Thập Niên 90: Gả Cho Ông Chủ Than

Chương 15

Ngược lại, cô cảm thấy càng ngày cô ta càng trở nên quyết đoán, tốt hơn rất nhiều so với dáng vẻ hũ nút trước đây.

Cô ngân nga tiếp tục tưới những chậu hoa cúc còn dang dở.

Sau đó trở về nhà để thay quần áo.

Tùng Kỳ học không giỏi nhưng dường như lại có năng khiếu ăn mặc bẩm sinh.

Đều là đồ trang điểm, đều là mỹ phẩm giống nhau, nhưng cô có thể trang điểm đẹp hơn những người khác; cùng một bộ quần áo bình thường, chỉ cần tuỳ tiện đạp vài đường chỉ là có thể sửa đẹp hơn nhiều.

Một vài cô gái cùng tuổi trong toà nhà cũng thích phong cách của Tùng Kỳ.

Họ sẽ mang quần áo cũ đến nhờ Tùng Kỳ sửa, Tùng Kỳ cũng sẽ giúp đỡ.

Nhưng trong tòa nhà không có nhiều người vô liêm sỉ, nghe nói cô không lấy tiền, đến nhờ một lần rồi lại ngượng ngùng không đến nữa.

Một số người còn đề nghị Tùng Kỳ thu phí sửa đồ nhưng Tùng Kỳ từ chối.

Sửa quần áo và làm đồ thủ công chỉ là sở thích mà thôi, cô nhận thấy mình chỉ là học đòi một chút, sao dám lừa gạt nhận tiền của người ta.

Mặc dù Tùng Kỳ rất thích trang điểm nhưng thực tế cô hầu như không chi nhiều tiền cho việc đó.

Nhà máy dược phẩm nơi cô làm việc có mức lương và phúc lợi khá tốt, khi gia nhập nhà máy vào năm 1994, Tùng Kỳ kiếm được một trăm bảy mỗi tháng, tiết kiệm được một trăm. Năm thứ hai, số tiền tăng lên hai trăm tư, cô tiết kiệm được nhiều hơn. Năm nay, hiệu suất của nhà máy dược phẩm vẫn tốt, Tùng Kỳ có thể kiếm được hai trăm tám, mỗi tháng tiết kiệm được hai trăm.

Ngày thường ăn ở nhà máy và ở nhà, không tốn nhiều tiền.

Bộ quần áo mới bắt mắt trên người hoặc được làm từ quần áo cũ chỉnh sửa hoa văn, hoặc là ghép vải tự may, một tháng tốn có hơn hai mươi tệ.

Người trong nhà mới biết chuyện của nhà mình.

Từ khi Hứa Tuệ Anh nhận ra con gái mình không thể học tập để đổi đời như những người khác, có lẽ tương lai không kiếm được nhiều tiền, nên từ đó cứ nhắc mãi về tầm quan trọng của việc tiết kiệm tiền.

Còn đặc biệt lấy mấy người di không được tự do về tài chính xung quanh làm ví dụ.

Không thể không nói, một người trung niên không có tiền trong tay thì cảnh tượng hàng ngày họ phải tức giận, cãi vã, thậm chí tranh giành vài củ hành thực sự rất đáng sợ và sâu sắc.

Tùng Kỳ không dám tưởng tượng đến bản thân khi về già cũng phải sống cuộc sống mệt mỏi như vậy.

Cảm giác nguy cơ đột nhiên tràn ngập, thế là dưới sự hướng dẫn của Hứa Tuệ Anh, cô bước trên con đường trở thành con Tỳ Hưu.

Trong vòng chưa đầy ba năm, cô đã tiết kiệm được gần năm ngàn.

Chỉ là, một nhà ba người không thích khoe khoang tiết kiệm tiền mà thôi.

Trong mắt người không hiểu biết, cô vẫn tỏ ra là một người tiêu tiền hoang phí, dù sao thì có đứa con gái thích ăn mặc trang điểm nào mà không tốn tiền?

Nan đầu Hứa Tuệ Anh còn muốn làm rõ.

Ngoại hình của con gái đã đủ bắt mắt rồi, nếu thêm vào danh hiệu “tiêu xài hoang phí” thì e rằng sẽ khó kiếm được chồng.

Là Tùng Trí Uyên thuyết phục bà.

Lý do của Tùng Trí Uyên rất thô thiển, con gái bà từ nhỏ đã thích làm đẹp, trước khi lấy chồng có thể tiêu tiền tùy ý, tiêu hay tiết kiệm là do cô quyết định.

Nếu vì kết hôn mà phải giả vờ tằn tiện mộc mạc thì liệu có thể giả vờ suốt đời được không?

Hơn nữa, nếu cuộc sống sau hôn nhân còn tệ hơn cả khi không kết hôn, phải kìm nén mọi sở thích của mình thì kết hôn để làm gì?

Sợ đến nỗi đầu óc choáng váng!

Hai người chỉ có mỗi một cô con gái là Tùng Kỳ, trong nhà lại không thiếu cơm nuôi cô, sao phải sốt ruột gả cô đi làm gì?