Sau khi anh ấy rời đi, mỗi ngày tôi đều hỏi thăm tin tức tiền tuyến, giống như năm đó trước khi thành hôn hằng ngày vẫn chăm chỉ đọc báo. Chỉ là đã mấy năm trôi qua, ngoại trừ quan tâm đến anh ấy, còn có quốc gia của chúng tôi.
Vừa có tin tức về quân Ngô Châu, tôi liền phái người đi vào thành báo trước một tiếng cho những gia đình có binh sĩ xuất chinh. Tin tức bị chặn, bọn họ đều là người già, phụ nữ và trẻ em, có tin tức cũng coi như có hy vọng.
Một tháng sau khi Cố Tây Yến rời đi, tôi nhận được bức thư nhà đầu tiên.
Trong thư chỉ lác đác vài câu: Quân đến Hoài Bình, tham gia vài chiến dịch, vẫn bình an vô sự. Lại hỏi, Khanh khanh có yên ổn không? Hoài Cẩn thế nào rồi? Trong nhà phải chăng mọi thứ vẫn như cũ. Lại lải nhải: Thời tiết nóng nực, không thể ham lạnh. Trường học, thi xã (câu lạc bộ thi ca) công việc bộn bề cứ lượng sức mà làm, không cần vất vả quá độ.
Tôi nhìn bức thư hết lần này đến lần khác, từng chút mô tả nét bút của anh ấy. Bút pháp anh ấy vẫn mạnh mẽ có lực như ngày xưa. Lòng tôi cũng hơi yên tâm, anh ấy rời đi một tháng, việc lớn nhỏ gì cũng đến tay tôi quyết định, trước mặt mọi người tôi vẫn tỏ ra mình ổn, nhưng đêm đến lại mệt mỏi không thôi.
Tôi hồi âm: Trong nhà vẫn ổn, Hoài Cẩn rất thích cười. Em vẫn như cũ, chỉ mong quân tốt.
Chiến tranh toàn quốc bùng phát. Thời gian trôi qua, mỗi tháng đều có thư nhà báo bình an, từ giữa hè đến cuối thu.
Chiến dịch tiền tuyến trở nên khốc liệt, trận chiến Tùng Thuỷ thất bại, Cố Tây Yến gửi thư nói, thương vong nặng nề. Thế nhưng cũng đã phá tan âm mưu tháng 3 diệt v o n g Hoa Hạ của quân Nhật. Bọn chúng rút quân, chờ đợi ngày khác.
Tôi cũng an tâm, chiến sự kéo dài, kinh phí trên tiền tuyến rất căng thẳng. Chẳng mấy chốc đông tới, lòng tôi không yên, ban đêm không thể chợp mắt. Ngày hôm sau tôi bắt đầu kiểm kê đồ cưới, đi đổi thành vật tư mùa đông gửi lên tiền tuyến.
Ngày tôi gửi vật tư vào thành Ngô Châu, bách tính Ngô Châu cũng mang theo vật tư đến. Khoai lang, gạo, áo khoác dài, chăn bông… có gì cho nấy. Trên phố Ngô Châu ngày đó rơi đầy nước mắt của người thân chiến sĩ.
Sau đó tôi bắt đầu thu xếp xung quanh, thăm hỏi các gia đình thương nhân, ra sức kêu gọi danh gia vọng tộc Ngô Châu cùng nhau gánh vác. Không phải chỉ vì phu quân của tôi, mà còn vì những chiến sĩ ở tiền tuyến đã chung tay chiến đấu bảo vệ lãnh thổ Hoa Hạ.
Cố Tây Yến hình như nghe tin, gửi thư về nhà. Phía trước đều là không thể tưởng tượng nổi, phía sau lại tràn ngập tự hào. Mệt mỏi lập tức tiêu tán, trong lòng vui vẻ không thôi. Có thể vì anh ấy làm những chuyện này, so với ngày ngày ngồi trong nhà lo âu còn tốt hơn nhiều.
Tôi chỉ hồi âm một câu, em quan tâm anh, cũng thấu hiểu anh, cho nên cố gắng hết sức ủng hộ những gì anh ủng hộ.
Trận chiến Tùng Thuỷ thất bại, nỗi lo trong lòng rất nhanh đã trở thành hiện thực, Nam Kinh thất thủ, quân Nhật xâm nhập vào toàn bộ lãnh thổ Hoa Hạ.
Thảm s á t Nam Kinh truyền đến, Cố Tây Yến trong thư bi phẫn không thôi, từng chữ như khóc ra m á u.
Nam Kinh thất thủ, các thành nhỏ phía nam sợ là không chống đỡ được. Chiến hỏa đốt cháy miền Nam, lửa đạn bay đến cổng thành Ngô Châu, trong khoảnh khắc đó Ngô Châu cũng không còn là Tịnh độ* nữa. Những vọng tộc trăm năm ở thành Ngô Châu đã theo Tưởng di chuyển về hướng Tây. (Tưởng ở đây là Tưởng Giới Thạch)
*Tịnh độ nguyên nghĩa Phạn ngữ là Phật độ, cõi Phật, cõi thanh tịnh. Trong Bắc tông, người ta hiểu mỗi Tịnh độ thuộc về một vị Phật đã tạo ra, và vì có vô số chư Phật nên có vô số Tịnh độ. Được nhắc nhở nhiều nhất là Tịnh độ mang tên Cực Lạc của Phật A-di-đà ở phương Tây.
*Tinh thần đi về phía tây: bản chất của nó là chủ nghĩa yêu nước, cốt lõi là nghe Đảng chỉ huy và đi theo Đảng, dân tộc và nhân dân cùng chung hơi thở, chung vận mệnh, có ý nghĩa hiện thực và ý nghĩa lịch sử sâu sắc.