Hoa Đào Rụng Rơi

Chương 2

2.

Ta đã nghĩ rằng sẽ lớn lên trong yên ổn, sau đó gả cho Ninh Vi như ý nguyện. Nhưng chiến loạn bất thình lình ở Tái Bắc khiến ta trở tay không kịp. Ninh Vi bị triệu tập khẩn đến Tái Bắc nhậm chức. Dù không đành lòng, nhưng ta biết rằng lợi ích quốc gia là trên hết. Ta chỉ có thể cố bình tĩnh, kiểm kê từng thứ muốn gửi cho chàng. Hoàng huynh cũng thấu hiểu tâm tình ta, mỗi ngày đều dẫn Ninh Vi đến. Có khi hai ta nói chuyện thâu đêm, cũng có khi không nói gì mà chỉ tựa vào nhau. Nhưng thường thì nước mắt đã rơi xuống trước khi ta kịp mở lời. Cứ lau sạch, nước mắt lại lã chã tuôn, nhưng chàng vẫn kiên nhẫn lau không chút mệt mỏi.

Trước ngày ra trận, gió bấc thổi mạnh, khiến người ta rát mặt ê ẩm. Ta đã thấy rất nhiều dáng vẻ của Ninh Vi, nhưng đây là lần đầu tiên được chiêm ngưỡng chàng mặc áo giáp. Ý trung nhân của ta, chàng sẽ là một đấng anh hùng vĩ đại, mang theo niềm hy vọng của ta, cứu lấy dân chúng.

Uống xong chén rượu ly biệt, chàng quay đầu lại. Ta biết chàng đang nhìn mình, nhưng ta nhanh chóng xoay người, chỉ để lại một bóng lưng cho chàng. Lúc này ta quá xấu xí, thật sự không muốn để chàng bắt gặp bộ dạng này. Ta muốn mọi hình ảnh của mình trong ký ức chàng luôn luôn hoàn hảo.

Ở kinh thành, trời bắt đầu đổ mưa.

Ngày thứ hai sau khi Ninh Vi rời đi.

Ta chẳng làm gì nên hồn, đầu chỉ nghĩ đến khoảnh khắc chàng ngồi trên lưng ngựa và nhìn xuống ta. Có lẽ ta không nên trốn tránh. Thể diện của công chúa, hay quy củ nữ nhi là cái thá gì cơ chứ! Ta đâu có tha thiết điều đó! Ta nên đuổi theo chàng, đuổi theo đến ngoại thành, đuổi theo tới tận biên cương!

Xuân Đào bước tới bên cạnh, khoác thêm áo cho ta: “Công chúa, đừng để bị cảm.”

Có người nhắc ta cẩn thận kẻo bị cảm lạnh, nhưng có ai nhắc chàng ấy đây?

Chỉ vỏn vẹn trong vòng một ngày, tâm trạng của ta từ nhớ nhung đã hoá thành hối tiếc. Có vẻ ta thích chàng nhiều hơn ta tưởng.

Sau cơn mưa, thời tiết trở nên ấm áp hơn, ta cởi bỏ bộ áo lông cáo dày cộm, thay bằng một chiếc áo khoác mỏng. Hoa đào chốn kinh thành đã nở rộ. Lúc mà làn gió xuân khẽ khàng lướt trên từng cành cây, cũng là lúc bức thư của Ninh Vi đến tay ta.

Hoàng huynh bước vào tẩm điện của ta, còn trêu ta rằng, có hơn chục phong thư báo cáo tình hình quân sự, không cái nào dày bằng phong thư chàng viết cho ta.

Ta ngượng chín mặt, giật lấy phong thư từ tay hoàng huynh. Hứ, dĩ nhiên là phải dày rồi, bức thư chứa chan tình yêu nồng nàn nhất của tuổi trẻ, sao có thể không dày chứ?

Ta vươn tay mở cửa sổ và ngồi xuống bên khung cửa.

“Trường Ninh, nhìn thư tựa như gặp nói*. Ở đây mọi việc đều ổn. Trong lòng ta đã sớm diễn tập hàng ngàn lần những trận tấn công của kẻ thù, và trận nào ta cũng giành thắng lợi. Ta nhớ nàng sâu sắc, nhất là khi đêm về. Buổi đêm chốn này thật đẹp, những vì sao cũng rất sáng, tựa như đôi mắt của nàng…”

/*见字郎面: Kiến tự như diện, “Seeing the handwriting in your letter is like seeing you in person; When reading your letter, I feel as if we are talking face to face.” (Wikipedia). Mình không biết dịch sao cho hay, nhưng đại loại là khi nhìn lá thư, người đọc có cảm giác như đang nói chuyện, đang đối mặt với người viết./

“... Từ khi huấn huyện ở đây, ta bắt đầu trồng cây đào. Chắc là hoa đào ở kinh thành sắp nở nhỉ. Chỗ này của ta vẫn còn gió tuyết, có lẽ phải đợi thêm một thời gian nữa. Khi giao tranh lắng xuống, ta sẽ đưa nàng đến đây ngắm hoa đào. Khi đó sắc hoa đào nở rộ sum suê khắp chốn núi rừng, chắc chắn nàng sẽ rất thích…”

“... Nàng xem, ta đã ‘lỡ’ vô tình nói nhớ nàng năm mươi sáu lần rồi, vậy nàng thì sao, có nhớ ta không? Nếu nàng không nhớ ta cũng không sao, ta sẽ nhớ nàng gấp bội để bù cả vào phần của nàng. Nhưng ta biết, Trường Ninh, nàng sẽ không như thế đâu, phải không?”

Chỉ khi viết thư, chàng mới có thể thổ lộ ra những tâm tình sến súa này. Nếu bình thường, chắc chàng sẽ xấu hổ đến mức không ngóc nổi đầu dậy ngay khi nói ba dòng đầu tiên. Ta thậm chí còn tưởng tượng tâm trạng của chàng khi đặt bút viết những dòng này. Có lẽ chàng cũng ngồi bên cửa sổ giống ta, khi viết những dòng nhung nhớ, có khi còn mím môi cười rồi đỏ mặt.

Đồ ngốc này!

Giọng điệu bức thư rất nhẹ nhàng, không một câu than vãn mỏi mệt. Chàng bừng bừng khí thế ra trận không chút sợ hãi, nhưng trong lòng ta thì sợ ch.ết khϊếp. Nếu chàng có mệnh hệ gì, ta phải làm sao?

Ta trải giấy viết thư, ngước mắt lên thì thấy cây đào gần cửa sổ nhất đang ra hoa. Cõi lòng rung động, liền đưa tay ngắt một bông, mài trong nghiên mực đến khi hoà vào giấy bút. Chàng đã viết nhớ ta năm mươi sáu lần, vậy ta sẽ đáp lại chàng năm mươi bảy lần, để chàng biết rằng ta nhớ chàng ấy nhiều hơn một chút.

Khoảng cách địa lý quá đỗi xa xôi, đến nỗi mỗi lần nhận được thư của chàng phải hơn một tháng. Có vài vấn đề đã phát sinh trong tháng này, nhưng không quá nghiêm trọng. Các sứ thần ngoại quốc khi trước tới kinh thành để nộp lễ cống nạp đều lục tục về nước, hoàng cung bỗng dưng trở nên vắng vẻ. Không khí ngày trước náo nhiệt đến nỗi ta quên mất cuộc sống của mình như thế nào trước khi họ tới.

Mỗi ngày hoàng huynh đều phải chịu trận “t.ra t.ấn” của ta một lần. Cái này cũng không trách ta được, ai bảo huynh ấy là thái tử một nước, bất cứ thư từ gì từ biên giới đều phải đến tay. Ta thì trong trạng thái “Chờ thư cả tháng nay rồi/ Ôm đàn bán nguyệt, dựa ngồi cung trăng”* ngóng trông bức thư thứ hai.

*Nguyên văn là: 盼星星,盼月亮 (mong sao, mong trăng)- là câu nói dân gian, có ý nghĩa diễn tả sự háo hức của hy vọng, xuất phát từ “Giông tố” (Baidu). Mình dịch biến tấu sang câu ca dao tương tự./

“Trường Ninh, nhìn thư tựa như gặp nói. Ta đã nhận được thư của nàng. Ngày mà ta cầm bức thư trên tay, cây đào đầu tiên ta trồng đã nở hoa. Binh lính biên giới bàn tán rằng họ chưa bao giờ thấy thứ gì đẹp đến vậy. Ta cười thầm, trong lòng ta, nàng còn đẹp gấp vạn lần những bông hoa này…”

“... Mùa xuân đã chạm ngưỡng cửa. Lá thư của nàng khiến ta có một ảo ảnh. Tựa như… Mùa xuân đến là vì nàng, hoặc là nàng đến cùng mùa xuân. Nhìn tình hình hiện tại, có lẽ năm sau ta sẽ trở về bên nàng…”

“... Thái tử điện hạ không biết bánh hoa đào nàng thường ăn vào mùa xuân bán ở đâu, là ở Vương gia phía nam thành, nhưng nàng nhớ nhắc ngài ấy cho thêm hai bông hoa đào và một phần hoa quế. Sau này nàng rủ Xuân Đào đi chơi có thể kêu nàng ấy mua cho một ít… Khi nào có thời gian, ta sẽ dẫn nàng đi ăn. Chúng ta cũng có thể du xuân nha… Mẫu thân ta nói nữ tử trong kinh thành đều sẽ cùng tình lang du xuân để bồi đắp tình cảm…”

“... Ta nghĩ đi nghĩ lại, vẫn là không nên đi. Nàng ăn diện lộng lẫy như vậy, sao ta nỡ để người khác ngắm chứ? Nhưng nếu nàng thích, cùng lắm ta sẽ nén nỗi lòng ghe.n tuông ‘ru.ột đau như c.ắt, nước mắt đầm đìa’ để chiều nàng nha…”

Bức thư có mùi c.ồn, mép giấy cũng có vệt nước, có lẽ là do uống rư.ợu. Cũng phải thôi, không mượn rư.ợu thì làm sao tỏ tình được… Ninh Vi đã vẽ thêm một nét mực dày nữa vào bức thư vì say rượu.

Ta muốn cầm bút viết lại, nhưng không muốn mất hứng, thành ra trên bức thư chỉ vỏn vẹn 8 chữ: “Yểu điệu thục nữ, quân tử hảo cầu.”

Như vậy còn chưa đủ, ta cho thêm một nhành hoa đào khô nữa vào phong thư rồi mới gấp lại.