Ta Muốn Tu TIên Thì Mỗi Ngày Phải Viết 3000 Chữ

Quyển 1 - Chương 9: Thiên Cải

Nhưng lúc này tiểu thuyết còn chưa phát triển lý luận hoàn chỉnh, đa số mọi người đều viết dựa vào bản năng, thậm chí còn chưa hình thành một nhân vật chính dưới cùng một góc nhìn.

Lúc này Thi Thiên Cải là người dẫn đầu và có lợi thế lớn nhất. Dù thời thế phát triển thế nào, bản chất con người thế tục vẫn ưa thích những nội dung đơn giản, ngắn gọn, dễ tiếp thu, tam chương hoàng kim chắc chắn là đỉnh cao của sự dễ đọc và dễ hấp dẫn.

Thứ hai là sự khác biệt về nội dung.

Khi Thi Thiên Cải nhìn thấy lá thư từ hôn của nguyên chủ, trong đầu lập tức hiện lên ba chữ: Từ hôn lưu.*

*Ba từ "ly hôn lưu/ từ hôn lưu" được biết đến như một thể loại trong tiểu thuyết giả tưởng trực tuyến ngày nay.

Như tên của nó, theo nghĩa hẹp nhân vật chính bị người khác coi thường vì quá yếu đuối, và người đó làm nhục nhân vật chính bằng cách phá vỡ hợp đồng hôn nhân.

Theo Thi Thiên Cải được biết, chủ đề này trở nên phổ biến trong thế giới văn học nhờ một cuốn tiểu thuyết dành cho nam nhân, nhưng thực tế, cái cốt truyện này đã tồn tại từ thời xa xưa.

Ở đời nhà Thanh, nhà hí kịch nổi tiếng Ngô Mai đã từng nói: “Sinh ra nghèo khó, nữ nhân hiền thục, người trước ước định là Chu Trần, mà nhà nữ hủy liên minh… Phụ mẫu chuyển sang Hứa công tử, mà sống tốt nên được người khác cứu, đi thi đỗ đạt, tuân lệnh thành hôn… Mười bộ truyền kỳ thì năm sáu bộ là như vậy!”

‘Người trước ước định là Chu Trần, mà nhà nữ hủy liên minh’ đây không phải là hủy bỏ hôn ước sao! ‘Mười bộ truyền kỳ thì năm sáu bộ là như vậy’ cái này cho thấy cốt truyện này kinh điển đến mức nào.

Phải biết rằng độc giả thời cổ đại cũng có thể chấp nhận ý tưởng hủy bỏ hôn ước, đó là lý do lớn nhất khiến Thi Thiên Cải chọn chủ đề này để viết.

Các tiểu thuyết ngày nay cũng có rất nhiều loại ‘từ hôn lưu’, nhưng trong số đó rất ít người bị từ hôn là nữ.

Thi Thiên Cải không những chọn chủ đề này mà còn đặt giọng điệu vui vẻ trong toàn bộ câu chuyện nữ chủ, với trung tâm là cốt truyện còn tình yêu chỉ là tuyến phụ.

Sự lựa chọn này không thể nói là không táo bạo nhưng Thi Thiên Cải vẫn viết như thế.

Để trung hòa sự kịch tính của truyện, Thi Thiên Cải đã thêm yếu tố thiên kim thật giả lẫn lộn.

Cái kịch bản này hơn nửa sẽ là gia đình không tầm thường, Thi Thiên Cải cũng đã sửa lại giả thuyết hoang đường, Liễu thị là một trong ba gia tộc tu tiên lớn.

Câu chuyện cẩu huyết như thế, nàng tin rằng những độc giả non nớt trong giới tu tiên có chê vô lý như thế nào thì cũng sẽ đọc tiếp.

Hơn nữa Thi Thiên Cải cũng không phải là kiểu tác giả thích làm người đọc khó chịu, người ta thường nói muốn khen thì phải chê trước, xuất phát của nữ chính càng thấp, thì về sau sẽ càng ngày càng nâng cao.

“Mọi thứ ta viết từ hôm nay trở đi sẽ như thế này, rất khác so với trước đây.” Thi Thiên Cải nói: “Hơn nữa ta còn đặt cho mình một cách tên mới, lấy tên là ‘Thiên Cải’, bút danh cũng thay đổi luôn.”

Nàng lấy ra một mảnh giấy, viết lên trên đó ba chữ.

Phỉ Bất Trác.

Đây cũng là bút danh nàng từng đặt ở kiếp trước.