Túng sử tương phùng ưng bất thức,
Trần mãn diện,
Mấn như sương.
Dạ lai u mộng hốt hoàn hương,
Tiểu hiên song,
Chính sơ trang.
Tương cố vô ngôn,
Duy hữu lệ thiên hàng.
Liệu đắc niên niên trường đoạn xứ,
Minh nguyệt dạ,
Đoản tùng cương.”
(Dịch:
Có gặp nhau chăng, khôn nhận rõ,
Bụi đầy mặt,
Tóc nhuốm sương.
Đêm rồi mơ trở lại quê hương,
Đứng bên song,
Đang điểm trang.
Nhìn mặt nín thinh,
Chỉ nhỏ lệ ngàn hàng.
Liệu được hằng năm nơi đứt ruột,
Gò thông ngắn,
Dưới đêm trăng.
Tống Từ, NXB Văn Học, 1999.)
“Giang Thành Tử - ký mộng” vốn là bài thơ Tô Thức viết cho người vợ đã mất, ở đây Trăn Nhi trích dẫn để thể hiện nỗi thương tiếc con mình.
Ấn con dấu lên, một bước cuối cùng liền hoàn thành. Trăn Nhi nộp bức tranh lên cho nhân viên công tác. Thật ra nhân viên công tác có chút tò mò với bức tranh của Trăn Nhi, cuối cùng tác giả lại vẽ được bức tranh khiến bản thân cũng cảm động, có thể nói là chứa đầy dụng tâm.
Trải qua sự bình chọn của hơn hai mươi vị giám khảo tạo nghệ thâm hậu trong giới vẽ tranh quốc gia, ba bức tranh được nhất trí đề cử ra.
Lần lượt là bức tranh “Cung phi ôm con” của Vạn Trăn Nhi với chủ đề “Đau”; bức tranh “Mùa thu được mùa” của một vị hoạ sĩ nam 30 tuổi với chủ đề “Hỉ”; bức tranh “Biên cương chinh chiến” của moitj vị hoạ sĩ nam hơn 30 tuổi với chủ đề “Dũng”.
Lúc Trăn Nhi đi ra ngoài, hốc mắt vẫn còn có chút hồng, ba Vạn mẹ Vạn lại tưởng rằng bức tranh của con gái không được chọn, đang chuẩn bị an ủi con gái, ai ngờ Trăn Nhi từ phía sau lấy ra một bức thư mời trúng cử trận chung kết vẽ tranh thanh niên cấp quốc gia.
“Cộp cộp cộp đăng, ba mẹ, hai người nhìn xem, con thành công rồi! Bức tranh của con đã bị đưa đến kinh đô để bình chọn vòng cuối.”
Trăn Nhi thật ra vẫn còn đắm chìm trong bức tranh, nhưng lại không muốn ba mẹ lo lắng cho cô, biểu hiện của cô cũng thành công khiến ba Vạn mẹ Vạn yên tâm, hai người còn tưởng rằng con gái được tiến vào vòng chọn cuối cùng nên vui vẻ đến mức hốc mắt đỏ lên.
Cho dù cuối cùng là đứng thứ mấy, cái tên Vạn Trăn Nhi xem như đã hoàn toàn bùng lên trong giới hội hoạ quốc gia, rất nhiều người đều nghe nói ở thành phố S xuất hiện một vị nữ hoạ sĩ thiên tài 17 tuổi.
“Cậu nghe gì chưa, đàn chị Vạn lọt vào top3 của cuộc thi vẽ tranh cả nước đó, hiện tại đã đưa đến kinh đô để bình chọn, đến lúc đó nói không chừng còn được các vị tiền bối trong giới nghệ thuật quốc gia nhìn trúng mà nhận làm đệ tử truyền thừa! Đây là sự khác biệt giữa người với người! Chúng ta ngày ngày chơi bời nói những chuyện linh tinh, đàn chị Vạn đã lấy được thành tích tốt ở cuộc thi quốc gia rồi!” Sau cuộc thi, Vạn Trăn Nhi ở trong cuộc thảo luận ở trường càng được nâng cao, này không, các cô gái đang nói những chuyện bát quái ở trong trường học, cuối cùng lại nói đến Vạn Trăn Nhi.