Trên đường hội quân với Nguyễn Nhạc, Lân vẫn thường phân phát thức ăn cho các nạn dân, người ăn xin trên đường. Hôm ấy khi quân lính đang phân phát gạo cho một nhóm người ăn xin thì Lân để ý thấy một thân ảnh quen mắt, tuy người này mặt mũi lấm lem, quần áo rách rưới khó nhận ra là ai, nhưng nhìn rất quen, nhất thời không nhớ được là ai. Khi đi được một đoạn thì Lân sựt nhớ ra, thân ảnh này rất giống Phi Yến, Lân giục ngựa quay đầu trở lại tìm. Nhìn thấy thân ảnh gầy gò kia đang lủi thủi bước đi, Lân liền gọi:
- Phi Yến
Người kia theo phản xạ quay đầu lại nhìn.
Lân biết mình đã đoán đúng, người con gái này là Phi Yến không sai.
Nhảy xuống ngựa Lân tiến đến hỏi:
- Sao muội lại ra nông nổi thế này
Phi Yến nhìn Lân ứa nước mắt, không nói nên lời. Dường như nàng đã chịu nhiều uất ức trong suốt quãng thời gian này.
Đang trên đường hành quân cũng không tiện nói nhiều nên Lân nói:
- Trước mắt nàng hãy tạm theo ta, cũng gần tới nơi hội quân.
Phi Yến nhẹ gật đầu.
Lân đưa cho nàng một con ngựa để cưỡi, nhưng do nàng không biết cưỡi ngựa nên đành phải ngồi cùng ngựa với Lân.
Trên đoạn đường đi, Phi Yến chỉ cúi đầu, còn Lân thì không biết nên nói gì để an ủi nàng, cứ như vậy mà đi đến nơi hội quân.
Khi gặp Lân, Nhạc ha hả cười nói:
-Ta có nghe lính truyền tin báo lại, Lân đô đốc quả nhiên là người trí dũng song toàn, không những thắng nhanh mà còn ít tiêu hao binh lực.
- Đa tạ trại chủ đã khen ngợi- Lân chắp tay cúi đầu đáp.
Nhạc nói tiếp:
- Bên phía của ta thì thuận lợi hơn đô đốc, tên Đốc Trưng trấn giữ kho vừa mới giao chiến đã bỏ chạy, binh lính cũng không chống cự tất cả đều xin hàng. Mấy ngày này có thêm các nghĩa sĩ đến gia nhập nên ta chưa vội trở về.
Ta vừa cho đô đốc Lộc và đô úy Võ Văn Cao về Kiên Thành để cùng Lữ đệ đi vào Phú Yên, Diên Khánh, Bình Thuận xem xét tình hình, liên lạc cùng Vua Thủy Xá, Hỏa Xá và vận động thân hào nhân sĩ địa phương hưởng ứng cuộc nam chinh.
Hôm nay mọi việc sắp xếp cũng đã ổn thỏa, chúng ta cùng trở về thành Quy Nhơn thôi"".
Đoàn quân vận chuyển lương thực, của cải cùng nhau trở về thành.
Trên đường đi khi qua các khu chợ, Lân cho người mua y phục và các đồ dùng dành cho Phi Yến.
Trở về tới nơi ở, Lân sắp xếp chỗ ở cho Phi Yến, sai người chuẩn bị nước cho nàng tắm rửa, thay y phục.
Sau khi Phi Yến tắm xong thay y phục thì cùng Lân dùng bữa, có lẽ đã chịu đói lâu ngày nên nàng ăn cũng nhanh hơn. Lân nhìn thấy thì chợt cuộn lên từng đợt cảm xúc chua xót. Nàng đã gầy đi rất nhiều, làn da trắng trẻo hồng hào của ngày xưa cũng đen xạm đi vì phơi nắng phơi mưa lâu ngày. Dù vậy những đường nét xinh đẹp trên khuôn mặt vẫn không thay đổi. Lân càng nhìn càng cảm thấy đau lòng.
Lân chậm rãi ăn, bất giác buông một tiếng thở dài.
Phi Yến nghe Lân thở dài thì ngước đầu lên nhìn, vẻ mặt lúng túng.
- Có phải muội làm điều gì thất thố?
- Không, không chỉ là nhìn muội ta thấy thương cảm mà thôi.
- Muội cứ ăn cho no rồi chúng ta trò chuyện.
Sau khi ăn xong Lân mới hỏi:
- Cách biệt không bao lâu, sao giờ muội lại rơi vào tình cảnh thế này.
Phi Yến bùi ngùi nói:
- Từ dạo chuyện Nhạc trại chủ cho người đi cướp người giàu chia cho người nghèo, có một đội quân triều đình được phái đi trấn áp, bọn chúng tới đâu thì nhũng nhiễu dân chúng tới đó. Trong quân có một viên quan thấy muội có tư sắc nên muốn cưỡng đoạt, mẫu thân liều chết bảo vệ ta nên bị đánh chết, ta nhờ có chút võ công nên chạy thoát được, lưu lạc khắp nơi không dám trở về nhà.
Lân siết chặt tay:
- Lũ quan quân khốn kiếp.
Thấy Phi Yến cứ sụt sùi khóc, Lân muốn ôm nàng để an ủi nhưng lại không dám, ở thời này nam nữ không thân cận như ở hiện đại.
Lân lại hỏi:
- Muội một thân một mình như vậy, đi đường có gặp nguy hiểm gì không?
Phi Yến đáp:
- Muội có chút võ nghệ trong người nên cũng phòng thân được.
Lân trầm ngâm:
[Quãng thời gian này với nàng quả thật sống không dễ dàng]
-Bây giờ muội cứ đi theo ta, ta cam đoan từ giờ trở đi không ai dám ức hϊếp muội nữa. Thôi, muội nghỉ ngơi trước đi, ta còn có chút ít việc cần giao phó với trại chủ.
Phi Yến cúi đầu nói:
-Đa tạ Lân đại ca
Trên đường đi đến phủ của Nguyễn Nhạc, lòng Lân cứ nặng trĩu, chốc chốc lại thở dài. Chỉ trách mình không có tài ăn nói nên dù có thương cũng không biết an ủi nàng như thế nào.
Khi đến cửa phủ của Nguyễn Nhạc thì Lân gặp Quang Diệu cũng đang đi đến, Lân chắp tay chào:
-Chào Diệu huynh!
Quang Diệu cũng đáp lễ lại và nói:
- Chúc mừng Lân đô đốc lại lập công, từ lần trước ta đã phục cái tài mưu lược của huynh, nay lại được nghe về tài cầm quân cuả huynh ta lại càng bội phục thêm.
Lân xua tay
-Thôi, thôi Diệu huynh cứ tâng bốc ta như vậy thì lỗ mũi ta lại to lên như mũi trâu mất.
Cả hai cùng cười đi vào phủ. Lính gác cổng gặp hai người thì cúi đầu chào rồi nói:
-Bẩm hai vị đô đốc, Nhạc trại chủ đang đợi hai vị ở phòng nghị sự
Diệu gật đầu, ra hiệu đã rõ.
Khi bước vào phòng nghị sự, Lân thấy có Nhạc, Tú và một vị phó tướng của Nhạc đã chờ sẵn ở đó. Lân và Diệu hành lễ với Nhạc, sau đó ngồi vào vị trí của mình.
Nhạc nói:
- Hôm nay ta gọi hai vị đô đốc đến là để giới thiệu cùng 2 vị một viên phó tướng tài giỏi mà ta vừa phát hiện ra"".
Rồi Nhạc đưa tay giới thiệu vị phó tướng kia
- Đây là phó tướng Nguyễn Văn Xuân, là người cơ trí và rất có tài cầm quân. Trong trận hạ thành Quy Nhơn và chiếm kho lương, đều thể hiện rất tốt. Nay ta sắc phong cho Văn Xuân chức Nội Hầu, xuất lĩnh một đạo quân.
Nghe đến đây thì Quang Diệu hỏi:
- Nhạc trại chủ nói vậy, chẳng lẽ triều đình đã có điều động quân.
Lân cũng lên tiếng:
- Có lẽ chỉ trong vòng vài ngày tới sẽ có một đạo quân vào để chiếm lại thành.
Nhạc đợi Lân nói xong mới lên tiếng:
- Đô đốc Lân quả là người có tầm nhìn, hiện tại thám báo chưa có thông tin gì về triều đình điều động binh, nhưng ắt hẳn triều đình nhà Nguyễn đã nhận được tin thành Quy Nhơn bị chiếm.
- Thành Quy Nhơn là vị trí chiến lược, nên triều đình sẽ gấp rút điều động binh mã tiến quân chiếm lại, vì vậy chúng ta phải nhanh chóng chuẩn bị nghênh chiến trên đường tiến công của quân triều đình. Nếu như chỉ thủ ở thành thì sẽ rơi vào thế bị động.
- Về mặt phía nam ta, theo như tin báo thì đang rất thuận lợi. Nhị đệ ta có viết thư tiến cử sư huynh của Đại tổng lý Xuân là Ngô Văn Sở làm đại tướng tổng chỉ huy nam chinh.
- Về kiến nghị này ta đang xem xét, hai vị đô đốc có nhận định gì về vị tướng này không.
Lân lên tiếng:
- Văn Sở là người có xuất thân quan lại, nên am hiểu về triều đình hơn chúng ta, huynh ấy lại là người có thù với triều đình nên sẽ càng có quyết tâm đánh bại quân nhà Nguyễn. Mạc tướng cũng đôi lần tiếp xúc với Sở huynh, quả thật là một vị tướng văn võ song toàn.
Còn Quang Diệu thì trầm ngâm một lúc mới cất lời:
- Mạc tướng có nghe Đại tổng lý nhắc nhiều về Sở sư huynh, huynh ấy là người tài giỏi, có thể đảm được việc lớn"".
Nhạc nhẹ mỉm cười:
- Có nhị đệ tiến cử, thêm việc hai đô đốc đều tin tưởng nói giúp thì ta không còn lý do gì mà không trọng dụng. Ta sẽ cho người truyền lệnh lập Văn Sở làm Chinh Nam Đại Tướng quân. Sau khi phái đoàn đi tìm hiểu phía nam trở về bẩm báo rõ ràng mọi việc ta sẽ thu xếp các tướng theo Văn Sở chinh nam.
Sau đó Nhạc cùng Lân, Diệu, Xuân bàn định kế hoạch chặn đánh quân triều đình được phái đi chiếm lại thành Quy Nhơn.
Đang bàn thì bên ngoài có lính báo:
- Bẩm trại chủ, phía Bắc có quân tình cấp báo.