùng nhau đi dạo trên đường.
Chuyện thả Hà Đăng (đèn thả sông) là chuyện của buổi tối, hiếm khi được nghỉ ngơi thoải mái, tội gì phải chịu khổ trong tiệm đèn.
Hai bên bờ sông Hoành Lịch là khu vực phồn hoa nhất trong thành Gia Định, các cửa hàng mọc lên như nấm, trên người Đường Cảnh Ngọc chỉ mang theo mười văn tiền, nhất định chẳng mua được thứ gì tốt, nhưng nàng có thể vui vẻ vừa đi vừa ngắm nhà cửa phố xá ở hai bên đường, nàng càng nhìn càng thích mê, trong lòng cũng vui hơn.
Khi đi ngang qua cửa tiệm tơ lụa, nàng không nỡ đi bèn kéo Chu Thọ giả vờ đứng dưới gốc liễu cạnh bờ sông nói chuyện phiếm, mắt không ngừng liếc vào trong tiệm.
– Này cậu nhìn cái váy của cô nàng đang ngồi trên lưng ngựa kia đi thiệt là đẹp, chắc là lụa Vân Cẩm? Đúng là người có tiền có khác – Đường Cảnh Ngọc rất hâm mộ. Nhiều khi nàng cứ cho rằng bản thân sẽ không còn quan tâm nữa, nhưng khi nhìn cái váy xinh đẹp đó, nàng mới nhận ra nàng vẫn đang trông chờ vào một ngày nào đó mình có thể khôi phục lại bộ dáng con gái như trước, có thể mặc quần áo đẹp, đeo đồ trang sức đẹp……
Chu Thọ nhìn theo ngón tay của nàng, thấy một cô nương đội mũ có rèm che bằng lụa trắng, đi cạnh cô nương là một tiểu nha hoàn, tiểu nha hoàn nghe Đường Cảnh Ngọc nói thế, nó chẳng vui vẻ gì chắn trước người cô nương hung dữ trừng mắt nhìn bọn họ. Chu Thọ cũng vội vàng che trước người Đường Cảnh Ngọc, đưa lưng về phía một chủ một tớ kia, nhỏ giọng khuyên nhủ nàng:
– Trong sách nói người quân tử không được dán mắt nhìn chằm chằm vào cô nương nhà người ta, cậu đừng nhìn họ nữa.
Đường Cảnh Ngọc lùi về sau một bước, dựa lưng vào cây liễu, với tay kéo một cành đưa qua đưa lại, cà lơ phất phơ liếc nhìn người qua đường đi tới đi lui:
– Tôi đâu nhìn họ đâu, tôi đang ngắm cái váy trên người họ mà, chẳng lẽ trong sách nói không được nhìn váy?
Chu Thọ nghẹn họng, quả thật trong sách không nói tới chuyện này……
Cậu ta đứng ngây ngốc, còn Đường Cảnh Ngọc thì cười ha ha, bẻ cành liễu đung đưa đi lên phía trước:
– Đi thôi, chúng ta sang nơi khác nhìn một chút.
Chu Thọ lập tức đi theo, không rời nàng một tấc.
Phía trước có cây cầu vòm bằng đá [1] ↓, Đường Cảnh Ngọc chạy lên trước muốn đứng trên cầu ngắm phong cảnh. Khi nàng còn ở kinh thành, phụ thân quản giáo nghiêm khắc nên nàng không dễ gì được đi ra ngoài chơi vui vẻ, bây giờ không còn ai quản nữa nên nàng muốn đi thăm thú khắp nơi một chút.
– Cậu đi qua thành Hàng Châu rồi sao? Mẹ tôi nói nơi đó có cầu đoạn kiều……
Lúc đi trên cầu, Đường Cảnh Ngọc thấp giọng nói chuyện với Chu Thọ, trên cầu người đến người đi, nàng kéo Chu Thọ đứng giữa cây cầu vòm cùng nhau ngắm cảnh. Đang nói nói thì Đường Cảnh Ngọc bỗng phát hiện có người đang nhìn mình, nàng tò mò nhìn sang, liền thấy một lão ăn mày quần áo tả tơi đang ngồi khoanh chân trên một đầu khác của cây cầu vòm, lão gầy tới nỗi chỉ còn da bọc xương, mặt mày bẩn thỉu, đôi mắt vẩn đυ.c mang theo mấy phần nghi hoặc nhìn nàng chăm chú.
Chính là Lý lão đầu đi cùng nàng trên đường về phương nam……
Trong lòng Đường Cảnh Ngọc thầm mắng một tiếng xui xẻo, nhưng nàng không để lộ ra ngoài, ánh mắt dừng lại trên người Lý lão đầu một lát rồi nhanh chóng thu về, tiếp tục nói cười với Chu Thọ, giống như Lý lão đầu chỉ là một lão ăn mày bình thường nàng không quen biết.
Có lẽ là nhờ thổ nhưỡng đất Giang Nam, cũng có thể là căn cơ của nàng tốt, mới tới Tống gia một tháng mà mặt mày Đường Cảnh Ngọc đã mượt mà đi không ít, không phải nàng khoe khoang đâu nhưng giờ da thịt nàng trắng nõn, mỗi lần rửa mặt chỉ cần hơi dùng sức là nó liền đỏ ửng lên, hình như nàng càng ngày càng đẹp lên. Tiền Tiến không chỉ một lần nói rằng nàng so với lúc trước cứ như hai người khác nhau vậy, ngay cả Tiền Tiến còn nói như thế, huống chi Lý lão đầu chỉ thấy bộ dạng bẩn thỉu của nàng, dù lòng lão ta có nghi ngờ cũng không dám khẳng định đó là nàng.
Khả năng duy nhất để nàng bại lộ thân phận chính là giọng nói, giờ mà bỏ đi ngay lập tức, chẳng khác nào báo cho Lý lão đầu biết nàng là Cây Cột năm nào sao?
Trên đầu cầu, Lý lão đầu nhìn chăm chú thiếu niên có khuôn mặt trắng nõn thanh tú, hơi lưỡng lự.
Lão thử gọi “Cây Cột”.
Đường Cảnh Ngọc làm bộ không nghe thấy, khi Lý lão đầu gọi tên nàng lần thứ hai, nàng quay đầu nhìn sang, ngó sau lưng Lý lão đầu, cổ quái trợn mắt liếc lão một cái, rồi lại tiếp tục nói chuyện cùng Chu Thọ.
Lý lão đầu không cam lòng gọi lần thứ ba.
Đường Cảnh Ngọc nổi điên xoay người chửi lão:
– Ông kêu ai là cây cột vậy hả? Muốn nhận người thân thì đi tới nhà họ hàng ông nhận đi, một tên nghèo rách mồng tơi, còn dám gọi vớ gọi vẩn xem tôi có đánh ông không, đừng tưởng ông già rồi mà tôi không dám xuống tay nhé, có già thì tôi vẫn đánh như thường!
Lý lão đầu hoảng sợ.
Lão biết Cây Cột cực kỳ nhát gan, trước nay đều là nó bị lão bắt nạt chứ nào dám cãi lại?
Chắc là lão nhận nhầm người?
Đường Cảnh Ngọc không để ý đến lão ta nữa, nàng kéo Chu Thọ xuống cầu, cố ý đi ngang qua chỗ Lý lão đầu.
Chu Thọ đề phòng đứng cạnh nàng, còn tốt bụng giải thích cho Lý lão đầu nghe:
– Cậu ấy là Đường Ngũ, chứ không phải Cây Cột, ông nhận nhầm rồi.
– Cậu để ý đến lão ta làm cái gì? – Đường Cảnh Ngọc kéo cậu ta lôi đi, sau khi đi một quãng xa nàng mới quay đầu nhìn lại, chắc chắn Lý lão đầu không đi theo, mới nhẹ nhàng thở hắt ra một hơi. Lý lão đầu hết sức âm hiểm, Đường Cảnh Ngọc cứ sợ mình bị lão quấn chân, nàng dù sao cũng là con gái nhỡ bị Lý lão đầu bắt lấy cơ hội ngăn cản, thì ai mà biết được có nguy hiểm gì không?
Nàng chỉ mong Lý lão đầu qua lần này sẽ rời khỏi Gia Định.
Trước khi mặt trời lặn, Đường Cảnh Ngọc dẫn Chu Thọ quay về Tống gia, hai người cùng nhau vào bếp, cơm nước xong lại đi ra ngoài.
Đêm nay Đường Cảnh Ngọc tính nấu hoành thánh, lúc đang múc bột mì thì lòng nàng động một cái, bèn chạy vội sang nhà chính hỏi Tống Thù:
– Chưởng quầy, chiều nay chúng tôi nấu hoành thánh, chưởng quầy có muốn ăn cùng bọn tôi không? Nếu anh ăn thì tôi đi nói với phòng bếp một tiếng, để bọn họ khỏi phải chuẩn bị cơm cho chưởng quầy – Hiện giờ mấy cái đồ nàng đang dùng đa số là lấy từ phòng bếp, cũng nên hiếu kính với Tống Thù đi, lễ nhiều người không trách, cái này Tống Thù chẳng lạ gì, đế hắn thấy nàng hiểu chuyện, càng nhìn nàng càng thấy thuận mắt hơn.
– Bàng sư phó chưa về nhà hả? – Tống Thù từ phòng làm đèn đi ra.
Đường Cảnh Ngọc quay lại nhìn hắn, cười nói:
– Đúng vậy, sáng mai Bàng sư phó mới về, nếu không tôi cũng không dám cướp việc hầu hạ chưởng quầy của Bàng sư phó đâu, không phải múa rìu qua mắt thợ sao – Bữa nay trong phòng bếp lớn chỉ còn mỗi Bàng sư phó và hai tiểu đồ đệ.
Lời nói của nàng vẫn ngạo mạng như xưa, làm như tài nấu nướng của nàng còn tốt hơn cả học trò Bàng sư phó vậy. Tống Thù nhìn ánh nắng chiều dừng trên người tiểu cô nương, hắn nghĩ tới mấy ngày này nàng luôn cố gắng lấy lòng mình, bèn gật đầu đồng ý:
– Được, nấu xong rồi bưng thẳng tới nhà chính đi, cậu với Chu Thọ tới đây.
Hắn đã quen ăn cơm cùng hai đồ đệ, nên giờ ăn cơm trưa một mình có chút không quen, trái lại khi hắn nghe tiếng cười mắng giòn tan của tiểu cô nương thỉnh thoàng truyền ra từ nhĩ phòng bên kia, không hiểu sao hắn lại có chút hâm mộ. Tựa như, từ khi mấy thiếu niên này tới đây, trong viện như có sức sống hơn.
Cuối cùng cũng nhận được lời khẳng định, Đường Cảnh Ngọc vui vẻ đi nấu cơm. Tống Thù đồng ý chứng tỏ hắn không phản đối việc nàng chiếm tiện nghi của hắn, sau này có xách đồ về cũng không cần lén la lén lút tránh Tống Thù nữa.
Tống Thù về phòng thay quần áo, thấy đã đến giờ cơm liền bước ra khỏi phòng.
Hoành thánh nấu rất nhanh, Đường Cảnh Ngọc múc cho Tống Thù và Chu Thọ mỗi người một chén lớn, còn nàng ăn chén nhỏ. Chu Thọ bưng hoành thánh tới gian nhà chính, Đường Cảnh Ngọc tay chân nhanh nhẹn thu dọn phòng bếp, rồi cởi tạp dề rửa tay, đỏ mặt chạy đi. Tuy đã tới giữa tháng bảy nhưng Gia Định vẫn còn rất nóng, nên nàng vẫn còn mặc đồ mùa hè.
– Chưởng quầy, ra ăn cơm! – Chén đũa đã dọn xong, Đường Cảnh Ngọc gọi vào trong.
Tống Thù rất nhanh đã đi ra, cả người mặc trường sam màu đen, dây đai bằng gấm quấn quanh eo cùng màu với áo, đầu vấn tóc đội ngọc quan, rất hợp với phong thái lạnh lùng trong trẻo của hắn, tựa như một làn gió đêm phả vào mặt, cảm giác như đêm Nguyên Tiêu bởi vì hắn mà thêm lạnh.
– Lát nữa chưởng quầy ra ngoài sao? – Đường Cảnh Ngọc kéo ghế giúp hắn, tò mò hỏi.
Đi thả đèn – Tống Thù trả lời đơn giản, tới trước bàn ngồi xuống, thấy vỏ hoành thánh trong chén óng ánh trong suốt, ngạc nhiên hỏi:
– Món này cậu học từ Bàng sư phó hả? – Hoành thánh rất dễ làm, nhưng để làm đẹp đến vậy, có thể thấy tiểu cô nương rất khéo tay.
Đường Cảnh Ngọc cười hì hì, ngồi cạnh Chu Thọ nói:
– Không phải, ngày đó tôi đi theo bà chủ tiệm hoành thánh học, bà ấy biết tôi là tiểu nhị tiệm đèn l*иg, nên rất nhiệt tình với tôi, không lấy tiền dạy học. Chưởng quầy muốn ăn thêm chút dấm không?
Tống Thù xua tay cự tuyệt, thấy Đường Cảnh Ngọc bỏ chén đấm xuống liền múc thêm tương ớt, hắn thấp giọng nhắc nhở:
– Lần trước cậu bệnh còn chưa khỏi hẳn, không nên ăn mấy đồ kí©ɧ ŧɧí©ɧ thế này.
Đường Cảnh Ngọc ngượng ngùng thu tay lại.
Nàng biết mình phải kiêng cay, nhưng nàng lại rất thích ăn cay, đặc biệt là mấy món có nước có canh như mì hay phở, mấy món có nước lèo mà không bỏ ớt cay ăn không ngon, bỏ một tí cho đỡ thèm. Thôi, lần sau ăn ở trong phòng mình đi, có ăn vụng cũng không ai biết.
Tiểu cô nương rũ mắt nên cứ ngỡ không ai biết tính toán trong lòng nàng, Tống Thù lặng lẽ thu hồi tầm mắt, múc một cục hoành thánh bỏ vào miệng, hơi mặn nhưng nhìn chung cũng ngon. Hắn ăn liên tục ba miếng, vừa thong thả khuấy nước canh vừa tùy ý hỏi bọn họ:
– Buổi tối các cậu muốn ra ngoài hả? Tính đi đâu? Trong thành vàng thâu lẫn lộn, nếu thả Hà Đăng xong thì nên về sớm đừng ở ngoài lâu quá.
Nàng có lanh lợi thế nào cũng chỉ là một tiểu cô nương, nếu xảy ra chuyện gì thí khó mà trông cậy vào Chu Thọ, không dặn dò đôi câu thì hắn không yên tâm được.
Đường Cảnh Ngọc nghe hắn hỏi vậy vội nuốt hoành thánh xuống, hít hơi hai cái mới nói:
– Ừm, chúng tôi thả xong sẽ về, làm phiền chưởng quầy lo lắng, đúng rồi, chưởng quầy thả đèn ở chỗ nào?
Tống Thù rũ mắt:
– Ở nơi nào yên tĩnh.
Đường Cảnh Ngọc quan sát thần sắc của hắn, nhỏ giọng hỏi:
– Chưởng quầy tiện thể dẫn chúng tôi đi theo được không? Trên bờ sông nhiều người quá – Lúc bọn họ trở lại đã thấy nhiều người đứng trên bờ rồi, Đường Cảnh Ngọc sợ Hà Đăng mình cẩn thận làm còn chưa đi được bao xa đã đυ.ng trúng đèn người ta.
Động tác của Tống Thù hơi ngừng lại, do dự một lát nhưng rồi lại đồng ý:
– Cũng được – Người ở bên hắn thì hắn càng yên tâm.
Đường Cảnh Ngọc khẽ nhếch miệng, nhẹ nhàng nháy mắt với Chu Thọ.
Chu Thọ nhìn nàng cười.
Tống Thù nhìn mấy động tác mờ ám của hai người bọn họ chỉ thấy buồn cười, nơi hắn đến yên tĩnh vắng lặng chả thú vị gì, chưa chắc bọn họ đã thích.
Sau khi ăn xong chờ Đường Cảnh Ngọc rửa xong chén, ba người mỗi người xách theo một cái giỏ trúc gặp nhau trong sân, còn bên ngoài Tiền Tiến đã chuẩn bị sẵn xe ngựa, Tống Thù đi lên trước, Đường Cảnh Ngọc theo sau. Khi nàng đem giỏ trúc của mình đặt trên nền xe, vừa muốn chống tay leo lên thì hai người Tống Thù, Chu Thọ đều đồng thời đưa tay giúp nàng.
Tống Thù ngồi xổm trên xe, Đường Cảnh Ngọc thấy mượn lực từ tay hắn tốt hơn nên liền nắm lấy tay Tống Thù trèo lên.
Thật ra Chu Thọ cũng rất muốn giúp, nên khi cậu thấy tay bạn tốt đã bị Tống Thù nắm lấy, bèn tốt bụng ngồi xổm xuống, không hề báo trước ôm Đường Cảnh Ngọc lôi lên.
Cơ thể đột nhiên mất trọng lực, Đường Cảnh Ngọc rất hoảng sợ, nửa người trên không khỏi nhào vào lòng Tống Thù, Tống Thù kịp thời đỡ được nàng, dùng sức ôm chặt eo nàng nhấc lên. Sau khi Đường Cảnh Ngọc đứng vững nàng nhìn ngay sang giỏ trúc thấy nó thiếu chút nữa là bị chân bên phải của nàng đạp trúng, nàng nghĩ lại mà thấy tức, quay đầu trách cứ Chu Thọ:
– Cậu làm gì vậy?
Chu Thọ hơi co rúm lại, không dám nhìn vào mắt nàng:
– Tôi sợ cậu không leo lên được, nên muốn ôm cậu lên.
Hắn làm bộ đáng thương, Đường Cảnh Ngọc tức điên người mà không có chỗ phát tác, mặt căng cứng đưa tay về phía hắn:
– Lên, tôi kéo cậu lên.
Chu Thọ cười ngay lập tức, nắm lấy tay nàng.
– Cậu sức yếu, để tôi làm cho – Tống Thù ở bên ngăn nàng lại, ý bảo nàng ngồi vào trong xe trước đi.
Đường Cảnh Ngọc không hề để bụng xách giỏ trúc đi vào trong, sau khi ngồi xuống xe nàng liền vén chao đèn [2] ↓lên kiểm tra chiếc Hà Đăng bên trong.
Tống Thù đỡ Chu Thọ vào lại buồng xe xong, lúc hắn quay người muốn ngồi xuống ghế chủ vị thì ánh mắt lại vô tình lướt qua chiếc Hà Đăng của Đường Cảnh Ngọc.
Bên trong Hà Đăng chưa đốt nến nhưng nương nhờ ánh đèn trong xe ngựa, Tống Thù nhanh mắt thấy một hàng chữ nhỏ.
“Mẹ, A Ngọc đã tới Gia Định……”
Hắn đang muốn nhìn thêm thì chao đèn đã bị thả xuống, Tống Thù tỉnh bơ ngồi vào chỗ, không để ý tiểu cô nương bên kia nữa.
Đường Cảnh Ngọc không biết chữ mình viết bị người khác nhìn thấy liền ôm giỏ trúc đặt lên đùi, nàng trừng mắt giáo huấn Chu Thọ ở phía đối diện:
– Về sau cậu muốn giúp tôi thì nói với tôi một tiếng, xém nữa hù chết tôi rồi.
Chu Thọ ngoan ngoãn nhận lỗi:
– Tôi nhớ kỹ rồi, cậu đừng giận.
Đường Cảnh Ngọc cố ý đùa bỡn cậu ta:
– Cho tôi xem thử cậu viết gì trên đèn thì tôi sẽ không giận cậu nữa.
Chu Thọ lập tức đưa giỏ đèn của mình qua.
– Đùa cậu thôi, còn lâu tôi mới thèm xem! – Đường Cảnh Ngọc quay đầu xốc màn lên nhìn ra ngoài, không thèm để ý tới cậu ta.
Chu Thọ chả hiểu gì nhìn nàng, không biết nàng ta có giận cậu hay không.
Còn Tống Thù thì nhìn chăm chú vào sườn mặt của tiểu cô nương giảo hoạt, hoạt bát như đang tìm tòi nghiên cứu, hắn nghĩ tới mấy dòng chữ ngắn ngủi kia, ánh mắt càng nhu hòa hơn.