Nhân Sinh Người Thắng

Chương 12: Xuyên về 1972

Lý Đại Thủy là kiểu người không thể ngồi yên, Thụy Hòa vừa mới rửa bát xong cậu ấy đã chạy sang, bảo cậu đi nhanh lên. Thụy Hòa cầm lấy hai cái sọt cậu bện tối qua, vội vàng khóa cửa lại rồi theo cậu ấy ra ngoài. Lý Đại Thủy xách cái xô ở nhà đi, khi nhìn thấy cái sọt thì ngạc nhiên hỏi: "Cậu còn biết bện cái này sao?"

"Đúng thế, cũng không khó mấy." Mặc dù nhà máy sản xuất đồ trúc chủ yếu đảm nhận hai loại sản phẩm là giỏ trúc và nhào bột làm bát bánh từ nhà máy chính, nhưng những cái khác cũng làm lẻ tẻ. Thụy Hòa dành thời gian học, sau mấy tháng này cũng đã học xong.

Lý Đại Thủy hâm mộ: "Sao tôi không học được chứ. Có thể cho tôi mượn một cái không?"

"Cho anh đấy, vốn dĩ tôi chuẩn bị cho anh một cái mà."

"Anh em tốt!"

Nơi bọn họ đi câu cá hôm nay cách đây không xa, ngay ở dòng sông chảy qua làng. Con sông này không có tên, và sau khi chảy ra khỏi thôn Thượng Mỹ thì nó chảy qua hai cái làng nữa, cuối cùng chảy ra sông Nặc Bàng. Nước sông rất trong, những người không có giếng nước ở nhà thường ra đây lấy nước, mỗi ngày đều có người đang chờ rửa rau và giặt quần áo ở hạ lưu.

Hai người bọn họ tìm một nơi ít người rồi bắt đầu câu cá. Rừng cây che nắng trên đỉnh đầu nên cũng không nóng, đây là lần đầu tiên Thụy Hòa câu cá kể từ khi đến thế giới này, cậu cảm thấy rất mới mẻ. Mặt trời dần ngả về Tây, Thụy Hòa câu được ba con cá rô phi, còn Lý Đại Thủy câu được bốn con, trong đó có một con nặng hai cân. Hai người lúc đi vui vẻ lúc về hả hê.

Sau khi trở về nhà, Thụy Hòa múc nước giếng lên rọng cá, thường xuyên thay nước để nuôi đến ba mươi Tết. Bởi vì Trương Đại Sơn nói muốn cùng nhau ăn cơm tất niên, Thụy Hòa không muốn làm mất mặt anh ta nên đã đồng ý, còn đặc biệt hỏi Trương Đại Sơn xem cần mua gì.

Năm nay trong nhà có nhiều tiền hơn nên cơm tất niên được chuẩn bị đầy đủ hơn so với mọi năm. Chị dâu Trương đã mua hai cân thịt ba chỉ từ một người chăn nuôi lợn trong thôn, sau khi rán mỡ thì làm thịt kho tàu. Cho một con gà nhà mình nuôi lên thớt, còn đi mua một con vịt từ một người cùng thôn, sau khi gϊếŧ xong thì nhổ lông và nấu chín, ninh với hồi hương, thêm một chút xì dầu để làm cho nước dùng thơm hơn. Ngoài ra còn có hạt sen, hạt súng để làm canh ngọt, khoai môn và khoai lang để làm nước có hai màu.

Trong trí nhớ của Trương Tiểu Sơn, bữa cơm tất niên chưa bao giờ thịnh soạn như vậy. Năm ngoái, cậu cũng gϊếŧ một con gà nhà nuôi, xào hai món mặn, đồng thời ra sông đầu nguồn bắt cá để nấu canh. Cố gắng hết sực mới có thể nấu ra các món ăn.

Vì nhà có cả thịt gà, vịt, heo nên Thụy Hòa không mua thêm. Cậu đưa hai con cá cho Trương Đại Sơn để làm "nhiều hơn mọi năm", còn bản thân thì đi mua đậu phụ, tàu hũ kỵ, cải bắp, hạt vừng đen, đậu phộng...

Đậu phụ hầm canh cá, bắp cải xào với tàu hũ kỵ. Còn hạt vừng đen và đậu phộng thì dùng để làm sủi cảo.

Dân địa phương ở đây thích ăn đồ ngọt trong lễ hội, ngụ ý là mong chờ vào cuộc sống ngọt ngào. Tuy nhiên, muốn mua đường thì cần phiếu đường nên bình thường không mấy ai dùng. Chẳng hạn như khoai lang và khoai môn, phí đường, phí dầu, bình thường đều không nỡ làm. Thụy Hòa mang tất cả đường trong nhà mà cậu vừa mua ra để giúp đỡ làm sủi cảo.

Đúng thế, nơi này ăn tết cũng bằng sủi cảo ngọt. Sau khi băm nhỏ đậu phộng thì trộn với đường trắng và hạt vừng đen. Cán phẳng bột mỳ làm sủi cảo, gói thật kỹ rồi mang đi chiên. Sau khi vỏ ngoài chuyển sang màu vàng, chiên đến khi giòn thì vớt lên, để một lúc cho ráo dầu, cắn một miếng, vỏ bên ngoài giòn tan, nhân bên trong đậm đà, đường trắng trộn với hạt mè đen và đậu phộng được giã nhuyễn cực kỳ thơm, mùi hương ngào ngạt, Thụy Hòa chỉ nếm thử một miếng đã bị mê hoặc.

"Ngon quá!" Cậu lập tức gắp thêm một cái nữa, chị dâu Trương ngăn cậu lại: "Lại lau khô đi! Cẩn thận nước miếng của chú!". Lúc đầu vốn dĩ cô ta cảm thấy không vui, nhưng khi thấy em trai chồng không đến tay không thì không còn thấy bất mãn nữa. Bữa cơm tất niên được tổ chức tốt hơn mọi năm, nói ra bên ngoài cũng nở mày nở mặt! Ra ngoài xem nhà người khác thử xem, bây giờ còn bao nhiêu người làm sủi cảo chiên đường? Phí dầu và phí đường, cô ta gả vào nhà họ Trương năm năm rồi mới chỉ được ăn sủi cảo chiên đường đúng một lần.

"Em biết rồi."

Bắt đầu làm lúc ba giờ chiều, đến hơn sáu giờ mới làm xong cơm tất niên. Có tám món ăn, mặn ngọt đều có đủ, dạ dày của Thụy Hòa không ngừng kêu ùng ục khi ngửi thấy mùi thơm. Cậu ở đây hơn nửa năm nay chưa từng thấy món nào ngon như vậy, bình thường nếu cậu thật sự thèm ăn không chịu nổi thì cũng chỉ dám lén múc nửa thìa đường trắng pha nước uống.

"Chúng ta cạn chén!" Trương Đại Sơn nâng chén lên: "Năm nay nhà chúng ta sống tốt hơn, Tiểu Sơn cũng đã trưởng thành, cho dù có ra ở riêng thì chúng ta vẫn là người một nhà, không thể coi nhau như người xa lạ, sang năm chúng ta lại cùng nhau phát tài! Sống một cuộc sống tốt! Chúc mừng năm mới!"

"Chúc mừng năm mới!"

"Chúc mừng năm mới!"

Thụy Hòa nhấp một ngụm, mùi rượu dâu tằm xộc thẳng lên khiến cậu phải nhăn mặt lại. Sau khi nuốt xuống, cậu cảm thấy cổ họng và khoang miệng mình đầy mùi vị kỳ lạ. Trương Đại Sơn cười lớn: "Chú đã trưởng thành rồi, phải học được cách uống rượu. Đây chỉ là rượu dâu tằm, còn chưa tính là rượu thật sự đâu!"

"Vâng."Thụy Hòa ngượng ngùng trả lời.

"Được rồi, ăn, ăn thôi, mọi người mau ăn đi."

Thụy Hòa lần lượt nếm thử một vài món ăn từ thịt, sau đó gắp một miếng khoai sọ, hương vị ngọt ngào lan vào tận tim. Sau đó cậu múc một thìa canh ngân hạnh, uống hết càng ngọt ngào hơn. Thụy Hòa không cảm thấy quá ngọt hay quá béo, thật sự là trong bụng có quá ít chất béo, đồ ăn đậm vị vừa có mặn vừa có ngọt như vậy khiến cậu cảm thấy rất thỏa mãn.

Sau khi ăn xong đã là chín giờ, Thụy Hòa từ chối đề nghị ngồi lại nhà Trương Đại Sơn canh đêm, cậu giúp rửa bát xong rồi rời khỏi đây.

Cậu đi đến bờ sông vắng tanh, ôm đầu gối khoang chân ngồi ngắm trăng. Tiếng pháo vang lên bên tai, bọn trẻ cười đùa chạy qua chạy lại. Thỉnh thoảng trên mặt nước có tiếng rung động, khắp nơi đều sống động náo nhiệt. Thụy Hòa ngồi một lúc thì cảm thấy lạnh, thế là cậu đi về nhà ngủ.

Tiếng pháo hoa khiến cậu bừng tỉnh từ giấc ngủ, cậu nghe tiếng động ở bên ngoài mới nhận ra rằng hóa ra đã qua mười hai giờ.

"Năm mới đến rồi."

Đội sản xuất hát kí kịch từ ngày mồng một đến ngày mùng ba Tết Nguyên đán, sân khấu được dựng lên trên phần sân phơi mía ở quặng mỏ, vở kịch có tên là "Hồng Sắc Nương Tử Quân". Thụy Hòa đã đi xem một lần, cậu thấy rất thích thú. Vở kịch này rất nổi tiếng ở đây, nó được người dân địa phương biên soạn dựa trên các sự kiện có thật tại địa phương từ thời chiến tranh trước kia, mặc dù cả ba ngày chỉ hát mỗi vở kịch này nhưng sự nhiệt tình của mọi người vẫn không giảm đi chút nào.

Tết là thời điểm hiếm hoi mà thôn dân khó có được để thư giãn, lúc này không có công việc đồng áng, khắp nơi đều là những đám đông náo nhiệt, sau khi xem xong vở kịch của đội sản xuất bên mình, họ còn sang các đội sản xuất khác xem.

Sau khi xem lại vở kịch một lần nữa, mấy ngày sau đó Thụy Hòa không đi xem tiếp mà đi thăm họ hàng với vợ chồng Trương Đại Sơn. Thăm họ hàng thân thích hết một lượt, sau đó cậu ít khi ra ngoài, thậm chí ngay cả khi Lý Đại Thủy rủ cậu ra ngoài đốt pháo với xem phim cậu đều không đi, cậu ấy hỏi cậu ở nhà làm gì thì cậu chỉ trả lời: "Đọc sách." Lý Đại Thủy không hiểu nổi, nhưng kéo cậu đi cậu cũng không chịu đi nên đành phải đi tìm người khác chơi.

Thật ra thì đọc sách cũng không hẳn là một cái cớ. Từ khi Thụy Hòa có thể tiêu tiền theo ý muốn của mình thì cậu đã đi tìm sách để đọc, bởi vì cậu có một mục tiêu lớn hơn: Cậu muốn học, sau đó sẽ đi thi đại học.

Trước đây nguyên chủ đã từng đi học, nhưng chỉ học đến lớp hai, để phụ giúp công việc đồng áng của gia đình nên cậu đã bỏ học giống như nhiều đứa trẻ khác.

Trong vài tháng ở nhà máy, Thụy Hòa vẫn luôn tự hỏi, thế nào mới được coi là "nhân sinh người thắng".

Thụy Hòa nghĩ rằng, ít nhất cậu sẽ đạt được sự giàu có mà kiếp trước nguyên chủ không có cho Trương Tiểu Sơn. Sau này cậu lại nghĩ rằng, cứ tiếp tục làm việc trong nhà máy cũng không phải là một giải pháp lâu dài. Ký ức của Trương Tiểu Sơn nói cho cậu biết, cứ làm công nhân trong nhà máy mãi sẽ không thể có tiền đồ. Các nhà máy thuộc sở hữu nhà nước bây giờ là bát cơm vàng, có phòng riêng, phúc lợi tốt, ai cũng tranh nhau sứt đầu mẻ trán để vào đó. Nhưng sau khi cải cách và mở cửa, trải qua làn sóng phát triển nhanh chóng và mạnh sẽ đã gϊếŧ chết rất nhiều nhà máy, xí nghiệp thuộc sở hữu của nhà nước.

Nhà máy sản xuất đồ trúc ở thôn Thượng Mỹ chỉ là một nhà máy nhỏ được nhà máy sản xuất đồ trúc trên đường Nam ở thành phố Thành Dương thuê ngoài mà thôi, vì vậy sau khi nhà máy chính ở thành phố Thành Dương đóng cửa, nhà máy nho nhỏ ở thôn Thượng Mỹ cũng biến mất theo. Nhà máy đường ở phía bên kia quặng mỏ cũng chỉ chèo chống được thêm hai năm, bảy năm sau nó được cơ cấu lại, một số lượng lớn công nhân cũng bị sa thải.

Thụy Hòa không thể chờ đến lúc đó mới tìm con đường mới được. Cậu đã đặt mục tiêu vào kỳ thi tuyển sinh đại học sẽ được khôi phục vào năm 1977, đó là con đường tắt để thanh thiên trí thức thực hiện mơ ước trở về nhà, cũng là cơ hội tốt cho những người có hộ khẩu nông thôn muốn vào thành phố. Thật ra ký ức của Trương Tiểu Sơn không để lại nhiều thứ có ích cho Thụy Hòa, anh ta sống khép kín lặng lẽ, không để ý đến chuyện quốc gia, biết cố phiếu nhưng lại không đầu tư vào cổ phiếu, biết sau này sẽ nhiều thứ có chức năng mới như điện thoại hay laptop nhưng anh ta chưa từng sử dụng, huống chi là biết công nghệ cốt lõi trong đó.

Trương Tiểu Sơn cần cù, đắm chìm trong lao động, việc kinh tế xã hội đang bùng nổ này dường như không liên quan đến anh ta.

Càng suy nghĩ, Thụy Hòa càng cảm thấy chỉ có học đại học là con đường tốt nhất mà cậu có thể nghĩ ra lúc này.

Cậu dự định vào Đại học Sư phạm, bởi vì Trương Tiểu Sơn nhớ cậu có một người họ hàng xa đã thi đỗ Đại học Sư phạm sau khi kỳ thi tuyển sinh đại học được khôi phục. Sau khi tốt nghiệp, người đó được sắp xếp làm giáo viên tại một trường trung học trong thành phố, tiền lương vừa cao lại vừa có thể diện, lúc đó người dân trong thôn cực kỳ hâm mộ.

Để tham gia kỳ thi tuyển sinh đại học, cậu phải có bằng trung học. Thời gian quá eo hẹp, cậu cần lấy bằng tốt nghiệp tiểu học trước rồi sau đó học tiếp trung học, bao gồm trung học cơ sở và trung học phổ thông trong tổng cộng bốn năm. Kế hoạch sít sao khiến Thụy Hòa không thở nổi, trong lòng rất lo lắng nên còn chưa được nghỉ đông cậu đã bắt đầu đọc sách vào buổi tối.

Nhà máy sản xuất đồ trúc nghỉ lễ đầu năm, cuối cùng cậu cũng có nhiều thời gian để đọc sách hơn, năm mới vui vẻ tham gia hai hôm là đủ rồi, mấy chuyện như đốt pháo, xem kịch, đi dạo huyện thành đối với cậu không có sức cám dỗ lớn bằng việc đọc sách.

Bây giờ Thụy Hòa đang đọc sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 5. Trước kia nguyên chủ và Trương Đại Sơn từng dùng cùng một bộ sách giáo khoa, nhưng Trương Đại Sơn chỉ học nhiều hơn nguyên chủ một lớp, cho nên sách cũ ở nhà chỉ có từ lớp 1 đến lớp 3. Thụy Hòa mua sách lớp 4 và lớp 5 ở nhà người khác trong thôn, còn chưa hết ba hào.

Đọc sách vào buổi sáng rất tốt, thoải mái hơn nhiều so với đọc dưới ánh đèn dầu vào ban đêm. Tuy nhiên, sau khi xem lại kiến thức lớp 1 và lớp 2 mà nguyên chủ đã học, cậu cảm thấy bất lực trước những câu hỏi khó hiểu đó. Cậu hỏi hệ thống để xin lời khuyên, không ngờ hệ thống 460 lại nói: "Ký chủ, sự giúp đỡ liên quan đến tiến độ của nhiệm vụ là vi phạm, tôi không thể giúp được."

Thụy Hòa không còn cách nào khác ngoài việc từ bỏ.

Khi Lý Đại Thủy tới tìm cậu lần nữa, nhìn thấy vẻ mặt cay đắng của Thụy Hòa, ngạc nhiên hỏi: "Cậu bị làm sao vậy, tâm trạng cậu không tốt sao?" Thụy Hòa nói về những khó khăn mà cậu gặp phải khi học: "Trước kia tôi không học hành nghiêm túc, sau khi nghỉ học ở nhà thì lao đầu vào việc đồng áng, bây giờ trong đầu tôi không còn nhớ nổi những thứ trước kia đã học."

"Sao đột nhiên cậu lại muốn học thế, bây giờ học thì có ích lợi gì, chỉ cần nhận ra vài chữ rồi viết được tên của mình không phải là được rồi sao." Lý Đại Thủy không hiểu nổi, anh chị em nhà cậu ấy đều nghỉ học từ năm lớp ba hay lớp bốn gì đó, chỉ có em gái thích đọc sách, nhưng cậu ấy không cảm thấy đi học là một việc quan trọng.

Trước đó Thụy Hòa đã giải thích rất nhiều lần, nhưng Lý Đại Thủy nghe không vào. Cậu thật lòng coi Lý Đại Thủy là bạn tốt, hy vọng đối phương cũng sẽ có một tương lai rộng mở, nghĩ đi nghĩ lại đành cắn răng một cái, nhỏ giộng nói: "Nếu tương lai kỳ thi tuyển sinh đại học được mở lại, chúng ta có thể vào đại học. Sinh viên đại học rất dễ tìm việc làm, chúng ta sẽ không cần phải dành cả cuộc đời để làm đồng hay làm trong nhà máy nữa."

"Thi đại học?" Lý Đại Thủy lắc đầu: "Đừng nói kỳ thi tuyển sinh đại học có được mở lại hay không, cho dù có mở lại thì tôi cũng không học đâu, đọc sách sử dụng não nhiều như vậy, tôi không học được."

Vốn dĩ Thụy Hòa còn muốn thuyết phục Lý Đại Thủy thêm, cậu ấy có thể tranh thủ thời gian vừa học vừa kiếm tiền như mình, nhưng sau khi nghe những lời này của Lý Đại Thủy, cậu chỉ đành tiếc nuối thu tâm tư muốn khuyên nhủ cậu ấy lại.