Trăn Nhi cẩn thận lấy ra công cụ vẽ tranh của mình, trước tiên dùng bút vẽ chấm vào màu nước màu đen, phác họa ra hình dáng của bản thân và con trai ở kiếp trước. Đó là một cô gái mặc cung trang cẩm y hoa phục xinh đẹp, người tuy là đẹp, nhưng đầu tóc rối bời, trâm cài rời rạc, không để ý hình tượng mà ngồi bệt trên thảm, trên gương mặt có nôn nóng, có tuyệt vọng, còn có thể nhìn thấy những giọt nước mắt đang lăn dài trên má.
Trong l*иg ngực cô gái đang ôm một đứa trẻ được bọc trong tã lót màu vàng, đứa trẻ trắng trẻo mập mạp, đưa mặt về phía mẹ mình mà “ngủ” một cách an ổn, nhưng đã không còn hô hấp.
Đây là bức tranh “Cung phi ôm con”, cung phi tuyệt vọng ôm lấy đứa con không còn hơi thở của mình, dường như không thể chấp nhận được sự thật này, một đứa trẻ đang yên ổn thì sao có thể nói không còn là không còn nữa. Chỉ có thể không ngăn được mà khóc thút thít gào thét, chỉ mong đứa bé có thể nghe được tiếng của mẫu phi mình mà mở to mắt nhìn một cái, cho dù chỉ là liếc mắt một cái.
Sau khi vẽ xong hình dáng, Trăn Nhi bắt đầu phối màu, Trăn Nhi không dùng sắc màu lạnh chuyên môn biểu hiện ra đau đớn để phối màu trợ giúp cho bầu không khí đau thương, mà là dùng sắc màu có độ bão hoà cao để tô màu.
Suy cho cùng, cung điện hậu cung cổ đại đều là những nơi vô cùng phồn hoa, nếu cố tình khiến những sắc thái đó trở nên xám xịt, ngược lại dễ mất đi cảm giác chân thực. Trăn Nhi phải làm giống như là đem tình cảm của mình đưa vào bức tranh, khiến cho những người nhìn đến bức tranh đều có thể cảm nhận được cỗ bi thương nồng đậm, bi thương chồng chất bi thương.
Sau một lúc, chỉnh sửa bức tranh càng thêm sống động, gương mặt xinh đẹp động lòng người, cung trang hoa lệ, cung điện chạm khắc tinh xảo bằng ngọc thạch cũng không che giấu được nỗi đau đớn quanh thân của phi tử chốn thâm cung. Rõ ràng là mang màu sắc sáng ngời, lại có thể nhìn ra được áp lực và tình cảm hết sức bi thống ủ dột trong bức tranh.
Đây là chỗ cao tay của kỹ năng vẽ tranh và tô màu của Trăn Nhi, không một chỗ hiện ra bi thương, nhưng người khác vẫn cảm nhận được cỗ bi thương trong đó. Và không tiếng động chỗ bi càng sâu.
Sau khi vẽ xong thì hốc mắt Trăn Nhi cũng đỏ bừng, sợ nước mắt rơi trên bức tranh sẽ làm hư mất, Trăn Nhi cố nén nước mắt. Tiếp theo lại đề lên đầu tranh bài thơ “Giang Thành Tử - ký mộng”
“Thập niên sinh tử lưỡng mang mang,
Bất tư lường,
Tự nan vương.
Thiên lý cô phần,
Vô xứ thoại thê lương.”
(Dịch:
Mười năm sống chết có đôi đường,
Gạt nhớ thương,
Vẫn tơ vương.
Ngàn dặm nấm mồ côi,
Xiết nỗi thê lương.
Tống Từ, NXB Văn Học, 1999.)