Trình Ấu Dung nén cơn ho, mặt không đổi sắc liếc nhìn người mới đến, sau đó bình thản nói: “Lười phiền người khác.”
Nếu nàng sai người mang bếp lò vào thì Lâm quý phi sẽ nổi điên lên, chuyện này cũng không phải chưa từng xảy ra.
Nhưng lúc đó là vào hè, Trình Ấu Dung nóng quá chịu không nổi, bên ngoài cửa sổ tiếng ve lại râm ran không ngừng, nàng mới đúng dậy ra cửa gọi người mang giỏ đá đến.
Lâm quý phi nghe thấy thì cười lạnh, không những không cho mang đá vào mà còn bắt nàng chép thêm hai quyển sách nữa.
Nghĩ tới đây, Trình Ấu Dung cụp mắt buồn bực, ngón tay siết chặt ngòi bút.
Thư Từ vội vàng bước vào: “Việc của điện hạ sao gọi là phiền được, người dừng một lát, nô tỳ sẽ gọi người mang than đến châm bếp lò.”
Trình Ấu Dung hờ hững như không nghe thấy gì, cũng không phản ứng lại, tiếp tục chép sách.
Thư Từ đặt đồ trong tay xuống, vén rèm ra ngoài gọi người mang bếp lò, lúc quay lại mang theo một bình trà nóng và một đĩa điểm tâm.
"Điện hạ, ở đây có trà, nếu người khát thì uống nhé." Thư Từ cười dịu dàng, nàng ta là cung nữ mài mực bên người Lâm quý phi, bình thường không cần hầu hạ những việc này.
Suốt quá trình đó Trình Ấu Dung vẫn thờ ơ với nàng, nghe thấy lời này chỉ “ừ" một tiếng cho có lệ.
Thư Từ cũng không nói nhiều, đi lấy hai quyển sách trên kệ rồi rời thiên điện.
Lúc Trình Ấu Dung chép sách xong thì mặt trời đã lặn, ngày đông lạnh giá, mặt trời vừa lặn thì không còn tia ấm áp nào sót lại nữa.
Tố Lan thấy Trình Ấu Dung bước ra liền vội vàng mang áo khoác lông chồn đến khoác lên vai nàng.
Khi hai chủ tớ ra ngoài có thể loáng thoáng nghe thấy giọng nói truyền đến từ đại sảnh sáng đèn.
“Nương nương, người đừng trêu ghẹo nô tỳ, nô tỳ muốn hầu hạ người mãi, không muốn đi đâu hết.” Thư Từ cười thoải mái, giọng điệu tựa như con gái đang làm nũng với mẫu thân.
Giọng Lâm quý phi càng dịu dàng, lời nói không giấu được ý cười: “Ba hoa, sao có thể hầu hạ ta mãi được, năm sau cũng 18 tuổi rồi, bổn cung vẫn nên sắp xếp cho ngươi xem mắt.”
Thư Từ ngượng ngùng đỏ mặt, thân mặt dựa vào vai Lâm quý phi.
Bóng hai người in lên cửa sổ giấy như một màn múa rối bóng, chọc người ta bật cười.
Tố Lan nhìn thoáng qua, tức nghiến răng nghiến lợi, sau khi đỡ Trình Ấu Dung ra khỏi cửa cung mới bất bình nói: "Tiện tì Thư Từ thật không biết lớn nhỏ! Ả là thứ gì chứ? Nghĩ mình là con gái ruột của Lâm quý phi sao, thật không biết xấu hổ!"
Tâm trạng Trình Ấu Dung vốn đã không tốt, nghe nàng ríu rít bên tai càng phiền lòng, cau mày nói: "Im lặng, nàng ta là nô tỳ thì em cũng vậy, đừng có cư xử không đúng mực.”
Tố Lan vội vàng che miệng nói: “Nô tỳ đáng chết, không nên nói lung tung."
Trình Ấu Dung buông tay nàng ra, “Em về trước đi, ta muốn đi dạo một mình, nghẹn cả buổi chiều rồi.”
Vẻ mặt Tố Lan đầy lo lắng, lại nghe Trình Hữu Ấu lại ho mấy tiếng, liền khuyên nhủ: “Điện hạ, bệnh của người còn chưa khỏi hẳn, ra ngoài trúng gió thì phải làm sao? Cứ bị hoài như vậy cũng không tốt cho sức khoẻ của người, hay là chúng ta về Ninh Nhạc Cung trước đi, chờ người hết bệnh rồi hãy đến Lam Hoa Lâu."
Trình Ấu Dung nói muốn đi dạo thì nàng đã chắc chắn công chúa sẽ đến Lam Hoa Lâu một mình, Tố Lan biết tâm tình công chúa đang khá tệ nhưng chỉ có thể căng da dầu ngăn cản.
Trình Ấu Dung đưa tay che miệng không ngừng ho khan, quả nhiên sau khi lời này thì tức giận bốc hỏa, giọng điệu sắc bén hơn: "Cút, đừng để ta nói lần thứ hai."
Tố Lan không dám trái lời, đành phải buông tay Trình Ấu Dung, trở về Ninh Nhạc Cung trước.
Lúc Trình Ấu Dung đến Lam Hoa Lâu đã giờ Tý, sắc trời đã tối, nàng từng bước leo lên lầu cao cũ nát, nhìn ánh đèn sáng nơi xa, tâm trạng cũng dễ chịu hơn một chút.
Lam Hoa Lâu này ban đầu là vọng nguyệt đài, nghe nói ngày trước có một công chúa hoà thân đến, ngày ngày tưởng niệm quê hương, nàng đứng ở cửa cung hướng mắt về phương xa nhưng chỉ thấy những bức tường cung cấm.
Thời gian thấm thoát thoi đưa, nỗi nhớ nhung tích tụ thành ưu thương khiến nàng lâm bệnh nặng, hoàng đế thương xót nên đã sai xây một vọng đài ngay cửa cung, để nàng có thể đứng ở đó nhìn về quê hương của mình.
Lần đầu Trình Ấu Dung nghe câu chuyện này đã chạy một mạch đến đây, nàng phóng mắt về nơi xa nhưng hoàn toàn không thấy quê nhà gì đó trong chuyện xưa, chỉ thấy quang cảnh ngoài cung.
Thấy dòng người đi dọc hành cung, xuyên qua cửa cung nguy nga, bước ra khỏi hoàng cung vuông vức.
Nàng nghĩ phi tử đó có lẽ không chỉ nhớ thương quê nhà mà còn muốn thoát khỏi nhà giam ngột ngạt này.
Trình Ấu Dung dựa vào lan can, cổ họng lại ngứa làm nàng ho khan hồi lâu, ho đến mức nước mắt chảy ra, đuôi mắt đỏ ửng.
Nàng đưa tay sờ trán mình, chẳng trách đầu càng ngày càng nặng, thì ra nàng đã bắt đầu sốt lại.
Trình Ấu Dung luyến tiếc hơi ấm trên án, hồi lâu không bỏ tay xuống.
Tiết Chi nói đúng, nàng đúng là một kẻ điên, trước giờ cứ thích làm mình sinh bệnh...
Lúc bị ốm, cả người yếu ớt, thân thể nặng nề, nàng cầm cây trâm đâm vào tay, cảm giác đau đớn làm nàng càng nghiện hơn.
Đầu óc choáng váng, nghĩ đông nghĩ tây một hồi lại muốn đánh Lâm quý phi hai cái, nhưng chỉ nghĩ trong đầu là được rồi.
Màn đêm buông xuống, gió nổi lên, từng cơn lạnh buốt thổi vào mặt như bị cao cứa.
Tấc An đi sau lưng Tiết Chi, hai người trở về cung trước khi khoá cổng.
“Chưởng ấn, hôm nay cũng không cần người canh gác, cứ ở trong phòng ấm áp là được rồi.” Tấc An rụt cổ, không hiểu sao tự nhiên Tiết Chi lại hồi cung.
Tiết Chi nhàn nhạt liếc hắn một cái, dưới lớp áo choàng ngón tay khẽ vân vê vết cắn trên ngón tay cái, nói: “Chiều nay Lâm gia có dâng tấu chương, đúng lúc Tiết Hữu Đức không ở trong cung… Nếu ngươi sợ lạnh như vậy thì cứ làm tổ ở nhà để trú đông, đi theo ta làm gì?”
Tấc An nghe được ẩn ý mỉa mai trong lời của Tiết Chi, vội nịnh nọt nói liên thanh: “Chưởng ấn cất nhắc nô tài, không phải nô tài sợ người lạnh sao.”
Tiết Chi lười để ý đến hắn, bước chân không ngừng tiến về phía trước, vừa đến góc đường thì bị một người đâm sầm vào.
Tiết Chi đơ ra trong giây lát, y chưa kịp phản ứng lại thì Tấc An ở phía sau đã vội mắng: “Không mở to mắt mà nhìn đường, đi vội vàng gấp gáp làm gì vậy hả? Đυ.ng trúng chưởng ấn chúng ta còn không mau quỳ xuống dập đầu.”