Lão Tờ Khớ nhìn Hoàng đang ngắm nghía mấy cây cột nhà có khắc chữ một cách chăm chú ở cách đó không xa, hỏi.
- Con đang xem cái gì thế?
Hoàng nghe lão Tờ Khớ hỏi thì quay đầu lại nhìn, sau đó cậu dùng một cách thức rất kỳ lạ để đổi tư thế đang chổm người của mình thành tư thế ngồi xếp bằng như lão Tờ Khớ, đáp.
- Con đang nhìn nó!
Nói xong Hoàng đưa tay chỉ về cây cột nhà có khắc chữ, trông cách trình bày thì hẳn đó là một bài thơ cổ. Hoàng ngước mắt nhìn mấy cái chữ như con giun kia, tiếp tục mở miệng hỏi lão Tờ Khớ.
- Ông có đọc được nó không?
Ban đầu lão Tờ Khớ có chút ngờ vực, lão còn tưởng rằng bài thơ khắc trên cột nhà kia có gì kì lạ, song sau khi nghe thấy câu hỏi của Hoàng lão liền hiểu ý của cậu. Lão Tờ Khớ bật cười, trong lòng đối với biểu hiện muốn học hỏi này của Hoàng vô cùng ưng ý, lão đáp.
- Tất nhiên là lão đọc được. Vậy con thì sao?
Tuy Hoàng không biết câu hỏi của mình buồn cười ở chỗ nào, còn có nghe xong câu hỏi của lão Tờ Khớ, sắc mặt của cậu liền hiện rõ sự buồn bã rồi khẽ lắc đầu. Lúc này, lão Tờ Khớ đưa tay vẫy vẫy, ý bảo Hoàng đến bên cạnh lão, Hoàng hiểu ý bèn đứng dậy đi đến bên cạnh lão ngồi xuống.
Lão Tờ Khớ đợi Hoàng ngồi xuống mới xoa đầu cậu, nói.
- Đợi chúng ta về làng lão sẽ tìm một thầy đồ đến dạy con học, chỉ cần con chăm chỉ thì con nhất định sẽ đọc được những chữ ấy!
Nghe thấy lão Tờ Khớ bảo sẽ tìm người dạy học cho mình, Hoàng mừng lắm, đôi mắt của cậu sáng rực lên, trong giọng nói còn không kiềm được mà lộ ra sự vui mừng.
- Ông nói thật chứ?
Lão Tờ Khớ nheo mắt nhìn Hoàng, đáp.
- Lão có lừa con bao giờ à?
Hoàng nhận được đáp án thì vồ tới ôm chầm lấy lão Tờ Khớ, miệng liên tục hô lên.
- Hoan hô, hoan hô, con được đi học rồi... con cảm ơn ông!
Niềm vui của Hoàng như thể có thể truyền nhiễm bởi lão Tờ Khớ cũng ôm lấy thân hình gầy còm của cậu mà cười lớn. Thật ra ngay từ khi quyết định nhận nuôi Hoàng, lão Tờ Khớ đã có ý định cho cậu đi học, chỉ là lão vẫn chưa tìm được cơ hội thích hợp để nói với cậu, song ai ngờ được hôm nay Hoàng lại chủ động nói đến việc này, thế nên lão thuận nước đẩy thuyền nói luôn với cậu. Với tư chất thông minh, tính tình ham học của Hoàng, lão Tờ Khớ tin chắc rằng nếu cậu được đi học và được dạy dỗ trong môi trường tốt thì nhất định cậu sẽ thành tài.
Đợi đến khi Hoàng từ trong niềm vui mừng khôn siết vì được đi học bình tĩnh lại thì lão Tờ Khớ mới nghiêm túc dặn dò cậu.
- Trong buôn này có chuyện bất thường, con tuyệt đối không được rời xa lão nửa bước. Có nhớ chưa?
Hoàng đương nhiên tin tưởng tuyệt đối những lời mà lão Tờ Khớ nói, cậu gật đầu nghiêm túc đồng ý với lão.
- Con nhớ rồi, con sẽ không rời xa ông đâu!
Đối với Hoàng bây giờ lão Tờ Khớ chẳng khác gì người thân của cậu, đừng nói là ở trong buôn, cho dù là ở ngoài buôn đi nữa cậu cũng sẽ không tuỳ tiện rời xa lão khi chưa có sự cho phép.
Lão Tờ Khớ hài lòng xoa đầu Hoàng sau đó mới quay sang cầm lấy cái túi màu đỏ bên trên thêu một cái hình bát quái bằng chỉ vàng mà lão thường đeo bên hông mình xuống. Thường ngày lão Tờ Khớ mặc áo dài qua hông nên không ai có thể nhìn thấy cái túi đỏ của lão, thế nhưng do chung sống cùng nhau nên Hoàng đã có vài lần nhỉn thấy cái túi đỏ kia của lão Tờ Khớ, song cậu không dám quá nhiều chuyện nên cũng chẳng dám hỏi thử xem cái túi ấy rốt cục chứa thứ gì bên trong.
Lão Tờ Khớ mở cái túi màu đỏ kia ra, cẩn thận lấy từ trong đó ra một vật màu trắng có phần đầu nhọn, trên thân có ba cái rãnh dọc nằm ngay chính giữa và phần đuôi có hình tam giác méo. Ở phần đuôi vật kia bị khoét một cái lỗ nhỏ, lão Tờ Khớ lấy ra một sợi chỉ đỏ luồn qua cái lỗ kia, miệng thì không ngừng lẩm nhẩm niệm cái gì đấy, sau cùng lão đem vật kia đeo lên cổ Hoàng.
Hoàng cầm lấy vật lão Tớ khớ vừa đeo lên cổ cho mình, cẩn thận tỉ mỉ quan sát, song với vốn kiến thức ít ỏi lúc này của cậu thì cho dù cậu có nhìn cách nào đi chăng nữa cũng chẳng biết rõ nếu đeo vật kia lên người thì sẽ có công dụng gì. Sau khi ngắm nghía hồi lâu, Hoàng chỉ có thể lờ mời nhìn thấy nó giống như một chiếc răng thú nhưng cậu không thể chắc chắn nó là răng của con gì.
Hoàng vuốt ve thứ kia, trong khoảng khắc ấy cậu cảm nhận được một dòng khí lạnh truyền từ đầu ngón tay vào trong cơ thể mình, cơ thể cậu theo bản năng run nhẹ. Hoàng tò mò thấp giọng hỏi lão Tờ Khớ về lai lịch của thứ lão vừa cho cậu.
- Cái này là gì thế ạ? Trông nó cứ giống như răng thú quá nha!
Sau khi đeo vật kia cho Hoàng để mặc cho cậu tỉ mỉ quan sát, lão Tờ Khớ lấy bình nước trong túi lớn ra uống một ngụm lớn. Đến lúc nghe thấy câu hỏi của Hoàng thì mới cười cười, trên gương mặt lại xuất hiện vẻ thần thần bí bí, nói.
- Đây là răng của chú tể sơn lâm!
Hoàng giật mình kêu lên.
- A...
Hai mắt Hoàng sáng lên như thể nhìn thấy báu vật, lần này cậu chẳng thèm để ý đến cảm giác lạnh lạnh trên cái thứ kia nữa mà ra sức vuốt ve nó, cái miệng nhỏ không ngừng réo rắt hỏi lại,
- Đây thật sự là răng con cọp ạ?
Lão Tờ Khớ cười càng lớn, đáp.
- Không chỉ là nanh cọp mà còn là nanh cọp lớn tuổi nữa đấy!
Hoàng mím chặt môi, nắm chắc cái nanh cọp trong tay, nhìn lão Tờ Khớ chậm rãi nói.
- Thế không phải là rất quý sao? Sao ông lại đem thứ quý giá như thế này cho cháu đeo vậy ạ? Lỡ chẳng may cháu làm mất thì phải làm sao?
Tuy lão Tờ Khớ đã quen với việc nhìn Hoàng giây trước còn vui vẻ, giây sau đã trở thành ông cụ già đa sầu đa cảm, ấy nhưng mỗi lần cậu như vậy lão Tờ Khớ vẫn không có cách nào đối phó cho kịp được. Lão cảm thấy sau này phải chữa khỏi căn bệnh đa sầu đa cảm này của Hoàng mới được, bởi người sống trên đời nếu như quá đa sầu đa cảm sẽ có ngày tất vì nó mà gặp phải những chuyện không đâu vào đâu.
Lão Tờ Khớ uống thêm một ngụm nước lớn, rồi mới kiên nhẫn giải thích công dụng của cái nanh cọp cũng như lý do vì sao lão lại cho cậu cái nanh cọp kia.
- Nanh cọp này có tác dụng trừ tà, lão nhìn thấy trong buôn làng này có vài thứ không sạch sẽ, con đeo nanh cọp này bên người có thể phòng không bị mấy thứ dơ bẩn kia quấn lấy thân. Hơn nữa, nanh cọp còn có rất nhiều tác dụng khác, con còn nhỏ đeo bên người cũng tốt!
Mấy lời này của lão Tờ Khớ, Hoàng nghe có chỗ hiểu chỗ không nhưng cậu nhận ra sự lợi hại của nanh cọp này. Thế là Hoàng tự nhủ với bản thân, sau này phải giữ gìn cái nanh cọp này thật kỹ, không thể để nó mất. Hoàng lần nữa dùng đôi mắt kiên nghị nhìn lão Tờ Khớ, giọng nói nghiêm túc nói.
- Con nhất định sẽ giữ nó thật kỹ, sẽ khhông làm mất nó đâu!
Vốn lão Tờ Khớ còn có vài lời muốn nói riêng với Hoàng, song từ trước sân nhà đã truyền đến tiếng bước chân cùng giọn nói của A Bốt nên lão chỉ đành nuốt hết những lời kia vào lại trong bụng. Sau khi biết được sự quý giá và sự lợi hại của nanh cọp, Hoàng cũng vội vàng đem nó giấu vảo bên trong cổ áo tránh cho người khác nhìn thấy.
Đồ ăn thức uống A Bột mang đến hầu hết đều được chế biến từ thịt thú rừng, A Bốt cũng không quên giới thiệu nguồn gốc ấm nước mình vừa mang đến kia là nước suối được dân trong buôn lấy từ thượng nguồn về, hơn hết là vì hôm nay trong buôn có tiệc cưới hỏi nên mới có đồ ăn ngon như thế kia. Sau khi ăn uống no say, lão Tờ Khớ ngỏ ý muốn ra ngoài tham gia cũng như là xem một chút về phong tục tổ chức lễ cưới trong buôn, song trái ngược với sự niềm nở mới đầu, A Bột ngay lập tức từ chối mong muốn của lão.
- Thật sự không được, những nghi lễ lớn nhỏ trong buôn chúng tôi từ trước đến giờ đều không thể để cho người ngoài tham gia...
Nói đến đây A Bốt sợ lão Tờ Khớ không hiểu mà nhất quyết muốn đi xem cho bằng được nên bồi thêm một câu.
- Nếu như làm trái để người ngoài tham gia những nghi lễ linh thiêng thì buôn chúng tôi nhất định sẽ gặp phải tai ương, đáng tối cao nhất định sẽ quở phạt!
Như đã đoán được kết quả sẽ bị từ chới nên lão Tờ Khớ không có mấy ngạc nhiên với câu trả lời cũng như thái độ gấp gáp lo lắng của A Bốt. Thật ra, lão Tờ Khớ vừa rồi cũng chỉ là hỏi dò anh ta chứ lão cũng không thực sự muốn đi xem nghi thức cưới hỏi trong buôn bọn họ. Thấy A Bốt đã gấp đến mức muốn ôm mâm cơm canh đã ăn xong bỏ chạy, lão Tờ Khớ mới bình tĩnh nói.
- Lão hiểu ý của anh mà, lão chẳng qua chưa thấy tộc anh hơi lạ nên muốn xem thử phong tục tập quán cũng như mấy nghi lễ ở nơi này mà thôi. Nghĩ kỹ lại thì lão thấy bản thân mình có cũng thật thất lễ, đã được ở lại làm khách, có chỗ ăn chỗ ngủ thế mà lại còn đòi hỏi. Anh xem lão đúng là hồ đồ, có gì thì anh bỏ qua đừng có trách lão nhé!
Nói xong lão Tờ Khớ còn đưa chén nước được giới thiệu là nước suối ở thượng nguồn lên nhấp một ngụm, tỏ ra vẻ bản thân thật sự đang rất xấu hổ.
A Bốt nghe thấy những lời lão Tờ khớ nói rồi còn nhìn thấy bộ dáng trông như đang xấu hổ vì yêu cầu quá đáng của mình, nhận ra lão đã từ bỏ ý định đi xem nghi lễ cưới xin trong buôn nữa thì mới thở phào nhẹ nhõm. A Bốt lúc này mới tìm mấy câu mà anh ta cho rằng nó tương đối dễ nghe để nói cho qua chuyện, sau đó bưng theo mâm cơm thừa đi ra ngoài, trước khi đi anh ta còn không quên dặn hai ông cháu lão Tờ Khớ ngủ sớm cho khoẻ người để ngày mai còn lên đường.