chú Lý vẫn luôn quan tâm chăm sóc cho Quý Phù Trầm, mấy ngày nay nấu hoành thánh hay món gì khác đều là ông ấy xắn tay vào làm, chứ không để Quý Phù Trầm đến gần.
Ông ấy thấy Quý Phù Trầm sạch sẽ, trắng trẻo, sợ đối phương bị khói lửa làm bẩn.
"Chúng ta còn gạo không?" Quý Phù Trầm hỏi.
"Lần trước tôi mới mua hai túi, còn chưa động tới."
"Nấu cơm trước đi, hôm nay đừng ăn bánh bao rau dại nữa."
"Được." chú Lý nói xong, bắc nồi lớn lên, cầm túi gạo đổ vào nồi.
Quý Phù Trầm không nhìn nổi nữa, dẫn Tiểu Thử đi vo gạo trước rồi mới cho vào nồi.
Trong trại có nhiều người nên nấu ăn phải dùng nồi lợn, nấu cơm đương nhiên cũng phải dùng nồi lớn như vậy.
Cũng may là trong bếp không chỉ có một cái bếp, một bên thổi cơm một bên nấu ăn, không làm chậm trễ việc nấu nướng.
Sau khi cơm chín, người giúp việc đi xuống hầm lấy rau lên.
Dù đã là tháng bốn nhưng nhiệt độ trên núi vẫn thấp, dưới hầm lại càng lạnh nên việc bảo quản nguyên liệu tươi rất thuận tiện.
Thời cổ đại không có tủ lạnh, có thể nghĩ ra việc sử dụng hầm để giữ thực phẩm tươi ngon cũng xem như rất thông minh.
Bên này, Quý Phù Trầm và Tiểu Thử chịu trách nhiệm chọn rau, bên kia ông Trương giúp tạp dịch gϊếŧ gà.
Con gà này là do mấy ngày trước ông Trương xuống núi mua về, mua gà thời cổ đại không tiện như thời hiện đại, nhất là đi chợ sẽ không có nhiều người gϊếŧ gà sẵn mang đi bán, hầu hết là mua gà sống về, lúc nào ăn thì tự gϊếŧ.
Sau khi được mua về, những con gà này bị nhốt vào trong hàng rào tạm thời phía sau nhà bếp. Vì không có ai tận tâm nuôi dưỡng, chỉ mới có mấy ngày mà lũ gà đã gầy đi một vòng. Nếu còn không gϊếŧ, có lẽ cuối cùng chúng chỉ còn da bọc xương.
Quý Phù Trầm nhìn thoáng qua lũ gà kia thầm nghĩ, sơn trại này cũng không nhỏ, tự mình nuôi gà vừa hay rất thuận tiện. Nhưng hiện tại cậu không có nhiều tinh lực để nghĩ những chuyện này, cho nên suy nghĩ ấy chỉ thoáng qua trong nháy mắt.
Mấy con gà rất nhanh đã bị gϊếŧ sạch.
chú Lý bên này đun một nồi nước sôi lớn để nhổ lông gà.
Sau khi sơ chế xong mấy con gà thì cho chúng ngay vào nồi.
Đầu tiên, Quý Phù Trầm bảo chú Lý xào qua hành, gừng, tỏi và hồi đã chuẩn bị sẵn trong nồi, đợi đến khi ngửi thấy mùi thơm thì mới thêm miếng gà đã chần qua nước. Đúng lúc đầu bếp trước đó trong trại có chuẩn bị rượu nấu ăn, Quý Phù Trầm bảo ông ấy thêm một chút rượu nấu ăn, làm như vậy không chỉ có thể khử mùi tanh mà còn cải thiện độ tươi ngon.
“Có đường phèn không ạ?“ Quý Phù Trầm hỏi chú Lý.
“Có có có, cậu còn cho cái đó vào món gà hầm à?“ chú Lý khó hiểu.
“Bỏ vài viên vào, mùi vị sẽ tốt hơn.” Quý Phù Trầm giải thích xong thì bảo ông ấy thêm vài viên đường phèn, rồi lại thêm một ít nước tương: “Sau khi miếng gà từ từ đổi màu thì có thể thêm nước, sau khi nước sôi thì lấy bớt củi ra để lửa không quá lớn, sau đó cho miến và nấm vào nấu chín.”
chú Lý nghe thế nào thì làm y theo từng lời cậu nói.
“Còn gì nữa không?” Ông ấy hỏi.
“Khi chuẩn bị múc khỏi nồi thì thêm muối, rắc thêm một ít rau mùi lên trên mỗi bát để trang trí.”
“Chỉ vậy thôi sao?”
“Lần nào tôi cũng làm như vậy, có lẽ mùi vị sẽ không quá tệ.”
Gà hầm nấm là một món ăn rất phổ biến ở thời đại mà Quý Phù Trầm từng sống, rất nhiều người có thể làm nó. Tuy nhiên, vì Thần Châu đất rộng của nhiều, sẽ có một vài khác biệt nhỏ trong cách chế biến món ăn này giữa các nơi.
Quý Phù Trầm chỉ thích ăn, nhưng cũng không phải là người sành ăn, cũng không chú ý nhiều về việc nấu ăn.
Dù sao thì nếu mình không làm sai bước nào, có lẽ hương vị của món ăn có thể qua ải.
Còn nếu không qua, chắc chắn cũng sẽ ngon hơn món ăn trong nồi lớn do chú Lý nấu trước đây.
Quả nhiên.
Hôm nay, gà hầm nấm còn chưa ra khỏi nồi, Tiểu Thử ở ngay bên cạnh đã thèm ăn đến nổi nuốt nước miếng.
Sau đó, chú Lý không nhìn nổi nữa nên cho cậu ta vài miếng để giảm cơn thèm trước.